Danh mục

Hệ thống pháp luật và chế độ pháp quyền

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 220.64 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bước vào năm mới Tân Mão, người dân nước ta chỉ còn một thập kỷ để thực hiện ước mơ trở thành một quốc gia công nghiệp. Vẫn biết, cảng biển, khu công nghiệp, tàu cao tốc... và mọi văn minh vật chất khác đều có thể dựa trên tiền vay mà dựng lên chóng vánh. Song, một quốc gia công nghiệp còn cần tới phong cách ứng xử công nghiệp; ứng xử giữa các cá nhân, tổ chức trong xã hội phải dựa trên một hệ thống pháp luật bền vững. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hệ thống pháp luật và chế độ pháp quyền Hệ thống pháp luật và chế độ pháp quyềnBước vào năm mới Tân Mão, người dân nước ta chỉ còn một thập kỷ để thựchiện ước mơ trở thành một quốc gia công nghiệp. Vẫn biết, cảng biển, khucông nghiệp, tàu cao tốc... và mọi văn minh vật chất khác đều có thể dựa trêntiền vay mà dựng lên chóng vánh. Song, một quốc gia công nghiệp còn cần tớiphong cách ứng xử công nghiệp; ứng xử giữa các cá nhân, tổ chức trong xãhội phải dựa trên một hệ thống pháp luật bền vững. Trong một thập kỷ tới,diện mạo hệ thống pháp luật Việt Nam sẽ ra sao, những tác nhân nào gópphần định hình hệ thống pháp luật ấy là một đề tài rất lớn, cần được thảoluận. Bài viết dưới đây góp vài thiển ý mạo muội dự báo một số thách thứctrong xây dựng hệ thống pháp luật ở Việt Nam trong khoảng thời gian khôngcòn dài tiến tới năm 2020.X ây d ựng hệ thống luật pháp phải gắn với chế độ pháp quyềnNhà kinh tế học nổi danh Milton Friedman khi nhìn lại hơn một thập kỷ chuyểnđổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị tr ường ở các nước xã hộichủ nghĩa (XHCN) trước kia, đã bộc bạch rằng: “Lời khuyên của tôi cho các quốcgia này chỉ gồm có ba chữ: tư nhân hóa, tư nhân hóa, tư nhân hóa… Nhưng tôi đãlầm. Hóa ra xây dựng một chế độ pháp quyền xem ra là một nền tảng còn quantrọng hơn cả tư nhân hóa”1. Những thế hệ công dân thời chuyển đổi ở Liên Xô cũvà nhiều nước Đông Âu đã khó mà nhận ra quốc gia của họ sau hơn một thập kỷthực hiện “liệu pháp sốc” theo lời khuyên của những người theo chủ nghĩa tân tựdo. “Ông chủ” đã thay khuôn mặt mới, song trong hoang tàn của nền pháp chếXHCN bị quên lãng, một trật tự của cường lực, tiền bạc và những đặc quyền mớiđược thiết lập. Một nền công lý đáng tin cậy với bất kỳ ai trở n ên ngày càng xavời.Nhận biết cải cách thể chế cần cho quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thịtrường, thay vì hối thúc tư nhân hóa, các nhà tài trợ chuyển sang hỗ trợ xây dựngnhà nước, hỗ trợ xây dựng các nền tảng của quản trị quốc gia và chế độ phápquyền. Tại Việt Nam, sự giúp đỡ từ bên ngoài cũng bắt gặp những nỗ lực nội tạinhằm xây dựng một trật tự xã hội được quản lý bằng pháp luật. Sửa Hiến pháp, ghinhận định hướng xây dựng Việt Nam thành một Nhà nước pháp quyền XHCN,thập kỷ đã qua chứng kiến cuộc xây dựng pháp luật mạnh mẽ, có lẽ là thập kỷ xâydựng pháp luật mạnh mẽ nhất trong lịch sử nước ta cho đến nay. Có thể so sánhphần nào với thời Minh Trị canh tân ở Nhật Bản cuối thế kỷ XIX, hơn 100 nămsau, Việt Nam cũng bắt tay vào xây dựng những nền móng pháp luật quan trọngcho một xã hội công nghiệp bằng việc ban hành kế tiếp những bộ luật đồ sộ chịuảnh hưởng từ phương Tây.Ban hành văn bản pháp luật là một trong vô số những nỗ lực lớn hơn nhằm xâydựng một chế độ pháp quyền, nơi mà quyền tự do sở hữu, tự do khế ước và quyềntiệm cận công lý của mọi người dân được đảm bảo. Tự do cạnh tranh dựa trênnhững chuẩn mực ứng xử đáng tin cậy, đó là sự khác biệt cơ bản giữa một quốcgia công nghiệp và những nước nghèo. Luật pháp dày đặc, song nếu chúng chỉnhằm thay thế những “ông chủ” giữ độc quyền, thì danh tước được đổi tên mộtcách tân thời nhưng nguồn lực trong quốc gia vẫn bị kiểm soát bởi những nhómlợi ích đặc quyền. Khi ấy, hệ thống luật pháp trở thành pháo đài, chiến lũy bảo vệngười có quyền và thế lực, ngăn cản quyền tiệm cận nguồn lực và cơ hội thi thố tàinăng của người dân. Nếu điều ấy xảy ra, cũng tựa như vô số nước đang phát triểnkhác, chúng ta có nhà máy lọc dầu và có thể có đường sắt cao tốc, song chưa cónền pháp quyền cần cho một xã hội công nghiệp. Vì lẽ ấy, từ lời tự vấn của M.Friedman, nên nhìn nhận quá trình xây dựng hệ thống pháp luật ở Việt Nam vớimột tầm nhìn lớn hơn, tức là xây dựng một chế độ pháp quyền, bảo đảm công lýcho bất kỳ ai.Dự báo thứ nhất là: Hệ thống pháp luật nếu chỉ giúp nhà nước quản lý xã hội thìchưa đủ, hệ thống pháp luật phải gắn với chế độ pháp quyền, đảm bảo công lý chobất kỳ ai, không phân biệt họ thuộc nhóm xã hội nào. Nếu pháp luật là nhữngchuẩn mực, thì trong chế độ pháp quyền cần loại bỏ chuẩn mực kép, mọi ngườidân trong xã hội đều có cơ hội được tiệm cận công lý. Thập kỷ đã qua đánh dấunhiều thành tựu lập pháp to lớn, song việc xây dựng chế độ pháp quyền ở ViệtNam vẫn còn là một mục đích xa vời.Hướng về một hệ thống pháp luật với đa dạng các nguồn luậtNhư một hệ thống, luật pháp có thể được hiểu gồm hàng triệu quy phạm pháp luậtđược sắp đặt đôi khi duy lý và máy móc trong các chế định pháp luật, các chế địnhấy tùy theo cách phân loại mà hình thành nên vô tận các lĩnh vực pháp luật. Theohọc thuyết về pháp chế XHCN từ Liên Xô cũ, người ta chia hệ thống pháp luậtthành các ngành luật, đôi khi tương ứng với các ngành quản lý của bộ máy nhànước. Theo cách nhìn ấy, Đảng và Nhà nước dùng pháp luật như một công cụ đểcai quản xã hội, (chữ Đảng và Nhà nước thường được viết hoa, trong đó Đảngđồng nghĩa với một Đảng cộng sản lãnh đạo trong quốc gia XHCN). Sa ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: