Nghiên cứu xây dựng lượng mưa trên lưới kết hợp giữa dữ liệu mưa vệ tinh GSMaP và mưa tự động tại Việt Nam
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu xây dựng lượng mưa trên lưới kết hợp giữa dữ liệu mưa vệ tinh GSMaP và mưa tự động tại Việt Nam TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN Bài báo khoa học Nghiên cứu xây dựng lượng mưa trên lưới kết hợp giữa dữ liệu mưa vệ tinh GSMaP và mưa tự động tại Việt Nam Thái Thị Bé Vân1,2*, Lê Thị Thanh Nga3 1 Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia; thaivan.meteo@gmail.com 2 Học viên cao học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội; thaivan.meteo@gmail.com 3 Trung tâm Ứng dụng công nghệ khí tượng thủy văn; thanhnga1324@gmail.com *Tác giả liên hệ: thaivan.meteo@gmail.com; Tel.: +84–941365898 Ban Biên tập nhận bài: 3/4/2023; Ngày phản biện xong: 22/5/2023; Ngày đăng bài: 25/5/2023 Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả tính toán lượng mưa trên lưới bằng việc kết hợp giữa số liệu mưa vệ tinh GSMaP và các trạm đo mưa tự động tại Việt Nam trong 04 tháng, tháng 8 và 9 của năm 2020 và 2021 thông qua phương pháp phân tích khách quan. 80 trạm quan trắc mưa tự động (tương đương 40% số liệu) đã được tách riêng để làm số liệu độc lập, 60% số trạm đưa vào chương trình phân tích khách quan để kết hợp 2 loại số liệu với nhau. Kết quả cho thấy, bộ số liệu kết hợp cho chất lượng ước lượng mưa tốt hơn khoảng 2–5% so với số liệu GSMaP gốc; số liệu kết hợp với bán kính ảnh hưởng 30km (L30) có sai số RMSE nhỏ nhất, cải thiện khoảng 5% so với số liệu GSMaP và có thể ứng dụng làm đầu vào cho các bài toán dự báo cực ngắn lượng mưa cũng như dự báo lũ, lũ quét và sạt lở đất. Từ khóa: Mưa trên lưới; GSMaP; Phân tích khách quan; Mưa tự động; Số liệu mưa kết hợp. 1. Giới thiệu Mục đích chính của bước phân tích khách quan của thuật toán đồng hóa số liệu là sự kết hợp thông tin từ các trường nền (trường phân tích, dự báo của mô hình, trường ước lượng mưa vệ tinh, ước lượng mưa từ radar, trường tái phân tích lượng mưa...), số liệu quan trắc địa phương (quan trắc trạm thủ công, tự động…) nhằm tạo ra một trường ban đầu tốt nhất có thể thông qua cực tiểu hàm giá (cost function), nhờ đó giúp nâng cao chất lượng trường phân tích, tạo ra ước lượng tốt nhất cho thời điểm ban đầu. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra, trong các yếu tố tạo nên chất lượng của một hệ thống dự báo tốt thì dữ liệu đầu vào, trường ban đầu là một phần rất quan trọng, đặc biệt là khi các nguồn dữ liệu ngày càng nhiều, thông tin đo đạc đa dạng, bằng cả phương pháp gián tiếp và trực tiếp [1–3]). Các mô hình dự báo (số trị, thống kê tuyến tính, thống kê phi tuyến…) phụ thuộc rất lớn vào trường ban đầu: kết quả dự báo sẽ hoàn toàn sai lệch khi điều kiện ban đầu của các mô hình dự báo, đặc biệt là dự báo định lượng mưa không chính xác. Mục đích của phân tích khách quan là xác định chính xác nhất sử dụng tất cả thông tin có sẵn kết hợp với các số liệu bổ sung và trường nền để thu được trường điều kiện ban đầu tối ưu, làm đầu vào cho các mô hình dự báo khác nhau. Theo Daley, vấn đề xác định điều kiện ban đầu cho công cụ dự báo là rất cần thiết, tuy nhiên, đây là một quá trình vô cùng phức tạp do không chỉ cần phân tích khách quan mà còn phải kiểm tra tính nhất quán theo không gian và các mối quan hệ động lực [4]. [5] đã sử dụng phương pháp phân tích khách quan thực nghiệm và đưa ra một chương trình nội suy cho độ Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2023, 749, 85-95; doi:10.36335/VNJHM.2023(749).85-95 http://tapchikttv.vn/ Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2023, 749, 85-95; doi:10.36335/VNJHM.2023(749).85-95 86 cao địa thế vị bằng việc vẽ các vòng tròn quanh từng điểm lưới, chỉ những điểm quan trắc nằm trong vòng tròn (của từng điểm lưới) mới có ảnh hưởng đến giá trị của điểm lưới đó (Hình 1). Phương pháp này có nhược điểm là là nếu dữ liệu quá thưa và phân bố dữ liệu theo thời gian không đồng đều sẽ không đủ để khởi tạo trường điều kiện ban đầu. Hình 1. Điểm lưới (chấm đỏ), các điểm quan trắc (màu xanh lá cây) nằm trong vùng bán kính ảnh hưởng (màu xanh dương) mới có ảnh hưởng tới giá trị phân tích tại điểm lưới (màu đỏ). [6–7] đã giới thiệu phương pháp hiệu chỉnh liên tiếp để khắc phục lượng dữ liệu quan trắc nghèo nàn bằng việc bổ sung thêm các thông tin từ trường nền, trường dự báo hạn ngắn hoặc từ các phân tích trước đó cho trường ban đầu. Nhìn chung có ba loại chính của kỹ thuật đồng hóa dữ liệu: phương pháp thực nghiệm của Gilchrist và Cressman, phương pháp biến phân dựa trên lý thuyết điều khiển tối ưu [8] và phương pháp thống kê dựa trên lý thuyết về ước lượng thống kê tối ưu [9] áp dụng trong lĩnh vực khí tượng. Bước ngoặt của đồng hóa số liệu là các phương pháp biến phân (3D-VAR, 4D-VAR) lần đầu tiên được giới thiệu trong khí tượng bởi [10–11]. Bằng cánh tối ưu hóa một hàm giá (cost function), bài toán biến phân tập trung vào việc tìm kiếm trạng thái khí quyển có khả năng xảy ra cao nhất ứng với một tập quan trắc và một trạng thái nền cho trước. Ưu điểm của phương pháp này là hàm giá được cực tiểu hoá trên toàn miền và các quan trắc được dàn đều, tránh được tình huống “mắt trâu” từ một điểm có giá trị quá lớn. Nhìn chung cùng với sự phát triển mạnh mẽ của máy tính, cho phép thực hiện được các thuật toán phân tích khách quan một cách nhanh chóng và có hệu quả, nên đồng hóa số liệu trong khí tượng chỉ thực sự phát triển mạnh trong khoảng 20 năm gần đây mặc dù đã được quan tâm từ đầu những nă ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khí tượng thủy văn Mưa trên lưới Mưa tự động Số liệu mưa kết hợp Trạm đo mưa tự độngTài liệu cùng danh mục:
-
8 trang 329 0 0
-
12 trang 279 0 0
-
8 trang 264 0 0
-
Thực trạng và giải pháp trong phân cấp hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn
12 trang 226 0 0 -
17 trang 212 0 0
-
Giáo trình Thổ nhưỡng học: Phần 1
192 trang 194 0 0 -
13 trang 178 0 0
-
9 trang 157 0 0
-
Giáo trình Quản lý và xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại: Phần 1
198 trang 143 0 0 -
4 trang 132 0 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 20 0 0 -
94 trang 17 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 18 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 17 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 20 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 17 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 18 0 0 -
39 trang 18 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 18 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 18 0 0