Hành vi trái pháp luật xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế so sánh với luật sáng chế Hoa Kỳ
Số trang: 3
Loại file: pdf
Dung lượng: 191.86 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết bàn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế phát sinh khi hội đủ ba điều kiện cơ bản: phải có thiệt hại xảy ra trên thực tế, có hành vi xâm phạm là hành vi trái pháp luật và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật gây thiệt hại và thiệt hại thực tế. Trong đó, hành vi xâm phạm là hành vi trái pháp luật chính là yếu tố tác động dẫn đến thiệt hại phải được bồi thường. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hành vi trái pháp luật xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế so sánh với luật sáng chế Hoa Kỳ HÀNH VI TRÁI PHÁP LUẬT XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ SO SÁNH VỚI LUẬT SÁNG CHẾ HOA KỲ Lê Thị Ngọc Trâm Học viên cao học trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh TÓM TẮT Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế phát sinh khi hội đủ ba điều kiện cơ bản: phải có thiệt hại xảy ra trên thực tế, có hành vi xâm phạm là hành vi trái pháp luật và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật gây thiệt hại và thiệt hại thực tế. Trong đó, hành vi xâm phạm là hành vi trái pháp luật chính là yếu tố tác động dẫn đến thiệt hại phải được bồi thường. Tuy nhiên, quy định hiện nay về hành vi trái pháp luật xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế chủ yếu chế tài các hành vi xâm phạm trực tiếp. Thực tế, ngoài hành vi xâm phạm trực tiếp còn có hành vi xâm phạm gián tiếp cần phải nghiên cứu. Vì thế, việc nghiên cứu không chỉ được rút ra từ hoạt động áp dụng pháp luật thực tiễn mà còn trên cơ sở so sánh với pháp luật các quốc gia trên thế giới, mà điển hình là so sánh với Luật Sáng chế Hoa Kỳ. Từ khóa: Hành vi trái pháp luật, mối quan hệ nhân quả, sáng chế. 1. HÀNH VI TRÁI PHÁP LUẬT XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ Hành vi gây thiệt hại làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phải là hành vi trái pháp luật. Hành vi trái pháp luật có thể được hiểu là “những xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp luật xâm phạm đến những quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể52”. Như vậy, hành vi trái pháp luật làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phải là vi phạm pháp luật và xâm phạm đến những quyền và lợi ích được pháp luật bảo vệ. Hành vi gây thiệt hại có thể thể hiện dưới hai dạng thức cơ bản là hành động hoặc không hành động. Hành vi bị xem xét là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, khi có đủ các căn cứ như sau: 1. Một là, sáng chế bị xem xét là đối tượng đang trong thời gian được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo bằng độc quyền sáng chế được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp; 2. Hai là, hành vi bị xem xét là hành vi nhằm mục đích xâm phạm quyền sở hữu sáng chế đang được Nhà nước bảo hộ; 3. Ba là, người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế và không phải là người được pháp luật hoặc được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép sử dụng sáng chế; 4. Bốn là, hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam. Tuy nhiên, nếu hành vi bị xem xét này xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam thì cũng bị coi là 52 Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh (2013), Giáo tr nh pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, NXB. Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam, tr.378. 175 xảy ra tại Việt Nam. Căn cứ này xuất phát từ nguyên tắc lãnh thổ trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, theo đó quyền được xác lập ở quốc gia nào thì được bảo hộ trong phạm vi quốc gia đó, trừ trường hợp các Điều ước mà quốc gia tham gia là thành viên có quy định khác. Hành vi hội đủ các căn cứ trên thì được xem là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế. Luật Sở hữu Trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, quy định cụ thể về các hành vi xâm phạm các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ. Hành vi bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế: (i) sử dụng sáng chế được bảo hộ trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu; (ii) sử dụng sáng chế mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời đối với sáng chế quy định tại Điều 126 Luật Sở hữu Trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009. Điều này có nghĩa là trong thời hạn văn bằng bảo hộ có hiệu lực bất kỳ ai sử dụng sáng chế dưới các hình thức như: sản xuất sản phẩm được bảo hộ; áp dụng quy trình được bảo hộ; khai thác công dụng của sản phẩm, nhập khẩu sản phẩm được bảo hộ hoặc sản phẩm được sản xuất theo quy trình được bảo hộ; lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm được bảo hộ hoặc sản phẩm được sản xuất theo quy trình được bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu bị coi là có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế. Bên cạnh đó, đối với sáng chế còn có quy định rất đặc thù về quyền tạm thời đối với sáng chế. Quyền tạm thời đối với sáng chế ở đây được hiểu là trong trường hợp người nộp đơn đăng ký sáng chế biết rằng đang có người khác sử dụng sáng chế mà mình đã nộp đơn nhằm mục đích thương mại và người đó không có quyền sử dụng trước sáng chế thì người nộp đơn có quyền thông báo bằng văn bản cho người sử dụng về việc mình đã nộp đơn đăng ký. Trong thông báo thể hiện rõ các thông tin về số đơn đăng ký, ngày nộp đơn, ngày công bố trên công báo sở hữu công nghiệp để người đó chấm dứt việc sử dụng hoặc tiếp tục sử dụng. Khi người nộp đơn đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp bằng độc quyền sáng chế thì chủ sở hữu sáng chế trên cơ sở pháp lý này có quyền yêu cầu người đã sử dụng sáng chế phải trả một khoản tiền tương đương với giá chuyển giao quyền sử dụng sáng chế trong phạm vi và thời hạn sử dụng tương ứng. Vậy nếu như người sử dụng sáng chế này không trả cho chủ sở hữu sáng chế khoản tiền đền bù vì đã sử dụng trước sáng chế thì bị coi là có hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế. 2. SO SÁNH VỚI LUẬT SÁNG CHẾ HOA KỲ Hoa Kỳ luôn được xem là điển hình của việc bảo hộ sáng chế trên toàn thế giới. Trong Luật Sáng chế Hoa Kỳ hành vi xâm phạm bằng sáng chế được chia thành hai dạng hành vi xâm phạm trực tiếp và hành vi xâm phạm gián tiếp. Hành vi xâm phạm bằng sáng chế trực tiếp quy định tại ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hành vi trái pháp luật xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế so sánh với luật sáng chế Hoa Kỳ HÀNH VI TRÁI PHÁP LUẬT XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ SO SÁNH VỚI LUẬT SÁNG CHẾ HOA KỲ Lê Thị Ngọc Trâm Học viên cao học trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh TÓM TẮT Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế phát sinh khi hội đủ ba điều kiện cơ bản: phải có thiệt hại xảy ra trên thực tế, có hành vi xâm phạm là hành vi trái pháp luật và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật gây thiệt hại và thiệt hại thực tế. Trong đó, hành vi xâm phạm là hành vi trái pháp luật chính là yếu tố tác động dẫn đến thiệt hại phải được bồi thường. Tuy nhiên, quy định hiện nay về hành vi trái pháp luật xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế chủ yếu chế tài các hành vi xâm phạm trực tiếp. Thực tế, ngoài hành vi xâm phạm trực tiếp còn có hành vi xâm phạm gián tiếp cần phải nghiên cứu. Vì thế, việc nghiên cứu không chỉ được rút ra từ hoạt động áp dụng pháp luật thực tiễn mà còn trên cơ sở so sánh với pháp luật các quốc gia trên thế giới, mà điển hình là so sánh với Luật Sáng chế Hoa Kỳ. Từ khóa: Hành vi trái pháp luật, mối quan hệ nhân quả, sáng chế. 1. HÀNH VI TRÁI PHÁP LUẬT XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ Hành vi gây thiệt hại làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phải là hành vi trái pháp luật. Hành vi trái pháp luật có thể được hiểu là “những xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp luật xâm phạm đến những quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể52”. Như vậy, hành vi trái pháp luật làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phải là vi phạm pháp luật và xâm phạm đến những quyền và lợi ích được pháp luật bảo vệ. Hành vi gây thiệt hại có thể thể hiện dưới hai dạng thức cơ bản là hành động hoặc không hành động. Hành vi bị xem xét là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, khi có đủ các căn cứ như sau: 1. Một là, sáng chế bị xem xét là đối tượng đang trong thời gian được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo bằng độc quyền sáng chế được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp; 2. Hai là, hành vi bị xem xét là hành vi nhằm mục đích xâm phạm quyền sở hữu sáng chế đang được Nhà nước bảo hộ; 3. Ba là, người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế và không phải là người được pháp luật hoặc được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép sử dụng sáng chế; 4. Bốn là, hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam. Tuy nhiên, nếu hành vi bị xem xét này xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam thì cũng bị coi là 52 Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh (2013), Giáo tr nh pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, NXB. Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam, tr.378. 175 xảy ra tại Việt Nam. Căn cứ này xuất phát từ nguyên tắc lãnh thổ trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, theo đó quyền được xác lập ở quốc gia nào thì được bảo hộ trong phạm vi quốc gia đó, trừ trường hợp các Điều ước mà quốc gia tham gia là thành viên có quy định khác. Hành vi hội đủ các căn cứ trên thì được xem là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế. Luật Sở hữu Trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, quy định cụ thể về các hành vi xâm phạm các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ. Hành vi bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế: (i) sử dụng sáng chế được bảo hộ trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu; (ii) sử dụng sáng chế mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời đối với sáng chế quy định tại Điều 126 Luật Sở hữu Trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009. Điều này có nghĩa là trong thời hạn văn bằng bảo hộ có hiệu lực bất kỳ ai sử dụng sáng chế dưới các hình thức như: sản xuất sản phẩm được bảo hộ; áp dụng quy trình được bảo hộ; khai thác công dụng của sản phẩm, nhập khẩu sản phẩm được bảo hộ hoặc sản phẩm được sản xuất theo quy trình được bảo hộ; lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm được bảo hộ hoặc sản phẩm được sản xuất theo quy trình được bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu bị coi là có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế. Bên cạnh đó, đối với sáng chế còn có quy định rất đặc thù về quyền tạm thời đối với sáng chế. Quyền tạm thời đối với sáng chế ở đây được hiểu là trong trường hợp người nộp đơn đăng ký sáng chế biết rằng đang có người khác sử dụng sáng chế mà mình đã nộp đơn nhằm mục đích thương mại và người đó không có quyền sử dụng trước sáng chế thì người nộp đơn có quyền thông báo bằng văn bản cho người sử dụng về việc mình đã nộp đơn đăng ký. Trong thông báo thể hiện rõ các thông tin về số đơn đăng ký, ngày nộp đơn, ngày công bố trên công báo sở hữu công nghiệp để người đó chấm dứt việc sử dụng hoặc tiếp tục sử dụng. Khi người nộp đơn đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp bằng độc quyền sáng chế thì chủ sở hữu sáng chế trên cơ sở pháp lý này có quyền yêu cầu người đã sử dụng sáng chế phải trả một khoản tiền tương đương với giá chuyển giao quyền sử dụng sáng chế trong phạm vi và thời hạn sử dụng tương ứng. Vậy nếu như người sử dụng sáng chế này không trả cho chủ sở hữu sáng chế khoản tiền đền bù vì đã sử dụng trước sáng chế thì bị coi là có hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế. 2. SO SÁNH VỚI LUẬT SÁNG CHẾ HOA KỲ Hoa Kỳ luôn được xem là điển hình của việc bảo hộ sáng chế trên toàn thế giới. Trong Luật Sáng chế Hoa Kỳ hành vi xâm phạm bằng sáng chế được chia thành hai dạng hành vi xâm phạm trực tiếp và hành vi xâm phạm gián tiếp. Hành vi xâm phạm bằng sáng chế trực tiếp quy định tại ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hành vi trái pháp luật Quyền sở hữu công nghiệp Luật sáng chế Hoa Kỳ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
90 trang 113 0 0 -
62 trang 79 0 0
-
62 trang 54 0 0
-
Đề cương chi tiết học phần Luật dân sự 2 (Trình độ đào tạo: Đại học)
12 trang 47 0 0 -
Giáo trình Luật dân sự Việt Nam 2: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương
46 trang 41 0 0 -
9 trang 40 0 0
-
HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
13 trang 39 0 0 -
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xác lập hợp đồng vô hiệu
4 trang 37 0 0 -
Đề KSCL ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2023 môn GDCD có đáp án - Sở GD&ĐT Thái Bình (Đợt 1)
5 trang 36 0 0 -
Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11
96 trang 35 0 0