Danh mục

Hành lang đa dạng sinh học

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 962.16 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đa dạng sinh học (ĐDSH) có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển và thịnh vượng của loài người. Từ bao đời nay, con người sống phụ thuộc vào các hệ sinh thái, các loài và nguồn gen của chúng.Tuy nhiên, cũng chính con người đã gây ra những tác động làm biến đổi một cách sâu sắc các hệ sinh thái, nhiều loài bị tuyệt chủng hoặc du nhập nhiều loài ngoại lai xâm hại ảnh hưởng lớn đến quyền lợi và sự thịnh vượng của các thế hệ mai sau. Trong quá trình phát triển, con...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hành lang đa dạng sinh học Hành lang đa dạng sinh họcĐa dạng sinh học (ĐDSH) có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển và thịnh vượngcủa loài người. Từ bao đời nay, con người sống phụ thuộc vào các hệ sinh thái, cácloài và nguồn gen của chúng.Tuy nhiên, cũng chính con người đã gây ra những tác động làm biến đổi một cách sâusắc các hệ sinh thái, nhiều loài bị tuyệt chủng hoặc du nhập nhiều loài ngoại lai xâmhại ảnh hưởng lớn đến quyền lợi và sự thịnh vượng của các thế hệ mai sau. Trong quátrình phát triển, con người đã tạo ra nhiều nguồn gen quý, nhưng cũng làm mất đinhiều nguồn gen khó có thể phục hồi được.Nhận thức được vai trò và ý nghĩa to lớn của ĐDSH trong đời sống vật chất và tinhthần của loài người, đồng thời ý thức được những nguyên nhân sâu xa và nguyên nhântrực tiếp dẫn đến suy thoái và mất ĐDSH, nhiều nước trên thế giới đã có những nỗ lựcnhằm duy trì và bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và ĐDSH của mình, trongđó có việc xây dựng hệ thống các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên - hìnhthức bảo tồn tại chỗ (in-situ). Mặc dù vậy, phần lớn hệ thống các khu bảo tồn thiênnhiên này tồn tại một cách độc lập hoặc không được kết nối với các khu vực khác, baogồm cả các khu bảo tồn và những khu vực không thuộc hệ thống khu bảo tồn nhưngcó tính ĐDSH cao. Bên cạnh đó, do dân số ngày càng, nên những hoạt động bảo tồncũng không tránh khỏi việc cần phải quan tâm đến các bên liên quan, trong đó có cáccộng đồng địa phương sinh sống tại các khu vực lân cận hoặc ngay bên trong các khubảo tồn và những khu vực giữa các khu bảo tồn thiên nhiên này.Cho đến nay, bên cạnh việc xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên, nhiềunước trên thế giới và khu vực đã quan tâm đến việc thiết lập hệ thống hành lang kếtnối các khu này với nhau nhằm tăng cường khả năng bảo tồn ĐDSH. Các khu vực kếtnối này (hành lang xanh hoặc hành lang ĐDSH) có vai trò rất quan trọng trong việcngăn chặn và giảm thiểu tình trạng chia cắt về sinh cảnh và các hệ sinh thái, di chuyểnvà di cư cũng như tương tác của các loài, đồng thời góp phần vào các hoạt động sinhkế của cộng đồng địa phương cũng như thích ứng với biến đổi khí hậu. Hình 1. Quy hoạch bảo tồn ĐDSH theo mô hình của Hoa KỳViệt Nam là một trong những nước được đánh giá có tính ĐDSH cao. Chính phủ vànhân dân Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc bảo tồn ĐDSH, trong đó có việc xâydựng một hệ thống các vườn quốc gia và khu bảo tồn trên cạn các văn bản, quy phạmliên quan. Bên cạnh đó cũng đã có những nỗ lực trong việc thực hiện các hoạt động vềxây dựng các hành lang kết nối các khu bảo tồn thiên nhiên này với nhau và với cácnước trong khu vực (như Lào và Campuchia).Hình 2. Hành lang sinh học Trung Mỹ (Màu đậm là những khu bảo tồn hiện có. Màu nhạt là những khu bảo tồn đang được xây dựng)1. Khái niệm và chức năng của hành lang ĐDSHHành lang ĐDSH trên thực tế đã được ứng dụng để thúc đẩy việc di chuyển của cácloài động vật trong quản lý các loài được phép săn bắn tại Hoa Kỳ từ những năm 1940(Harris, 1984; 1988; Harris và Scheck, 1991). Trong giai đoạn này một hệ thống cáckhu cư trú tách biệt đã được xây dựng dọc theo đường di cư để khôi phục các quần thểchim nước ở vùng Bắc Mỹ. Gần đây, khái niệm hành lang ĐDSH đã được lồng ghépvới hai lý thuyết là địa sinh học đảo của MacArthur và Wilson (1967) và các quần thểriêng biệt của cùng một loài có tương tác với nhau (Levins, 1969; McCullough, 1996;Hanksi và Gilpin, 1997). Hai lý thuyết này đã được dùng làm cơ sở cho nhiều cáchtiếp cận trong sinh học bảo tồn bao gồm việc sử dụng trong quy hoạch diện tích cũngnhư hình dạng của các khu bảo tồn và dùng hành lang để thúc đẩy việc di chuyển củacác loài động vật và thực vật.Bên cạnh đó, hành lang ĐDSH có chức năng góp phần vào việc duy trì sự tồn tại củacác quần thể trong tự nhiên bằng cách giữ cho các quần thể này khỏi bị tiêu diệt docác yếu tố ngẫu nhiên, tăng đa dạng di truyền và giữ lại các chu trình sinh quan trọng(Hess và Fischer, 2001; Cheryl-Lesley và các cộng sự, 2006). Hành lang ĐDSH đãchính thức được coi là một thành phần cơ bản trong quy hoạch cảnh quan nằm tronglĩnh vực sinh thái cảnh quan vào những năm 1980 khi nó được Forman và Godron(1981; 1986) sử dụng lần đầu tiên ở vùng Bắc Mỹ. Theo hệ thống mới này, cảnh quan(landscape) bao gồm các ma trận trong đó có các vùng sinh cảnh sống có kích thướckhác nhau (patches) và hành lang sinh học là các cấu trúc dạng đường thẳng nối liềncác vùng này (Hình 1).Ngoài chức năng là nơi di chuyển của các loài động thực vật, hành lang còn có vai tròkhác như hành lang xanh. Trong phạm vi khái niệm hành lang xanh, hành lang sinhhọc còn chức năng xã hội như giải trí, thẩm mỹ và kết nối cộng đồng và văn hóa.Những chức năng này đã được chấp nhận một cách rộng rãi và được đưa vào tài liệuquy hoạch hành lang sinh học của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. Tuy nhiên theo LuậtĐDSH (2008) của Việt Nam, hành lang ...

Tài liệu được xem nhiều: