Danh mục

Hiện trạng nuôi cá tra và sản xuất giống

Số trang: 8      Loại file: doc      Dung lượng: 122.00 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Theo đánh giá của tổ chức Nông lương thế giới (FAO) Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản nhanh nhất thế giới với tốc độ tăng giá trị trung bình giai đoạn 1998-2008 đạt 18%. Đóng góp vào thành tích đó phải nói tới nghề nuôi cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2008 sản lượng cá tra chiếm tới hơn 50% sản lượng thuỷ sản nuôi trồng, chiếm 27% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu ngành thuỷ sản....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiện trạng nuôi cá tra và sản xuất giống HIỆN TRẠNG NUÔI CÁ TRA, SẢN XUẤT GIỐNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIỐNG Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2009 I. Hiện trạng về sản xuất cá tra giống 1. Đánh giá chung về nuôi cá tra Theo đánh giá của tổ chức Nông lương thế giới (FAO) Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản nhanh nhất thế giới với tốc độ tăng giá trị trung bình giai đoạn 1998-2008 đạt 18%. Đóng góp vào thành tích đó phải nói tới nghề nuôi cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2008 sản lượng cá tra chiếm tới hơn 50% sản lượng thuỷ sản nuôi trồng, chiếm 27% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu ngành thuỷ sản. Nuôi cá tra thực sự phát triển nhanh từ năm 2000 do sản phẩm được xuất khẩu sang các nước ngày càng nhiều, mang lại hiệu quả cao và cá tra đã trở thành một mặt hàng chiến lược quan trọng, góp phần đưa Việt Nam trở thành nước đứng thứ 6 thế giới về xuất khẩu thuỷ sản, thứ 5 về nuôi trồng. Năm 2000 có 5 tỉnh nuôi cá tra và cá basa với diện tích 2.125 ha và 2.900 bè trên sông đạt sản lượng 106 ngàn tấn, trong đó cá basa chiếm 11,5%. Năm 2005 có tới 13 tỉnh nuôi cá tra sản lượng đạt 417 ngàn tấn, trong đó cá basa nuôi bè hiệu quả thấp hơn không được chú ý phát triển nuôi như trước nữa chỉ còn chiếm 0,5%. Năm 2008 sản lượng cá tra đạt khoảng 1,2 triệu tấn, bằng 24% tổng sản lượng thuỷ sản của cả nước; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1,2 tỷ USD; tạo được việc làm cho khoảng 50 ngàn lao động (42 ngàn lao động nuôi cá và 8 ngàn lao động sản xuất cá giống). Nuôi cá tra còn thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Tuy nhiên, tình hình sản xuất và tiêu thụ cá tra trong mấy năm qua đang thể hiện sự thiếu bền vững. Có rất nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau đang được Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ ngành, các địa phương, các tổ chức Hiệp hội nuôi cá và chế biến xuất khẩu đang chung tay triển khai các giải pháp đồng bộ để khắc phục một cách hữu hiệu. Trong đó, về khâu nuôi cá nguyên liệu, vấn đề phải giảm giá thành và nâng cao chất lượng thịt cá rất được quan tâm. Vấn đề này có thể giải quyết được thông qua các yếu tố đầu vào mà một phần là từ chất lượng con giống. 1 Bảng 1. Sản lượng cá tra nuôi từ năm 2000- 2008(tấn) TT Tỉnh, thành N.2000 N.2003 N.2004 N.2005 N.2008 1 Long An - - 700 1.200 - 2 Tiền Giang 2.952 11.440 18.900 27.000 45.000 3 Bến Tre - - 12.034 4.500 100.223 4 Trà Vinh - - 10.604 8.324 5.789 5 Sóc Trăng - 2.400 5.850 13.560 49.200 6 Bạc Liêu - - 110 120 - 7 Cà Mau - - - 75 - 8 Kiên Giang - - - 400 15.320 9 An Giang 30.000 56.451 70.605 108.888 268.091 10 Đồng Tháp 11.916 17.010 31.500 86.515 285.302 11 Vĩnh Long 750 7.700 15.396 31.800 110.838 12 Hậu Giang 2.400 3.375 6.250 40.480 13 Cần Thơ 6.630 35.698 41.383 82.850 207.771 Tổng 52.248 133.099 210.457 371.482 1.128.014 2. Hiện trạng sản xuất giống cá tra và công tác quản lý a) Tình hình sản xuất cá giống và nhu cầu giống cá tra Khâu đầu tiên có tính chất quyết định tới giá thành và chất lượng thịt cá tra là con giống. Con giống tốt nuôi sẽ lớn nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, có sức đề kháng cao với dịch bệnh, giảm chi phí thuốc phòng trị bệnh, tỷ lệ hao hụt thấp, nhờ vậy sẽ hạ giá thành sản phẩm. Chất lượng cá nguyên liệu cũng phụ thuộc vào phẩm giống, loại cá có thịt trắng dễ tiêu thụ và có giá cao hơn. Nhu cầu giống cá tra mỗi năm cần từ 1,8 tỷ đến 2,0 tỷ con. Hiện nay toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 116 trại sinh sản cá bột hoạt động (thời gian cao điểm tới 235 trại), với khoảng 4000 hộ ương cá giống trên diện tích hơn 2250 ha, năng lực sản xuất được hơn 1,8 tỷ cá giống, về cơ bản đáp ứng đủ cho nhu cầu nuôi. Việc sản xuất cá giống tập trung nhiều nhất ở Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Tiền Giang. Hiện trạng sản xuất giống cá tra đang phát triển theo quy luật cung - cầu và quy luật giá trị, nhưng chưa được quản lý chặt chẽ mà mang tính tự phát, vì lợi nhuận trước mắt. Khi cá nguyên liệu tiêu thụ được giá, diện tích nuôi tăng lên, giống trở nên khan hiếm sẽ bị đẩy giá lên cao. Khi đó xảy ra tình trạng sản xuất giống chạy theo số lượng mà không chú ý đến chất lượng. Hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh như tăng giá giống, xuất bán giống cỡ nhỏ, buôn bán dịch vụ giống lòng vòng làm cho con giống yếu đi không đảm bảo chất lượng. Nhiều cơ sở ương dưỡng, dịch vụ giống mới được hình thành một cách vội vàng không đảm bảo điều kiện sản xuất, kinh doanh theo quy định. Khi cá nguyên liệu bị hạ giá, khó tiêu thụ thì các trại 2 sinh sản cá bột thường không chú ý tới nuôi dưỡng đàn cá bố mẹ, cho ăn cầm chừng, thậm chí cắt giảm lượng thức ăn, cá phát dục kém. Nhưng nếu ngay sau đó cá nguyên liệu tiêu thụ được giá cao, nhu cầu giống tăng lên thì đàn cá bố mẹ bị bỏ đói đó lại được sử dụng ngay để sinh sản, lạm dụng thuốc kích dục tố liều cao để ép cho cá đẻ nhiều lần trong năm, trứng non, nhỏ, phát triển không đều nên cá bột rất yếu, tỷ lệ ương lên giống đạt rất thấp. Bảng 2. Năng lực sản xuất cá giống và nhu cầu cá giống của ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:

Nuôi trồng thủy sản ngư nghiệp nông nghiệp

Gợi ý tài liệu liên quan: