Danh mục

Hệ thống quản trị theo mục tiêu (OKRs) – Những ưu điểm và thách thức của quá trình vận hành

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 642.93 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Hệ thống quản trị theo mục tiêu (OKRs) – Những ưu điểm và thách thức của quá trình vận hành" phân tích các giá trị mà OKR có thể đem đến cho doanh nghiệp cho các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời nêu ra những thách thức vận hành OKR tại doanh nghiệp. Bài viết có giá trị tham khảo cho những ai quan tâm đến mô hình quản trị theo OKR. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hệ thống quản trị theo mục tiêu (OKRs) – Những ưu điểm và thách thức của quá trình vận hành HỆ THỐNG QUẢN TRỊ THEO MỤC TIÊU (OKRs) – NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ THÁCH THỨC CỦA QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH Ngô Thị Bích Lan* Khoa Quan hệ quốc tế, Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP. HCM (HUFLIT) * Tác giả liên hệ: lanntb@huflit.edu.vn TÓM TẮT Quá trình vận hành và phát triển của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã áp dụng nhiều mô hình quản trị khácnhau, nhằm đạt mục tiêu cao nhất là lợi ích tối đa của doanh nghiệp. Trong phạm vi bài nghiên cứu, tác giả giới thiệu vềmô hình OKR (Objectives & Key Results) là hệ thống quản trị theo mục tiêu và kết quả then chốt. Đây là mô hình quảntrị đã được nhiều tập đoàn lớn áp dụng và triển khai hiệu quả như Intel, Google, Spotify, Twitter… Thông qua bài viết,tác giả phân tích các giá trị mà OKR có thể đem đến cho doanh nghiệp cho các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời nêu ranhững thách thức vận hành OKR tại doanh nghiệp. Bài viết có giá trị tham khảo cho những ai quan tâm đến mô hình quảntrị theo OKR. Từ khóa: mô hình quản trị, mục tiêu, kết quả then chốt, OKR, sáng kiến1. Hệ thống quản trị theo mục tiêu (OKRs) là gì? OKRs (Objectives & Key Results) là hệ thống quản trị theo mục tiêu và kết quả then chốt. Nguyên tắc quản trị vàvận hành hệ thống theo OKRs được hình thành và triển khai áp dụng vào năm 1968 bởi Giám đốc điều hành Intel, AndyGrove. Phương pháp này được cho là phát triển từ MBO (Management by Objectives) – Quản lý theo mục tiêu, lần đầutiên đưa ra bởi Peter Drucker trong cuốn sách “The Practice of Management”. Sau đó, John Doerr đã góp phần hoàn thiệnOKRs và đưa vào triển khai rộng rãi ở Google. Cho đến nay, nhiều công ty hàng đầu thế giới đã sử dụng và vận hành mô hình quản trị theo mục tiêu OKRs trên toàncầu như Spotify, Twitter, Airbnb, LinkedIn, Samsung, Microsoft, Amazon, Colgate, Walmart, Gap, ING… 5 Vậy mô hình OKRs hoạt động như thế nào để tạo ra mô hình quản trị hiệu quả cho hàng loạt doanh nghiệp lớn, đặcbiệt là các công ty ở lĩnh vực công nghệ?2. Nguyên lý hoạt động và quá trình vận hành của OKRs OKRs hoạt động dựa trên 3 nhân tố then chốt là: Objectives (Mục tiêu) – Key Results (Kết quả then chốt) – Initiatives(Sáng kiến). Mối quan hệ giữa 3 nhân tố này được mô tả như sau:2.1 Mục tiêu (Objectives) Trả lời cho câu hỏi Bạn muốn đi đâu? Mục tiêu sẽ bao gồm mục tiêu cam kết (Committed) và mục tiêu khát vọng(Aspirational). Mục tiêu sẽ cho thấy tham vọng và định hướng sẽ phát triển công ty, tổ chức như thế nào. Ví dụ như, mộtdoanh nghiệp du lịch có thể xác định mục tiêu của họ là trở thành doanh nghiệp cung ứng dịch vụ du lịch top đầu củaViệt Nam? Hoặc một công ty vận tải xây dựng mục tiêu trong vòng 5 năm tới sẽ trở thành công ty vận tải hàng đầu ĐôngNam Á… Đó chính là nguyên tắc xây dựng và quản trị doanh nghiệp dựa trên mục tiêu của OKRs. Từ mục tiêu lớn của doanh nghiệp, các thành phần trong doanh nghiệp sẽ xây dựng những mục tiêu cụ thể để hoànthành mục tiêu chung. Ví dụ như công ty A đưa ra mục tiêu trở thành doanh nghiệp cung ứng dịch vụ du lịch top đầu củaViệt Nam trong 5 năm tới, thì các bộ phận trong công ty có thể là: nhân sự, marketing, điều hành tour, hướng dẫn viên,chăm sóc khách hàng kế toán… sẽ xây dựng mục tiêu bộ phận làm sao để trong 5 năm tới, sẽ hoàn thành mục tiêu lớncủa công ty. Chẳng hạn như, bộ phận nhân sự cần tuyển dụng và đào tạo 10 giám đốc chi nhánh, 20 điều hành tour chuyênnghiệp, 100 hướng dẫn viên đạt chuẩn trong nước và quốc tế…; Bộ phận marketing sẽ xây dựng mục tiêu là mở rộng thịtrường nội địa ở 10 tỉnh và thành phố lớn, quảng bá hình ảnh và thương hiệu của công ty trên các kênh truyền thông vàtruyền hình…5 https://okrinternational.com/wp-content/uploads/2022/08/OKR-vs.-Agile-SCRUM.pdf 1402.2 Key Results (Kết quả then chốt) Trả lời cho câu hỏi Làm thế nào để bạn biết rằng bạn đạt được điều đó? Kết quả then chốt là những kết quả có giátrị định lượng, lượng hóa từng thành tựu mà các mục tiêu đã được đề ra. Ví dụ như một doanh nghiệp để trở thành côngty vận tải hàng đầu Đông Nam Á trong vòng 5 năm, thì có cái gì chứng minh cho điều đó? Kết quả then chốt có thể đượctính bằng số lượng mặt hàng, đơn hàng mà công ty đó nhận được trong khoảng 5 năm đạt yêu cầu mục tiêu đề ra. Ví dụnhư mục tiêu ban đầu của Bộ phận marketing là đạt được 2000 đơn hàng quốc tế trong 5 năm, thì sau 5 năm họ đạt hoặcvượt con số 2000 đơn hàng, đó chính là kết quả then chốt. Một mục tiêu có thể có nhiều kết quả then chốt, sao cho đápứng được mục tiêu lớn của doanh nghiệp. Một ví dụ khác là bộ phận nhân sự sẽ đưa ra mục tiêu là tuyển dụng 100 tài xếhoặc lái tàu biển đạt chuẩn quốc tế và hoàn thành 1000 chuyến vận tải thành công trong khu vực Đông Nam Á.2.3 Initiatives (Sáng kiến) Trả lời cho câu hỏi cái gì giúp bạn đạt được điều đó. Quá trình vận hành và triển khai OKRs, để đạt được mục tiêuvà kết quả then chốt không thể thiếu những sáng kiến. OKRs đề cao tính linh hoạt và sáng tạo của mỗi thành tố bộ phận,mỗi cá nhân, tập thể trong doanh nghiệp. Họ chính là những người đưa ra sáng kiến, cách làm hiệu quả nhất để đạt đượcmục tiêu cá nhân/bộ phận/công ty. Các sáng kiến thường không có giới hạn và điều này đồng thời giúp cá nhân/bộphận/doanh nghiệp không chỉ có thể đạt tiêu cam kết (Committed) mà còn đưa doanh nghiệp đi xa hơn khi đạt mục tiêukhát vọng (Aspirational). Về điểm này, OKRs có định hướng tạo ra không gian bức phá cho khả năng tiềm ẩn của nhânlực và sức mạnh nội tại của cơ quan, doanh nghiệp. Đây là đặc trưng cho thấy tính vượt trội và khác biệt của OKRs sovới KPIs (Key Performance Indicators) ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: