Hệ thống chính quyền của họ Trịnh thế kỷ XVII - XVIIINhà Trịnh xuất hiện trên vũ đài chính trị năm 1545 với Trịnh Kiểm được vua Trang Tông ban chức Đô tướng tiết chế các quân doanh thủy bộ, kiêm Tổng nội ngoại Bình chương quân quốc trọng sự, gia phong Thái sư, tước Lạng quốc công. Do những chiến công đuổi được nhà Mạc và dư đảng, khôi phục được kinh thành Thăng Long, Trịnh Tùng được vua Lê Trang Tông ban cho kim sách (sách vàng) vào năm Quang Hưng thứ 17 (1594). Sau khi triều Minh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hệ thống chính quyền của họ Trịnh thế kỷ XVII - XVIII Hệ thống chính quyền của họ Trịnh thế kỷ XVII - XVIIINhà Trịnh xuất hiện trên vũ đài chính trị năm 1545 với Trịnh Kiểm được vuaTrang Tông ban chức Đô tướng tiết chế các quân doanh thủy bộ, kiêm Tổng nộingoại Bình chương quân quốc trọng sự, gia phong Thái sư, tước Lạng quốc công.Do những chiến công đuổi được nhà Mạc và dư đảng, khôi phục được kinh thànhThăng Long, Trịnh Tùng được vua Lê Trang Tông ban cho kim sách (sách vàng)vào năm Quang Hưng thứ 17 (1594).Sau khi triều Minh phái Sứ bộ sang nước ta mang theo lễ vật và xin kết tình lánggiềng hòa hiếu tháng 3 năm 1599, Trịnh Tùng đã thành công trong việc đặt quanhệ ngoại giao với triều Minh. Mặt khác, tạm thời để yên cho con cháu nhà Mạcchiếm cứ vùng đất Cao Bằng ở phía Bắc. Tháng 4 năm Quang Hưng thứ 22(1599), vua Trang Tông cử Thái tể Vinh Quốc công Hoàng Đình Ái đem kim sách(sách vàng) phong cho Trịnh Tùng làm Đô Nguyên súy Tổng quốc chính Thượngphụ Bình An vương (1). Trịnh Tùng được quyền “mở phủ Chúa, đặt quan thuộc”.Từ đó, mọi việc chính quyền, quân sự, thuế khóa đều do phủ Chúa trông coi, TrịnhTùng được quyết đoán mọi việc (2). Bắt đầu xuất hiện một thể chế chính trị đặcbiệt trong lịch sử Việt Nam, đó là hệ thống chính quyền kép mà thường được gọivới danh xưng Lưỡng đầu chế: vua Lê và chúa Trịnh.Tác giả Lê Kim Ngân trong tác phẩm chuyên khảo “Văn hóa chính trị Việt Nam:Chế độ chính trị Việt Nam thế kỷ XVII và XVIII” cho rằng: Lưỡng đầu chế đượccoi như định chế cổ truyền của dân tộc Việt Nam (3) trên cơ sở ràng buộc với nhaubằng tình cảm nhiều hơn là pháp lý.Ngược lại, lưỡng đầu chế vua Lê - chúa Trịnh mang nặng tính chất quyền lợi củahai dòng họ, vì vậy mối liên hệ pháp lý giữa hai vị đứng đầu vương triều và phủchúa “đòi hỏi phải đặt thành một quy tắc minh bạch và chặt chẽ” (4). Việc phânchia quyền lực tưởng chừng như rất rành rẽ, nhưng thực tế đã chứng minh vào thếkỷ XVII - XVIII, vương triều Lê tồn tại chỉ là trên danh nghĩa, còn thực quyền đãthuộc về Phủ đường nhà Trịnh, sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu quá trình xác lậpquyền lực của nhà Trịnh.Sau khi được phép chính thức của vua Lê cho quyền được lập Phủ Chúa vào năm1599, Trịnh Tùng đã thành lập chính quyền và các vị chúa Trịnh kế tiếp đã từngbước kiện toàn hệ thống tổ chức của dòng họ mình, chủ yếu là xây dựng và đổimới hệ thống chính quyền trung ương.Họ Trịnh đặt ra Phủ đường là nơi tập trung các đại thần để bàn luận các việc quânquốc trọng sự. Phủ đường bao gồm Ngũ phủ phụ trách quan võ và Phủ liêu phụtrách quan văn. Ngũ phủ, Phủ liêu chính là hệ thống chính quyền trung ương củanhà Trịnh. Tuy Phủ đường chỉ được có quyền hạn ban chức cho các quan từ tứphẩm trở xuống, còn vương triều Lê được phong chức các quan từ tam phẩm trởlên, song thực tế những viên quan tứ phẩm trở xuống mới chính là những ngườitrực tiếp điều hành hệ thống chính quyền của Lê – Trịnh. Vì vậy, Phủ đường đãthực sự nắm quyền cai trị nước Đại Việt (5).Việc đầu tiên mà Trịnh Tùng tiến hành vào năm 1600 là bãi bỏ các chức Tả hữutướng và Bình chương để đặt chức Tham tụng (tức là Tể tướng). Tuy chưa đặt raphẩm trật để lựa chọn Tham tụng, nhưng quyền lực của Tham tụng rất lớn. Vì vậy,việc tuyển lựa người đảm đương chức vụ này không nhất thiết phải có phẩm hàmcao nhất, có lúc là Thượng thư hoặc có khi là Thị Lang cũng được nhà Trịnh bổdụng. Nhưng quan trọng nhất là những người được bổ dụng phải “trung thành vớihọ Trịnh, giỏi việc hành chính, có tài điều khiển trăm quan” (6).Ngay năm sau (1601), họ Trịnh lại đặt thêm chức Bồi tụng (Nguyễn Danh Thế làngười đầu tiên giữ chức vụ này). Bồi tụng là chức phó cho Tham tụng, cũng đượctham gia bàn việc chính sự trong Phủ đường, thường có 3, 4 người đều “giữ bảnchức mà mang hàm dự vào chính sự dưới chức Tham tụng”. Việc lựa chọn Thamtụng cũng như Bồi tụng đều trực tiếp do chúa Trịnh quyết định (Nguyễn DanhThế, Ngô Trí Hòa đều được bổ từ Đô cấp sự trung lên giữ chức Bồi tụng) (7).Cơ quan bên dưới của Ngũ phủ, Phủ liêu là Phiên, hiện tại vẫn chưa xác định đượcthời điểm ra đời của Phiên, chỉ biết 3 Phiên gồm: Binh phiên, Hộ phiên và Thủysư phiên. Sách Đại Việt sử ký tục biên cho biết: “Theo chế độ cũ [thì phủ chúa]chỉ có 3 phiên Binh, Hộ và Thủy sư” (8). Việc lập ra cơ quan Phiên bên cạnh Lụcbộ của vương triều Lê nhằm mục đích thống lĩnh và kiểm soát quân đội (Binhphiên) mà trong đó thủy quan (Thủy sư phiên) là một lượng lực quân sự quantrọng để đối phó chủ yếu với quân đội họ Nguyễn ở phía Nam. Đồng thời, việc lậpra Hộ phiên nhằm kiểm soát ruộng đất và trưng thu thuế khóa cung cấp cho tàichính của nhà Trịnh.Cho đến năm 1718, Trịnh Cương mới chính thức lập ra 6 Phiên trực thuộc Phủđường, gồm có: Lai phiên, Lễ phiên, Hình phiên, Công phiên, Binh phiên và Hộphiên. Lúc này, không thấy tồn tại tên gọi Thủy sư phiên nữa, chắc chắn vai tròcủa Thủy sư phiên không còn quan trọng như trong ...