Với phương pháp nghiên cứu trọng tâm là điền dã, nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích – tổng hợp và phương pháp lịch sử,... trong phạm vi của bài viết này, tác giả sẽ giới thiệu về nguồn gốc ra đời của hát sắc bùa Phú Lễ, ý nghĩa của hát sắc bùa trong sinh hoạt văn hóa địa phương, cách thức tổ chức và hình thức diễn xướng, những nội dung căn bản trong hát sắc bùa Phú Lễ cũng như thực trạng, giải pháp bảo tồn của loại hình nghệ thuật dân gian này ở tỉnh Bến Tre.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hát sắc bùa Phú Lễ - hiện tượng văn hóa nghệ thuật dân gian độc đáo (nghiên cứu trường hợp ở xã Phú Lễ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre)
TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 25 – Tháng 11/2020
HÁT SẮC BÙA PHÚ LỄ - HIỆN TƯỢNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT
DÂN GIAN ĐỘC ĐÁO (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP Ở XÃ PHÚ
LỄ, HUYỆN BA TRI, TỈNH BẾN TRE)
“Singing sắc bùa Phú Lễ” - unique folk art cultural phenomenon
(case study in Phu Le commune, Ba Tri district, Ben Tre province)
1
ThS.NCS Nguyễn Minh Ca
1
Giảng viên Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Tây Đô
nguyenminhca@gmail.com
Tóm tắt —Với phương pháp nghiên cứu trọng tâm là điền dã, nghiên cứu tài liệu, phương pháp
phân tích – tổng hợp và phương pháp lịch sử,... trong phạm vi của bài viết này, tác giả sẽ giới thiệu về
nguồn gốc ra đời của hát sắc bùa Phú Lễ, ý nghĩa của hát sắc bùa trong sinh hoạt văn hóa địa phương,
cách thức tổ chức và hình thức diễn xướng, những nội dung căn bản trong hát sắc bùa Phú Lễ cũng như
thực trạng, giải pháp bảo tồn của loại hình nghệ thuật dân gian này ở tỉnh Bến Tre.
Abstract —With the focus of field research, document research, analysis - synthesis and historical
method, etc. within the scope of this article, we will introduce the origin of “hát sắc bùa Phú Lễ”, the
meaning of this type in the local cultural activities, the way of organization and form of performance,
the basic contents as well as the actual situation and the solutions to conserve this folk art in Ben Tre
province.
Từ khóa — Hát sắc bùa Phú Lễ, nghệ thuật dân gian, văn hóa dân gian Bến Tre, singing “sắc bùa
Phu Le”, folk art, folk culture, Ben Tre.
1. Mở đầu
Hát sắc bùa Phú Lễ là một hiện tượng văn hóa nghệ thuật dân gian độc đáo của tỉnh Bến
Tre. Được xem là một trong những loại hình sinh hoạt dân gian cổ của Tây Nam Bộ, hát sắc
bùa Phú Lễ chứa đựng nhiều yếu tố thần bí của đạo giáo ở Việt Nam, mang theo những ước
mơ, khát vọng của những người đi vào Nam khai mở miền đất mới. Khi vào Phú Lễ (Bến Tre),
hát sắc bùa còn chứa đựng lời chúc phúc cho gia chủ nhân ngày tết Nguyên Đán, chúc tụng
may mắn nghề nghiệp trong năm mới, cầu bình yên thịnh vượng,…
2. Nội dung
2.1. Nguồn gốc của hát sắc bùa Phú Lễ
Theo các nhà nghiên cứu, hát sắc bùa Phú Lễ có nguồn gốc từ Nam Trung Bộ, cụ thể là
vùng đất Quảng Ngãi - Bình Định. Loại hình diễn xướng này đã cùng người dân “hành
phương Nam” trong công cuộc khai hoang, mở đất, tạo lập nên vùng đất Phú Lễ. Tương
truyền, khoảng giữa thế kỷ XVIII, có một viên quan lại người Bình Định tên là Trần Văn Hậu
làm rể ở Phú Lễ, khi về quê vợ đã truyền dạy cho người dân nơi đây cách hát sắc bùa. Sau đó
hát sắc bùa được truyền dạy sang các địa phương lân cận trong huyện Ba Tri như: Phước Tuy,
Phú Ngãi, Bảo Thạnh, An Bình Tây và Tân Thanh của huyện Giồng Trôm.
Nguồn gốc hát sắc bùa được kế thừa từ Nam Trung Bộ thì khá rõ, một thông tin khác
cho rằng nguồn gốc hát sắc bùa được kế thừa từ tộc người Mường có tên là Séc pùa (tác giả
Huỳnh Ngọc Trảng [3], Phan Thị Hồng Xuân và Nguyễn Thị Thanh Vy [4] cho rằng nguồn
gốc sâu xa hơn của hát sắc bùa có thể bắt nguồn từ hát séc pùa của người Mường). Trong sử
thi “Đẻ đất đẻ nước” của người Mường có đề cập đến séc pùa “Đẻ đất đẻ nước còn thu hút cả
vốn văn hóa dân gian của dân tộc bao gồm triết lý dân gian dưới hình thức tục ngữ, ca hát
83
TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 25 – Tháng 11/2020
dân gian, các hình thức diễn xuất có hóa trang. Lời diễn xuất là lời hát thơ với âm nhạc mang
tính chất tự sự trong đó thu nhập cả những yếu tố của xường, rang, ví, xa, tành tếu (hát ru),
nạc cồng trong séc bùa...” (Phan Đăng Nhật [5], tr37). Cho đến hiện nay, hát sắc bùa của
người vẫn được diễn ra vào dịp tết Nguyên Đán, được xem là phong tục truyền thống lâu đời
của người Mường, và hiện tượng này cũng diễn ra tương tự đối với dân tộc Việt.
Về tính chất hát sắc bùa ở Phú Lễ (Bến Tre), Nam Trung Bộ hay của tộc người Mường là
giống nhau vào dịp tết Nguyên Đán và giống nhau về ý nghĩa văn hóa tâm linh (mang ý nghĩa
chúc tụng với lễ nghi nông nghiệp gắn cùng yếu tố tâm linh, cầu cho năm mới an lành, mùa
màng cây cối tốt tươi, “người yên, vật thịnh”, trăm nghề tấn phát, bình an gia đạo trong dịp tết
Nguyên Đán). Sự khác biệt có thể nhìn nhận ở hình thức diễn xướng dân gian. Cụ thể, ở Phú
Lễ là hình thức diễn xướng tổng hợp, kết hợp cả nghệ thuật hát, múa và diễn xướng sân khấu
sơ khai, có hình thức cử hành nghi lễ phù hợp với trình độ tư duy và cảm thụ nghệ thuật của
cư dân nông nghiệp địa phương và vùng sô ...