Thông tin tài liệu:
Hệ thống phanh tay hay còn gọi là phanh đậu xe, được vận hành bằng cơ khí, có công dụng giữ cho xe đứng yên mỗi khi đậu xe, dù xe đang đậu ở những nơi độ dốc khác nhau.Những nơi có độ ma sát giữa vỏ xe và mặt đường kém, phanh đậu xe sẽ giữ không cho bánh xe quay. Cơ cấu phanh tay phải có khóa cài kiểu cơ cấu bánh cóc để duy trì vị trí phanh của nó. Phanh tay có thể dùng chung guốc phanh và trống phanh hoặc đĩa phanh với phanh hành...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hệ thống phanh tay trên ô tô Hệ thống phanh tay trên ô tô Hệ thống phanh tay hay còn gọi là phanh đậu xe, được vận hànhbằng cơ khí, có công dụng giữ cho xe đứng yên mỗi khi đậu xe, dù xe đang đậu ở những nơi độ dốc khác nhau.Những nơi có độ ma sát giữa vỏ xe và mặt đườngkém, phanh đậu xe sẽ giữ không cho bánh xe quay.Cơ cấu phanh tay phải có khóa cài kiểu cơ cấu bánhcóc để duy trì vị trí phanh của nó. Phanh tay có thểdùng chung guốc phanh và trống phanh hoặc đĩaphanh với phanh hành trình, nhưng chúng phải tácđộng riêng biệt. Ngoài ra cơ cấu điều khiển củaphanh tay phải không liên hệ với hoạt động củaphanh hành trình.Thật ra, phanh tay không được thiết kế cho khả năngdừng khi xe đang chạy, mà chỉ yêu cầu là giữ xeđứng yên khi xe đã dừng. Nếu ai cố gắng dừng xemà chỉ dùng phanh tay thì sẽ thấy nó không thíchhợp và nguy hiểm như thế nào. Nếu phanh taykhông nhả ra hoàn toàn khi xe đang chạy sẽ dẫn đếnsớm bị mòn, bố phanh láng bóng do hiện tượng trượtbố phanh, nhưng điều nguy hiểm hơn là nhiệt phátsinh có thể làm sôi dầu phanh dẫn đến hậu quả làphanh mất tác dụng.a. Kết cấu và nguyên lý hoạt động phanh taydẫn động phanh cơ khíDẫn động bằng cơ khí được lắp trên trục thứ cấp hộpsố.Kết cấu. Hình 1. Phanh tay lắp trên trục thứ cấp hộp số1. Nút ấn; 2. Tay điều khiển; 3. Đĩa tĩnh; 4. Chốt; 5.Lò xo;6. Tang trống; 7. Vít điều khiển; 8. Guốc phanh.Đĩa tĩnh (3) của phanh được bắt chặt vào cacte hộpsố. Trên đĩa tĩnh lắp hai guốc phanh (8) đối xứngnhau sao cho má phanh gần sát mặt tang trốngphanh (6), lắp trên trục thứ cấp của hộp số. Đầudưới của má phanh tỳ lên đầu hình côn của chốt điềuchỉnh (7), đầu trên tỳ vào mặt một cụm đẩy guốcphanh gồm một chốt (4) và hai viên bi cầu. Chốt đẩyguốc phanh thông qua hệ thống tay đòn được nối vớitay điều khiển (2).Nguyên lý hoạt động.Muốn hãm xe chỉ cần kéo tay điều khiển (2) về phíasau qua hệ thống tay đòn kéo chốt (4) ra phía sauđẩy đầu trên của guốc phanh hãm cứng trục truyềnđộng. Vị trí hãm của tay điều khiển được khóa chặtnhờ cơ cấu con cóc chèn vào vành răng của bộ khóa.Muốn nhả phanh tay chỉ cần ấn ngón tay vào nút (1)để nhả cơ cấu con cóc rồi đẩy tay điều khiển (2) vềphía trước. Lò xo (5) sẽ kéoguốc phanh trở lại vị tríban đầu. Vít điều chỉnh (10) dùng để điều chỉnh khehở giữa má phanh và tang trống. Hình 2 . Phanh tay ôtô ZA3 – 53A.b. Kết cấu và nguyên lý hoạt động của phanhtay dẫn động phanh khí nénKết cấu Hình 3. Hệ thống phanh tay dẫn động phanh bằng khí nénNguyên lý hoạt động.Khi cần sử dụng phanh tay, người điều khiển khóađường ống dẫn khí nén đến buồng áp suất, màngcao su của buồng áp suất không bị áp suất của khínén tác động nên chiều dài của lò xo giãn ra tácđộng lên các chi tiết liên kết làm cho má phanh cùngguốc phanh ép sát vào tang trống hãm ôtô chuyểnđộng.Khi không cần sử dụng, người điều khiển mở khóakhí nén sẽ tràn vào làm tăng áp suất trong buồng ápsuất, các cơ cấu liên kết tác động theo làm cho cácmá phanh tách khỏi tang trống, như vậy ôtô có thểdi chuyển động được.