Danh mục

Hệ sinh thái nông nghiệp và vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu tại huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 521.25 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (21 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Hệ sinh thái nông nghiệp và vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu tại huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang" cho thấy các tác nhân của biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp là: xâm nhập mặn, khô hạn, triều cường (giai đoạn 2005-2016, diện tích đất lúa bị ảnh hưởng 2.381 ha, thiệt hại khoảng 55,91 tỷ đồng). Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hệ sinh thái nông nghiệp và vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu tại huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang HỆ SINH THÁI NÔNG NGHIỆP VÀ VẤN ĐỀ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI HUYỆN GÒ CÔNG ĐÔNG, TỈNH TIỀN GIANG Hà Văn Định NCS Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt Gò Công Đông là huyện ven biển thuộc tỉnh Tiền Giang, là khu vực nhạy cảm với những tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) (hạn hán và xâm nhập mặn, triều cường). Hệ sinh thái nông nghiệp là một hệ sinh thái điển hình của huyện Gò Công Đông, với diện tích đất nông nghiệp chiếm 69,75% diện tích đất tự nhiên, trong đó đất lúa chiếm 56,65% diện tích đất nông nghiệp và đây cũng là hệ sinh thái thường xuyên chịu tác động của tiêu cực của BĐKH. Để thấy được mối liên hệ giữa hệ sinh thái nông nghiệp và vấn đề thích ứng BĐKH, tác giả đã sử dụng phương pháp thu thập, tham khảo thông tin số liệu thứ cấp và phương pháp phỏng vấn hộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các tác nhân của BĐKH đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp là: xâm nhập mặn, khô hạn, triều cường (giai đoạn 2005-2016, diện tích đất lúa bị ảnh hưởng 2.381 ha, thiệt hại khoảng 55,91 tỷ đồng). Để thích ứng với những tác động tiêu cực đó, hệ xã hội đã có vận động thay đổi để thích nghi: tại tiểu vùng sinh thái ven biển và tiểu vùng sinh thái ven sông không thuận lợi về nguồn nước ngọt, để thích nghi với xâm nhập mặn, triều cường, người nông dân đã phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản mặn lợ để tận dụng nguồn nước mặt. Tại những khu vực canh tác lúa bị thiếu nước vào mùa khô hạn, họ đã chuyển sang trồng các cây trồng cạn (rau màu, trồng cỏ nuôi bò) có hiệu quả kinh tế cao hơn, còn khu vực ít bị ảnh hưởng bởi BĐKH, diện tích lúa vẫn được duy trì để đảm bảo an ninh lương thực; đối với tiểu vùng sinh thái nội đồng thuận lợi về nguồn nước ngọt cho sản xuất nông nghiệp và ít chịu ảnh hưởng bởi BĐKH thì các hệ canh tác nông nghiệp phổ biến là: trồng lúa 2 vụ, lúa 3 vụ, trồng chuyên canh rau màu hoặc luân canh rau màu trên đất trồng lúa, nuôi cá nước ngọt, chăn nuôi bò, dê, trồng cây ăn trái (Sơri). Hệ thống canh tác độc canh có tính bền vững thấp hơn so với hệ thống canh tác đa canh. 101 ĐẶT VẤN ĐỀ Hệ sinh thái nông nghiệp là hệ sinh thái nhân văn điển hình, cấu tạo từ hệ xã hội và hệ sinh thái. Các hệ sinh thái nông nghiệp không tự ổn định, mà đòi hỏi sự hỗ trợ đầu vào của con người, làm cho chúng khác với các hệ sinh tự nhiên do con người tự thiết kế. Các hệ sinh thái nông nghiệp thường không đạt được mức độ hoàn hảo ở mọi đặc tính, tối ưu, theo đặc tính này có thể dẫn đến tối thiểu ở đặc tính khác (Nguyễn Thị Phương Loan, 2012; Lê Trọng Cúc, 2015). Hệ sinh thái nông nghiệp là một hệ sinh thái điển hình của huyện Gò Công Đông, lao động tham gia vào hệ sinh thái chiếm 82,3% lao động của toàn huyện (UBND huyện Gò Công Đông, 2015). Lúa nước là cây trồng nông nghiệp chính của huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Năm 2015, diện tích canh tác là 10.797,3 ha, chiếm 56,65% diện tích đất nông nghiệp của huyện (Phòng TN&MT huyện Gò Công Đông, 2015), là cây lương thực có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội. Sản xuất lúa nước của huyện không những ổn định đời sống của người trồng lúa, mà còn góp phần đảm bảo an ninh lương thực và cung ứng một phần cho xuất khẩu. Trong quá trình sản xuất, người nông dân tại huyện Gò Công Đông đã thực thi và phát triển các mô hình nông nghiệp sinh thái bền vững thân thiện với môi trường, phù hợp với điều kiện tự nhiên và thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất. Từ đó, đã tạo nên một hệ sinh thái nhân văn nông nghiệp và có tương tác qua lại với môi trường xung quanh, đặc biệt là tương tác với biến đổi khí hậu (BĐKH). Bài viết này trình bày mối qua hệ giữa hệ sinh thái nông nghiệp và vấn đề thích ứng với BĐKH, nhằm làm rõ tác động của BĐKH, biến đổi tự nhiên đến sử dụng đất nông nghiệp và sự thay đổi của hệ xã hội, để thích ứng, sống chung và cùng đồng hành với BĐKH, đồng thời, làm rõ những tính chất cơ bản của hệ sinh thái nông nghiệp trên một địa bàn nghiên cứu cụ thể. Đây là một điểm mới về vấn đề thích ứng với BĐKH trên cơ sở hệ sinh thái nhân văn, là cơ sở khoa học quan trọng cho việc xây dựng các giải pháp sử dụng hiệu quả đất lúa nước trong bối cảnh BĐKH diễn ra phức tạp, khó lường. 102 1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Phương pháp thu thập và tham khảo thông tin thứ cấp Tác giả tiến hành thu thập thông tin từ các nguồn có sẵn và tiến hành phân tích tài liệu, số liệu thứ cấp, để nắm bắt được các vấn đề liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Các nguồn thu thập thông tin thứ cấp bao gồm: các tác giả, nhà khoa học, các viện nghiên cứu, trường đại học, các cơ quan quản lý và địa phương. 1.2. Phương pháp phỏng vấn hộ Phỏng vấn để thu thập thông tin về thực trạng sử dụng đất lúa, kinh nghiệm và tri thức địa phương của hệ xã hội và vấn đề thích ứng với BĐKH. Để thực hiện nội dung này, tác giả đã tiến hành phỏng vấn 90 phiếu điều tra các hộ. Cách chọn hộ điều ra được bố trí theo các tiểu vùng sinh thái như sau: tiểu vùng sinh thái ven biển: xã Tân Thành (30 phiếu điều tra); tiểu vùng sinh thái ven sông: xã Phước Trung (30 phiếu); tiểu vùng sinh thái nội đồng: xã Bình Nghị (30 phiếu) để thấy rõ sự thay đổi các hệ thống canh tác mà hệ xã hội thực thi để thích ứng với những BĐKH của từng tiểu vùng. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 2.1. Ranh giới giữa hệ tự nhiên và hệ xã hội 2.1.1. Hệ tự nhiên Gò Công Đông là vùng đất nằm giữa 3 cửa sông lớn: cửa Tiểu, cửa Đại (thuộc sông Tiền) và cửa sông Vàm Cỏ, phía Đông có bờ biển bằng phẳng dài 32 km tiếp giáp Biển Đông. Đây đều là những hệ sinh thái mở là nơi đón nhậ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: