Mô hình cân bằng tổng quát và phân tích chính sách kinh tế: Khuôn khổ lý thuyết
Số trang: 13
Loại file: pdf
Dung lượng: 520.30 KB
Lượt xem: 30
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết khám phá khái niệm giá trị nhằm làm rõ mối quan hệ giữa giá cả và giá trị trên thị trường. Mối quan hệ này là quan trọng trong việc xác định cân bằng thị trường và cân bằng tổng quát của nền kinh tế. Trên nền tảng lý thuyết này, bài viết tiếp cận phương pháp giá trị tăng thêm để đo lường tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và mô hình cân bằng tổng quát trên cơ sở cân bằng thị trường và cân bằng vĩ mô.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình cân bằng tổng quát và phân tích chính sách kinh tế: Khuôn khổ lý thuyết Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng MÔ HÌNH CÂN BẰNG TỔNG QUÁT VÀ PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH KINH TẾ: KHUÔN KHỔ LÝ THUYẾT GENEAL EQUILIBRIUM MODEL AND ECONOMIC POLICY ANALYSIS: A THEORETICAL FRAMEWORK PGS.TS. Trương Hồng Trình Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng trinh.th@due.edu.vn TÓM TẮT Bài viết khám phá khái niệm giá trị nhằm làm rõ mối quan hệ giữa giá cả và giá trị trên thị trường. Mối quan hệ này là quan trọng trong việc xác định cân bằng thị trường và cân bằng tổng quát của nền kinh tế. Trên nền tảng lý thuyết này, bài viết tiếp cận phương pháp giá trị tăng thêm để đo lường tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và mô hình cân bằng tổng quát trên cơ sở cân bằng thị trường và cân bằng vĩ mô. Công thức GDP không chỉ nhận diện các nhân tố và động lực cho tăng trưởng nền kinh tế, mà còn sử dụng như hàm mục tiêu trong các mô hình cân bằng tổng quát. Mô hình cân bằng tổng quát liên kết dữ liệu kinh tế với cân bằng vĩ mô cho phép phân tích và hoạch định sự chuyển dịch và tăng trưởng kinh tế. Từ khóa: khái niệm giá trị, GDP, cân bằng tổng quát, phân tích chính sách kinh tế. ABSTRACT This paper explores the value concept for explaining the relationship between price and value in the market. This relationship is important in determining market equilibrium and general equilibrium of the economy. Based on this theoretical base, the paper approaches the value-added method for GDP measurement, and developes the basic general equilibrium model with market equilibriums and macro balances. The GDP formula not only identifies the driving factors and incentives of economic growth, but also uses as the objective function in the computable general equilibrium model. The CGE model contructed under the linking economic data and macro balances allows to analyse the changes in economic policy on the economic growth and transition. Keywords: value concept, GDP, general equilibrium, economic policy analysis. 1. Giới thiệu Tăng trưởng kinh tế luôn là chủ đề quan trọng trong các diễn đàn kinh tế. Nhiều nhà nghiên cứu cố gắng nhận diện các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế, các nhân tố cũng là cơ sở nền tảng hình thành các lý thuyết tăng trưởng kinh tế. Để giải quyết vấn đề này, các nhà kinh tế không chỉ hiểu về cân bằng tổng quát và đo lường tổng sản phẩm quốc nội (GDP), mà còn vận dụng các công cụ để phân tích các chính sách kinh tế (hay cú sốc kinh tế) đến sự chuyển dịch và tăng trưởng kinh tế. Trong các diễn đàn kinh tế, các nhà kinh tế nỗ lực trong việc khám phá khái niệm giá trị, khái niệm này đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mối quan hệ cung cầu và phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế. Leon Walras (1874) và Alfred Marshall (1890) cho rằng cả cung (chi phí sản xuất) và cầu (lợi ích tiêu dùng) có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, và là nhân tố ảnh hưởng đến giá trị của nhau. Trong khi Alfred Marshall (1890) phát triển phương pháp phân tích để giải thích giá trị dựa trên quan hệ cung cầu, Leon Walras (1874) xây dựng các mô hình lý thuyết về cân bằng tổng quát bằng cách tích hợp các ảnh hưởng của cung cầu đến toàn bộ nền kinh tế. Từ những nền tảng lý thuyết này, các nhà kinh tế đã xây dựng các kỹ thuật 1 Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng phân tích để đánh giá tác động các chính sách đến nền kinh tế. Wassily Leontief (1941) đã phát triển mô hình I-O, kỹ thuật phân tích định lượng, để biểu thị các quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành phần của nền kinh tế hay các nền kinh tế khu vực với nhau. Mô hình I-O rất hữu ích cho phân tích kinh tế từ khi biểu thị mối quan hệ giữa dữ liệu kinh tế với cấu trúc ngành, nhưng mô hình hạn chế trong việc xem xét mối quan hệ tương tác trên thị trường của các thành phần trong nền kinh tế. Arrow and Debreu (1954) đã phát triển mô hình cân bằng tổng quát tính toán (CGE) để nghiên cứu cách thức nền kinh tế phản ứng với các thay đổi của chính sách kinh tế. Mô hình cân bằng tổng quát được xây dựng dựa trên các thành phần (hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ và phần thế giới bên ngoài), các thị trường (hàng hóa, nguồn lực, tài chính), và các cân bằng vĩ mô (cân bằng bên trong, cân bằng chính phủ, cân bằng bên ngoài). Bằng cách thay đổi các chính sách kinh tế hay cú sốc kinh tế, các cân bằng thị trường và cân bằng vĩ mô sẽ được tái xác lập cho nền kinh tế. Mô hình CGE rất hữu ích cho hoạch định chính sách, trong đó sự liên kết giữa dữ liệu kinh tế với các cân bằng vĩ mô là rất quan trọng khi xây dựng mô hình cân bằng tổng quát (CGE). Để phát triển các mô hình cân bằng tổng quát, các nhà kinh tế cần định nghĩa hàm lợi ích và các điều kiện cân bằng tổng quát. Các hàm lợi ích được sử dụng phổ biến trong các mô hình CGE như hàm lợi ích Cobb-Douglas và hàm lợi ích Stone-Greary (Lofgren & cộng sự, 2002; Sue Wing, 2004; Hosoe & cộng sự, 2010). Tuy nhiên, các hàm lợi ích này không tích hợp các biến giá cả và giá trị. Điều này dẫn đến một hạn chế, đó là các mô hình này không thể xem xét cân bằng giá trị giữa doanh nghiệp và khách hàng. Ngoài ra, các mô hình cân bằng tổng quát trước đây xem xét điều kiện cân bằng thị trường cho cả thị trường nguồn lực và thị trường sản phẩm, dưới góc độ cân bằng giá cả chứ chưa xem xét cân bằng giá trị. Ngoài ra, sự khác nhau trong các mô hình cân bằng tổng quát là do cách thức vận dụng các phương pháp cân bằng khác nhau. Hosoe & cộng sự (2010) sử dụng mô hình lợi nhuận bằng không với giả định rằng các doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo và sự cạnh tranh dẫn đến lợi nhuận bằng không tại điểm cân bằng thị trường. Trong khi đó, Lofgren & cộng sự (2002) vận dụng mô hình đạo hàm bậc nhất ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình cân bằng tổng quát và phân tích chính sách kinh tế: Khuôn khổ lý thuyết Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng MÔ HÌNH CÂN BẰNG TỔNG QUÁT VÀ PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH KINH TẾ: KHUÔN KHỔ LÝ THUYẾT GENEAL EQUILIBRIUM MODEL AND ECONOMIC POLICY ANALYSIS: A THEORETICAL FRAMEWORK PGS.TS. Trương Hồng Trình Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng trinh.th@due.edu.vn TÓM TẮT Bài viết khám phá khái niệm giá trị nhằm làm rõ mối quan hệ giữa giá cả và giá trị trên thị trường. Mối quan hệ này là quan trọng trong việc xác định cân bằng thị trường và cân bằng tổng quát của nền kinh tế. Trên nền tảng lý thuyết này, bài viết tiếp cận phương pháp giá trị tăng thêm để đo lường tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và mô hình cân bằng tổng quát trên cơ sở cân bằng thị trường và cân bằng vĩ mô. Công thức GDP không chỉ nhận diện các nhân tố và động lực cho tăng trưởng nền kinh tế, mà còn sử dụng như hàm mục tiêu trong các mô hình cân bằng tổng quát. Mô hình cân bằng tổng quát liên kết dữ liệu kinh tế với cân bằng vĩ mô cho phép phân tích và hoạch định sự chuyển dịch và tăng trưởng kinh tế. Từ khóa: khái niệm giá trị, GDP, cân bằng tổng quát, phân tích chính sách kinh tế. ABSTRACT This paper explores the value concept for explaining the relationship between price and value in the market. This relationship is important in determining market equilibrium and general equilibrium of the economy. Based on this theoretical base, the paper approaches the value-added method for GDP measurement, and developes the basic general equilibrium model with market equilibriums and macro balances. The GDP formula not only identifies the driving factors and incentives of economic growth, but also uses as the objective function in the computable general equilibrium model. The CGE model contructed under the linking economic data and macro balances allows to analyse the changes in economic policy on the economic growth and transition. Keywords: value concept, GDP, general equilibrium, economic policy analysis. 1. Giới thiệu Tăng trưởng kinh tế luôn là chủ đề quan trọng trong các diễn đàn kinh tế. Nhiều nhà nghiên cứu cố gắng nhận diện các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế, các nhân tố cũng là cơ sở nền tảng hình thành các lý thuyết tăng trưởng kinh tế. Để giải quyết vấn đề này, các nhà kinh tế không chỉ hiểu về cân bằng tổng quát và đo lường tổng sản phẩm quốc nội (GDP), mà còn vận dụng các công cụ để phân tích các chính sách kinh tế (hay cú sốc kinh tế) đến sự chuyển dịch và tăng trưởng kinh tế. Trong các diễn đàn kinh tế, các nhà kinh tế nỗ lực trong việc khám phá khái niệm giá trị, khái niệm này đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mối quan hệ cung cầu và phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế. Leon Walras (1874) và Alfred Marshall (1890) cho rằng cả cung (chi phí sản xuất) và cầu (lợi ích tiêu dùng) có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, và là nhân tố ảnh hưởng đến giá trị của nhau. Trong khi Alfred Marshall (1890) phát triển phương pháp phân tích để giải thích giá trị dựa trên quan hệ cung cầu, Leon Walras (1874) xây dựng các mô hình lý thuyết về cân bằng tổng quát bằng cách tích hợp các ảnh hưởng của cung cầu đến toàn bộ nền kinh tế. Từ những nền tảng lý thuyết này, các nhà kinh tế đã xây dựng các kỹ thuật 1 Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng phân tích để đánh giá tác động các chính sách đến nền kinh tế. Wassily Leontief (1941) đã phát triển mô hình I-O, kỹ thuật phân tích định lượng, để biểu thị các quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành phần của nền kinh tế hay các nền kinh tế khu vực với nhau. Mô hình I-O rất hữu ích cho phân tích kinh tế từ khi biểu thị mối quan hệ giữa dữ liệu kinh tế với cấu trúc ngành, nhưng mô hình hạn chế trong việc xem xét mối quan hệ tương tác trên thị trường của các thành phần trong nền kinh tế. Arrow and Debreu (1954) đã phát triển mô hình cân bằng tổng quát tính toán (CGE) để nghiên cứu cách thức nền kinh tế phản ứng với các thay đổi của chính sách kinh tế. Mô hình cân bằng tổng quát được xây dựng dựa trên các thành phần (hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ và phần thế giới bên ngoài), các thị trường (hàng hóa, nguồn lực, tài chính), và các cân bằng vĩ mô (cân bằng bên trong, cân bằng chính phủ, cân bằng bên ngoài). Bằng cách thay đổi các chính sách kinh tế hay cú sốc kinh tế, các cân bằng thị trường và cân bằng vĩ mô sẽ được tái xác lập cho nền kinh tế. Mô hình CGE rất hữu ích cho hoạch định chính sách, trong đó sự liên kết giữa dữ liệu kinh tế với các cân bằng vĩ mô là rất quan trọng khi xây dựng mô hình cân bằng tổng quát (CGE). Để phát triển các mô hình cân bằng tổng quát, các nhà kinh tế cần định nghĩa hàm lợi ích và các điều kiện cân bằng tổng quát. Các hàm lợi ích được sử dụng phổ biến trong các mô hình CGE như hàm lợi ích Cobb-Douglas và hàm lợi ích Stone-Greary (Lofgren & cộng sự, 2002; Sue Wing, 2004; Hosoe & cộng sự, 2010). Tuy nhiên, các hàm lợi ích này không tích hợp các biến giá cả và giá trị. Điều này dẫn đến một hạn chế, đó là các mô hình này không thể xem xét cân bằng giá trị giữa doanh nghiệp và khách hàng. Ngoài ra, các mô hình cân bằng tổng quát trước đây xem xét điều kiện cân bằng thị trường cho cả thị trường nguồn lực và thị trường sản phẩm, dưới góc độ cân bằng giá cả chứ chưa xem xét cân bằng giá trị. Ngoài ra, sự khác nhau trong các mô hình cân bằng tổng quát là do cách thức vận dụng các phương pháp cân bằng khác nhau. Hosoe & cộng sự (2010) sử dụng mô hình lợi nhuận bằng không với giả định rằng các doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo và sự cạnh tranh dẫn đến lợi nhuận bằng không tại điểm cân bằng thị trường. Trong khi đó, Lofgren & cộng sự (2002) vận dụng mô hình đạo hàm bậc nhất ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Mô hình cân bằng tổng quát Dòng luân chuyển của nền kinh tế Ma trận hạch toán xã hội Cơ cấu chính sách kinh tế Chính sách tăng trưởng kinh tếTài liệu liên quan:
-
26 trang 169 0 0
-
Quản lý kinh tế và môi trường: Phần 1
151 trang 81 0 0 -
Cân bằng giá trị và mô hình cân bằng tổng quát
9 trang 29 0 0 -
Bàn về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
5 trang 28 0 0 -
Bài giảng Chính sách kinh tế - xã hội - Chương 6: Một số chính sách kinh tế chủ yếu (Năm 2022)
26 trang 26 0 0 -
Tác động của việc tăng thuế suất thuế giá trị gia tăng đến nền kinh tế Việt Nam
6 trang 23 0 0 -
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 3 - Đàm Quang Trung
25 trang 19 0 0 -
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 3 - Các đại lượng cơ bản của kinh tế vĩ mô
54 trang 19 0 0 -
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô: Chương 3 - PGS.TS. Nguyễn Ái Đoàn
20 trang 18 0 0 -
An sinh xã hội trong thời kỳ hội nhập quốc tế của Việt Nam
9 trang 17 0 0