Danh mục

Hiện trạng dự báo tài nguyên nước trên lưu vực sông Hồng và sông Mê Kông

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 875.24 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết sẽ phân tích đánh giá tình hình thực hiện công tác dự báo thông báo tài nguyên nước vào Việt Nam trên lưu vực Sông Hồng và sông Mê Kông, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác dự báo và thông báo tài nguyên nước trên hai lưu vực sông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiện trạng dự báo tài nguyên nước trên lưu vực sông Hồng và sông Mê Kông Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” Doi: 10.15625/vap.2021.0117 HIỆN TRẠNG DỰ BÁO TÀI NGUYÊN NƢỚC TRÊN LƢU VỰC SÔNG HỒNG VÀ SÔNG MÊ KÔNG Lưu Thị Hồng Linh, Nguyễn Phương Anh, Phạm Thị Thu Huyền Viện Khoa học tài nguyên nước - Bộ Tài nguyên và Môi trường Tóm tắt Hơn 60 % lượng nước mặt của Việt Nam đều có nguồn gốc từ nước ngoài chảy vào. Tài nguyên nước hai lưu vực Sông Hồng và Mê Kông chịu tác động mạnh mẽ bởi khai thác sử dụng nước ở các quốc gia phía thượng lưu. Vào mùa cạn, đến trên 90 % lượng nước vào ĐBSCL có nguồn gốc từ ngoài Việt Nam. Trên Sông Hồng phía Trung Quốc có rất nhiều hồ chứa khai thác mạnh mẽ từ sau 2010. Cảnh báo, dự báo và thực hiện thông báo TNN và đánh giá các tác dộng do khai thác sử dụng nước phía thượng lưu cho các lưu vực sông liên quốc gia có ý nghĩa cực k quan trọng. Cần có nghiên cứu, đúc kết các phương pháp dự báo TNN hiện thời, đề xuất các phương pháp mới phù hợp với tình hình thực tế là cần thiết. Tiến tới thực hiện thông báo TNN trong mùa cạn cho các sông lớn liên quốc gia phục vụ công tác khai thác sử dụng nước một cách chủ động, nhằm phục vụ việc tham mưu, đề xuất đối sách về nguồn nước và xử lý kịp thời các vấn đề liên quan. Bài báo sẽ phân tích đánh giá tình hình thực hiện công tác dự báo thông báo tài nguyên nước vào Việt Nam trên lưu vực Sông Hồng và sông Mê Kông, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác dự báo và thông báo tài nguyên nước trên hai lưu vực sông. Từ khóa: Dự báo tài nguyên nước. 1. Mở đầu Dự báo tài nguyên nước là một bài toán mang tính đa ngành, phức tạp, thể hiện mối liên quan chặt chẽ giữa các yếu tố khí tượng, tài nguyên nước mặt, nước dưới đất và hải văn; được thực hiện trên các lưu vực sông tại mỗi quốc gia quản lý với yếu tố dự báo là tổng lượng nước đến lưu vực sông, tổng lượng nước tại cửa ra của lưu vực hoặc tại điểm kiểm soát và được so sánh với giá trị trung bình nhiều năm (TBNN) để đánh giá mức độ nhiều hay ít của nguồn nước. Nguồn nước được dự báo từ thượng lưu tới hạ lưu của lưu vực sông có xét đến vấn đề sự dụng nước trên lưu vực. Dự báo tài nguyên nước và dự báo thủy văn gần như không có sự tách biệt rõ ràng. 102 VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” Việc xác định và dự báo được diễn biến tài nguyên nước (nước mặt và nước dưới đất) cả về số lượng và chất lượng nước theo tháng, mùa, năm để thông báo và xây dựng kế hoạch phân bổ nguồn nước cho các hộ khai thác sử dụng là một bài toán khó mang tính chất liên hoàn và phức tạp thể hiện mối liên quan chặt chẽ giữa các yếu tố khí tượng, khí hậu, hải văn, khai thác sử dụng nước với nguồn nước mặt, nước dưới đất. Trong những năm gần đây, thiên tai lũ lụt và hạn hán trên các hệ thống sông suối của Việt Nam liên tiếp diễn ra. Trong một năm có thể vừa xảy ra hạn hán vừa xảy ra lũ lụt nghiêm trọng trên nhiều lưu vực sông. Lũ lụt diễn ra với nguyên nhân hình thành chính là do mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn. Lũ lụt gây ngập úng khiến nhiều nơi thiệt hại nặng nề về kinh tế, xã hội và con người. Hạn hán là một thiên tai tổng hợp. Hạn hán diễn ra từ từ và làm thoái hoá đất, gây giảm năng suất cây trồng, vật nuôi, tạo nguy cơ hoang mạc hoá, sa mạc hoá, gây khó khăn lớn cho sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế và xã hội ở các vùng chịu ảnh hưởng, đặc biệt với sản xuất nông nghiệp ở các vùng từ Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và các tỉnh phía Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá các phương pháp, công nghệ đang được áp dụng để dự báo, cảnh báo, thông báo diễn biến tài nguyên nước theo tháng, mùa, năm phục vụ điều hành hợp lý hệ thống hồ chứa, xây dựng kế hoạch khai thác sử dụng nước của các ngành kinh tế và giúp các nhà quản lý điều hành nguồn nước hợp lý trên các lưu vực sông nói chung và dự báo, cảnh báo, thông báo tài nguyên nước vào sông Mê Kông, Sông Hồng trên lãnh thổ Việt Nam nói riêng. 2. Hiện trạng dự báo, thông báo tài nguyên nƣớc vào Sông Hồng và sông Mê Kông trên lãnh thổ Việt Nam 2.1. Công tác dự báo, thông báo tài nguyên nước vào Sông Hồng Hiện nay trên lưu vực Sông Hồng chỉ có 2 cơ quan thực hiện công tác dự báo, thông báo tài nguyên nước là: Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia và Viện Quy hoạch Thủy lợi. Tuy nhiên, về đối tượng, thời gian, phương pháp thực hiện của các cơ quan khác nhau, cụ thể như sau: 2.1.1. Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia Đặc điểm dự báo: trên website của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, từ năm 2010, các dự báo tháng được thực hiện thường xuyên, dự báo đặc trưng lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình của dòng chảy và so sánh VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: