Hệ số co giãn thay thế trong tăng trưởng kinh tế: Khái niệm, thực nghiệm và hàm ý chính sách
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hệ số co giãn thay thế trong tăng trưởng kinh tế: Khái niệm, thực nghiệm và hàm ý chính sách Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 HỆ SỐ CO GIÃN THAY THẾ TRONG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ: KHÁI NIỆM, THỰC NGHIỆM VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH Nguyễn Ngọc Thạch Viện NCKH&CNNH, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh TÓM TẮT Hầu hết các công trình khoa học tại Việt Nam và trên thế giới, từ các nhà kinh tế nhận giải Noben như Solow hay Romer cho đến các phân tích thực nghiệm sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas để trình bày kết quả nghiên cứu. Hạn chế của dạng hàm này là các tiền đề của nó quá cứng nhắc mà không phù hợp với hiện thực, đặc biệt che dấu vai trò của hệ số co giãn thay thế (elasticity of substitution) giữa vốn và lao động trong phân tích động thái tăng trưởng kinh tế. Hàm CES (constant elasticity of substitution) và sau này là hàm VES (variable elasticity of substitution) với các tiền đề linh hoạt hơn, cụ thể là hệ số co giãn cố định và khác một (đối với hàm CES) và thay đổi (đối với hàm VES), được sử dụng ngày càng phổ biến. Do vậy, tác giả thực hiện lược khảo các phân tích lý luận và thực nghiệm để khám phá hệ số co giãn thay thế và vai trò của nó đối với tăng trưởng kinh tế. Tác giả cũng định dạng hàm CES dựa trên dữ liệu của các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam như một minh chứng thực nghiệm, thông qua việc sử dụng phương pháp hồi quy phi tuyến tính hiệu ứng hỗn hợp Bayes. Kết quả thực nghiệm phù hợp với nhiều nghiên cứu được lược khảo, cụ thể hàm sản xuất CES được ước lượng có hệ số co giãn thay thế nhỏ hơn một. Từ khóa: hệ số co giãn thay thế giữa vốn và lao động, tăng trưởng kinh tế, hàm CES, phương pháp hồi quy phi tuyến tính Bayes. ABSTRACT Most scientific works in Vietnam and around the world, from Nobel winners such as Solow or Romer to empirics, use the Cobb-Douglas production function to present research results. The limitation of this type of function is that its premise is too restricted, so not suitable for reality, especially hides the role of elasticity of capital-labor substitution in analysis of economic growth. The CES (constant elasticity of substitution) and later VES (variable elasticity of substitution) function with more flexible presumption, namely constant and different from one elasticity (for the CES) and variable elasticity (for the VES), have been increasingly applied. Therefore, the author conducts an overview of theoretical and empirical studies to explore the elasticity of capital-labor substitution and its role for economic growth. The author also specified a CES function based on the data of Vietnamese manufacturing enterprises as one additional empirical evidence, through the use of Bayes' non-linear mixed-effects regression. The findings are consistent with many studies reviewed, specifically, the estimated CES have an elasticity of capital-labor substitution smaller than one. Keywords: elasticity of capital-labor substitution, economic growth, CES, Bayesian non-linear mixed- effects regression 1. Đặt vấn đề Vai trò rất quan trọng của hàm sản xuất trong lý thuyết tăng trưởng là không thể phủ nhận. Trong hơn nửa thế kỷ qua, lý thuyết tăng trưởng đã chứng kiến sự ra đời của nhiều hàm sản xuất phi-Cobb-Douglas, như CES và VES cùng với nhiều biến thế của chúng. Từ khi ra đời vào năm 1928, hàm Cobb-Douglas trở nên rất phổ biến nhờ sự dễ dàng trong sử dụng và tính thích ứng thực nghiệm của nó với nhiều bộ dữ liệu khác nhau. [54], [55] hay [48]. [49] đều sử dụng hàm này để trình bày lý thuyết tăng trưởng của mình. Tuy nhiên, dạng hàm này bị chỉ trích vì các tiền đề quá cứng nhắc, một trong số đó là hệ số co giãn thay thế giữa vốn và lao động (sau đây, viết ngắn gọn là hệ số co giãn thay thế) bằng một mà không phù hợp với hiện thực như nhiều kết quả thực nghiệm đã chỉ ra (Bảng 1). [2] kết luận hệ số co giãn thay thế giữa các đầu vào bằng một là không 440 Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 phù hợp với nền kinh tế Mỹ, trong khi [64] chỉ ra hàm Cobb-Douglas không thích hợp cho việc xây dựng mô hình chính sách về biến đổi khí hậu, còn theo [65], hệ số co giãn thay thế của hàm sản xuất tổng và hàm sản xuất của hầu hết các ngành của Mỹ có các giá trị ước lượng nhỏ hơn 0,62. Như vậy, hàm sản xuất CES với hệ số co giãn thay thế không đổi và khác một được công bố vào năm 1961. Rồi sau đó, hàm sản xuất VES ra đời vì các nhà kinh tế tăng trưởng cho rằng hệ số thay thế phải thay đổi theo trình độ phát triển kinh tế. Bảng 1: Một số kết quả thực nghiệm chọn lọc về hệ số co giãn thay thế Period Production Input Elasticity of substitution Study function (σ) 1909-1949 CES K, L 0.57 Arrow et al. (1961) 1890-1958 CES K, L 1890-1918: 0.55 Brown-DeCani 1919-1937: 0.31 (1963) 1938-1958: 0.47 1899-1960 CES K ,L 0.32 1929-1963 CES K, L 0.67 David-Van de 1909-1960 CES and K, L ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chính sách tăng trưởng kinh tế Hệ số co giãn thay thế Hàm sản xuất CES Hàm sản xuất Cobb-Douglas Cách mạng công nghệ 4.0Gợi ý tài liệu liên quan:
-
Vấn đề bảo đảm chất lượng hàng hoá trong giao dịch qua sàn thương mại điện tử
10 trang 288 0 0 -
Quản lý kinh tế và môi trường: Phần 1
151 trang 80 0 0 -
Ảnh hưởng của mạng xã hội TikTok đến thế hệ Z
10 trang 68 1 0 -
Khuynh hướng nghiên cứu nhân văn số từ góc độ phân tích trắc lượng thư mục
10 trang 47 0 0 -
Ứng dụng tâm lý trong du lịch và xu hướng du lịch thông minh thời đại công nghệ
4 trang 45 0 0 -
Phát hiện mã độc IoT botnet dựa trên đồ thị PSI với mô hình Skip-gram
8 trang 41 0 0 -
8 trang 39 0 0
-
Nâng cao chất lượng công tác phục vụ bạn đọc tại Thư viện trường Đại Học Hoa Lư
5 trang 38 0 0 -
Tác động của chuyển đổi số đến ngành bảo hiểm Việt Nam
13 trang 33 0 0 -
Vận dụng mô hình 'lớp học đảo ngược' vào dạy học ở trường trung học phổ thông
9 trang 32 0 0 -
Bảo vệ dữ liệu cá nhân trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0
22 trang 32 0 0 -
7 trang 32 0 0
-
Sử dụng báo chí ngoại giao trong công tác thông tin đối ngoại của Hồ Chí Minh tại Tuyên Quang
7 trang 31 0 0 -
8 trang 30 0 0
-
Mô hình cân bằng tổng quát và phân tích chính sách kinh tế: Khuôn khổ lý thuyết
13 trang 29 0 0 -
Tiêu chí đo lường sự hài lòng của khách hàng tổ chức về sản phẩm của doanh nghiệp du lịch
3 trang 29 0 0 -
Ứng dụng công nghệ thông tin trong thu hút khách du lịch tại Bình Định
8 trang 28 0 0 -
Bàn về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
5 trang 27 0 0 -
Pháp luật về khoa học và công nghệ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
3 trang 26 0 0 -
Tăng cường áp dụng Fintech trong thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam
18 trang 26 0 0