Hầu đồng trong đời sống tâm linh người Việt ở Lâm Đồng
Số trang: 15
Loại file: pdf
Dung lượng: 311.49 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết sẽ tập trung nghiên cứu những đặc trưng của nghi lễ hầu đồng nơi đây. Qua đó, bài viết sẽ chỉ ra những tác động tích cực cũng như một số hạn chế do hầu đồng mang lại đối với một số nhóm cư dân Việt nơi đây. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hầu đồng trong đời sống tâm linh người Việt ở Lâm Đồng KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018HẦU ĐỒNG TRONG ĐỜI SỐNG TÂM LINH NGƯỜI VIỆT Ở LÂM ĐỒNG Bùi Thị Thoaa* a Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam * Tác giả liên hệ: Email: thoabt@dlu.edu.vnTóm tắtHầu đồng là nghi lễ quan trọng nhất trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ởLâm Đồng. Hiện nay, nghi lễ này đã và đang có những ảnh hưởng nhất định đối trong đờisống tâm linh của một bộ phận cư dân Việt nơi đây. Thông qua quá trình điền dã, tham dựvà khảo sát trên 40 vấn hầu vào các dịp lễ khác nhau, cùng với phương pháp phỏng vấn sâumột số thanh đồng tại Lâm Đồng, bài viết sẽ tập trung nghiên cứu những đặc trưng của nghilễ hầu đồng nơi đây. Qua đó, bài viết sẽ chỉ ra những tác động tích cực cũng như một số hạnchế do hầu đồng mang lại đối với một số nhóm cư dân Việt nơi đây.Từ khóa: Hầu đồng, tín ngưỡng thờ Mẫu, người Việt, Lâm Đồng. 197 KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018 MEDIUMSHIP IN THE SPIRITUAL LIFE OF ETHNIC GROUP VIET IN LAM DONG Bui Thi Thoaa* a Faculty of International Studies, Dalat University, Lamdong, Vietnam * Corresponding author: Email: thoabt@dlu.edu.vnAbstractMediumship is the most important ritual in the practices related to the Viet beliefs in theMother Goddesses of ethnic group Viet in Da Lat, Lam Dong. Nowadays, this ritual playsimportant roles in the spiritual life of Viet in Lam Dong. Through the fieldwork, attendanceand survey on over 40 different occasions, along with in-depth interviews with some of thefields in Lam Dong, the paper will focus on the characteristics of rituals for the homelandhere. Accordingly, the article will show positive effects as well as some restrictions broughtby Vietnamese dong for some groups of Vietnamese residents hereKeywords: Mediumship; beliefs in the Mother Goddesses; ethnic group Viet; Lam Dong. 198 KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 20181. ĐẶT VẤN ĐỀ Nguyễn Duy Hinh cho rằng: “Hiện tượng lên đồng là một hiện tượng bệnh lýxuất phát từ tiềm thức. Nói hiện tượng bệnh lý là chỉ hiện tượng bất bình thường của conngười trong trạng thái ý thức không kiểm soát được hành vi, hành vi ngôn ngữ do tiềmthức điều khiển. Cơ chế đó chỉ có ở một số người đặc biệt mà người ta gọi là người có“căn đồng” (Nguyễn Duy Hinh, 2004: 70). Ngô Đức Thịnh nhận định: “Lên đồng không phải là một tín ngưỡng độc lập màchỉ là một nghi lễ đặc trưng của Đạo Mẫu Tam phủ, Tứ phủ. Hiện tượng lên đồng thựcchất là sự nhập hồn nhiều lần của các thần linh Tứ phủ vào thân xác của các bà Đồng,ông Đồng để trị bệnh, cầu sức khỏe, tài lộc, may mắn… (Ngô Đức Thịnh, 2007: 7). Ngày 01/12/2016, sau khi UNESCO công nhận Thực hành tín ngưỡng thờ MẫuTam phủ của người Việt là Di sản văn hóa thế giới, sinh hoạt tín ngường thờ Mẫu tại ViệtNam nói chung, Lâm Đồng nói riêng đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Bài viếtsẽ tập trung tìm hiểu một số đặc trưng của hầu đồng này tại mảnh đất nam Tây Nguyên,đồng thời nhận diện những tác động của nó trên cả phương diện tích cực và tiêu cực đốivới một số nhóm cư dân Việt tại đây. Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp quan sát -tham dự, phương pháp phỏng vấn sâu và phương pháp so sánh… Thông qua đó, bài viếtsẽ thực hiện những mục tiêu đề ra.2. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG TRONG NGHI LỄ HẦU ĐỒNG Ở LÂM ĐỒNG Đầu thế kỷ XX, người Việt bắt đầu di cư đến Lâm Đồng. Bên cạnh những hànhtrang thiết yếu phục vụ cuộc sống, họ còn mang theo trong hành trang tâm linh của mình,tín ngưỡng thờ Mẫu tới nhiều vùng đất mới. Tuy cùng gốc với tín ngưỡng thờ Mẫu ở châuthổ Bắc bộ; song tục thờ Mẫu nói chung và nghi lễ hầu đồng nói riêng tại mảnh đất nàyvẫn mang những nét đặc trưng nhất định: Thứ nhất: Tại Lâm Đồng hiện nay đang song song tồn tại hai hình thức hầu đồngkiểu miền Bắc (sau đây gọi là hầu Bắc) và hầu đồng kiểu miền Trung (hầu hội/hầu Huế)trong sinh hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu. - Hầu Bắc tại Lâm Đồng được thực hiện bởi các thanh đồng gốc miền Bắc. Mỗivấn hầu/buổi hầu do một thanh đồng thực hiện tuần tự từ giá Quan Lớn, hàng Chầu, hàngÔng Hoàng, hàng Cô và hàng Cậu - Hầu hội tại Đà Lạt được thực hiện bởi những người Việt gốc miền Trung. Mỗivấn hầu có nhiều thanh đồng ( từ 3, 4, thậm chí là 10, 15 người) cùng tham gia theo tuầntự theo các cõi Thượng Thiên, cõi Trung Thiên, cõi Thượng Ngàn, cõi Thoải phủ Thứ hai: so với khu vực châu thổ Bắc bộ, dù Lâm Đồng tồn tại hai dạng thức hầuđồng nhưng đều là dạng lên đồng Mẫu - tức là các vấn hầu các vị Thánh Mẫu và các vịThánh Tam phủ, Tứ phủ nhằm cầu xin sức khỏe, may mắn, tài lộc… theo kiểu “mì ăn 199 KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018liền” cho cuộc sống hiện tại. Ở Lâm Đồng hiện nay hoàn toàn không tồn tại hình thức hầucủa dòng thanh đồng thờ Đức Trần Triều với những hình thức hầu xiên lình, lấy dấu nặn,trừ tà sát quỷ… như một số đền phủ phía Bắc. Thứ ba: dù tồn tại hình thức hầu đồng kiểu miền Bắc, song so với Bắc bộ, cáchxử lý một số việc Thánh ở một số lễ hầu tại Lâm Đồng vẫn có sự khác biệt. Chẳng hạntrong nghi lễ cắt tiền duyên: Ở miền Bắc, các thầy Đồng thường thực hiện nghi lễ nàytrong giá Quan Lớn Tuần Tranh bởi theo quan niệm dân gian ông là vị thánh có khả năng“thông chi tam giới: Thiên - Địa - Thoải” với năng lực trừ tà sát quỷ, đảo bệnh, di cungho ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hầu đồng trong đời sống tâm linh người Việt ở Lâm Đồng KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018HẦU ĐỒNG TRONG ĐỜI SỐNG TÂM LINH NGƯỜI VIỆT Ở LÂM ĐỒNG Bùi Thị Thoaa* a Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam * Tác giả liên hệ: Email: thoabt@dlu.edu.vnTóm tắtHầu đồng là nghi lễ quan trọng nhất trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ởLâm Đồng. Hiện nay, nghi lễ này đã và đang có những ảnh hưởng nhất định đối trong đờisống tâm linh của một bộ phận cư dân Việt nơi đây. Thông qua quá trình điền dã, tham dựvà khảo sát trên 40 vấn hầu vào các dịp lễ khác nhau, cùng với phương pháp phỏng vấn sâumột số thanh đồng tại Lâm Đồng, bài viết sẽ tập trung nghiên cứu những đặc trưng của nghilễ hầu đồng nơi đây. Qua đó, bài viết sẽ chỉ ra những tác động tích cực cũng như một số hạnchế do hầu đồng mang lại đối với một số nhóm cư dân Việt nơi đây.Từ khóa: Hầu đồng, tín ngưỡng thờ Mẫu, người Việt, Lâm Đồng. 197 KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018 MEDIUMSHIP IN THE SPIRITUAL LIFE OF ETHNIC GROUP VIET IN LAM DONG Bui Thi Thoaa* a Faculty of International Studies, Dalat University, Lamdong, Vietnam * Corresponding author: Email: thoabt@dlu.edu.vnAbstractMediumship is the most important ritual in the practices related to the Viet beliefs in theMother Goddesses of ethnic group Viet in Da Lat, Lam Dong. Nowadays, this ritual playsimportant roles in the spiritual life of Viet in Lam Dong. Through the fieldwork, attendanceand survey on over 40 different occasions, along with in-depth interviews with some of thefields in Lam Dong, the paper will focus on the characteristics of rituals for the homelandhere. Accordingly, the article will show positive effects as well as some restrictions broughtby Vietnamese dong for some groups of Vietnamese residents hereKeywords: Mediumship; beliefs in the Mother Goddesses; ethnic group Viet; Lam Dong. 198 KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 20181. ĐẶT VẤN ĐỀ Nguyễn Duy Hinh cho rằng: “Hiện tượng lên đồng là một hiện tượng bệnh lýxuất phát từ tiềm thức. Nói hiện tượng bệnh lý là chỉ hiện tượng bất bình thường của conngười trong trạng thái ý thức không kiểm soát được hành vi, hành vi ngôn ngữ do tiềmthức điều khiển. Cơ chế đó chỉ có ở một số người đặc biệt mà người ta gọi là người có“căn đồng” (Nguyễn Duy Hinh, 2004: 70). Ngô Đức Thịnh nhận định: “Lên đồng không phải là một tín ngưỡng độc lập màchỉ là một nghi lễ đặc trưng của Đạo Mẫu Tam phủ, Tứ phủ. Hiện tượng lên đồng thựcchất là sự nhập hồn nhiều lần của các thần linh Tứ phủ vào thân xác của các bà Đồng,ông Đồng để trị bệnh, cầu sức khỏe, tài lộc, may mắn… (Ngô Đức Thịnh, 2007: 7). Ngày 01/12/2016, sau khi UNESCO công nhận Thực hành tín ngưỡng thờ MẫuTam phủ của người Việt là Di sản văn hóa thế giới, sinh hoạt tín ngường thờ Mẫu tại ViệtNam nói chung, Lâm Đồng nói riêng đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Bài viếtsẽ tập trung tìm hiểu một số đặc trưng của hầu đồng này tại mảnh đất nam Tây Nguyên,đồng thời nhận diện những tác động của nó trên cả phương diện tích cực và tiêu cực đốivới một số nhóm cư dân Việt tại đây. Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp quan sát -tham dự, phương pháp phỏng vấn sâu và phương pháp so sánh… Thông qua đó, bài viếtsẽ thực hiện những mục tiêu đề ra.2. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG TRONG NGHI LỄ HẦU ĐỒNG Ở LÂM ĐỒNG Đầu thế kỷ XX, người Việt bắt đầu di cư đến Lâm Đồng. Bên cạnh những hànhtrang thiết yếu phục vụ cuộc sống, họ còn mang theo trong hành trang tâm linh của mình,tín ngưỡng thờ Mẫu tới nhiều vùng đất mới. Tuy cùng gốc với tín ngưỡng thờ Mẫu ở châuthổ Bắc bộ; song tục thờ Mẫu nói chung và nghi lễ hầu đồng nói riêng tại mảnh đất nàyvẫn mang những nét đặc trưng nhất định: Thứ nhất: Tại Lâm Đồng hiện nay đang song song tồn tại hai hình thức hầu đồngkiểu miền Bắc (sau đây gọi là hầu Bắc) và hầu đồng kiểu miền Trung (hầu hội/hầu Huế)trong sinh hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu. - Hầu Bắc tại Lâm Đồng được thực hiện bởi các thanh đồng gốc miền Bắc. Mỗivấn hầu/buổi hầu do một thanh đồng thực hiện tuần tự từ giá Quan Lớn, hàng Chầu, hàngÔng Hoàng, hàng Cô và hàng Cậu - Hầu hội tại Đà Lạt được thực hiện bởi những người Việt gốc miền Trung. Mỗivấn hầu có nhiều thanh đồng ( từ 3, 4, thậm chí là 10, 15 người) cùng tham gia theo tuầntự theo các cõi Thượng Thiên, cõi Trung Thiên, cõi Thượng Ngàn, cõi Thoải phủ Thứ hai: so với khu vực châu thổ Bắc bộ, dù Lâm Đồng tồn tại hai dạng thức hầuđồng nhưng đều là dạng lên đồng Mẫu - tức là các vấn hầu các vị Thánh Mẫu và các vịThánh Tam phủ, Tứ phủ nhằm cầu xin sức khỏe, may mắn, tài lộc… theo kiểu “mì ăn 199 KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018liền” cho cuộc sống hiện tại. Ở Lâm Đồng hiện nay hoàn toàn không tồn tại hình thức hầucủa dòng thanh đồng thờ Đức Trần Triều với những hình thức hầu xiên lình, lấy dấu nặn,trừ tà sát quỷ… như một số đền phủ phía Bắc. Thứ ba: dù tồn tại hình thức hầu đồng kiểu miền Bắc, song so với Bắc bộ, cáchxử lý một số việc Thánh ở một số lễ hầu tại Lâm Đồng vẫn có sự khác biệt. Chẳng hạntrong nghi lễ cắt tiền duyên: Ở miền Bắc, các thầy Đồng thường thực hiện nghi lễ nàytrong giá Quan Lớn Tuần Tranh bởi theo quan niệm dân gian ông là vị thánh có khả năng“thông chi tam giới: Thiên - Địa - Thoải” với năng lực trừ tà sát quỷ, đảo bệnh, di cungho ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nghi lễ hầu đồng Hoạt động tín ngưỡng Đời sống tâm linh người Việt Tín ngưỡng thờ Mẫu Văn hoá ở Lâm ĐồngTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Tôn giáo học (In lần thứ sáu): Phần 2
170 trang 406 0 0 -
13 trang 27 0 0
-
Tôn giáo lễ hội Việt Nam: Phần 2
389 trang 24 0 0 -
Sự hình thành và phát triển của bản hội trong tín ngưỡng thờ Mẫu
16 trang 22 0 0 -
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngường thờ hiên Hậu Thánh Mẫu ở Nam Bộ
14 trang 21 0 0 -
Tìm hiểu tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam: Phần 1
102 trang 21 0 0 -
Tôn giáo lễ hội Việt Nam: Phần 1
461 trang 20 0 0 -
Sự hình thành tín ngưỡng thờ mẫu tam/tứ phủ và nghi lễ hầu đồng
6 trang 20 0 0 -
79 trang 20 0 0
-
Vấn đề bình đẳng giới trong đạo Cao Đài
8 trang 19 0 0