Danh mục

Hiện trạng phát triển và phân bố chợ Việt Nam

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 153.75 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung vào việc phân tích hiện trạng phát triển và phân bố chợ dưới các khía cạnh như quy mô và số lượng chợ, mật độ và bán kính phục vụ, mức độ lan tỏa của hàng hóa trong không gian, về cơ sở hạ tầng, thời gian hoạt động của chợ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiện trạng phát triển và phân bố chợ Việt Nam JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Science, 2013, Vol. 58, No. 2, pp. 141-148 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CHỢ VIỆT NAM Trương Văn Cảnh Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng Tóm tắt. Là hình thức thương mại truyền thống ở nước ta, chợ có mặt ở hầu khắp các địa phương trên cả nước để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Trong nền kinh tế thị trường với sự xuất hiện nhiều loại hình thương mại tiên tiến, hiện đại nhưng chợ vẫn tồn tại với tư cách là hình thức phổ biến nhất ở nước ta trong lĩnh vực trao đổi, buôn bán trong nước. Bài viết tập trung vào việc phân tích hiện trạng phát triển và phân bố chợ dưới các khía cạnh như quy mô và số lượng chợ, mật độ và bán kính phục vụ, mức độ lan tỏa của hàng hóa trong không gian, về cơ sở hạ tầng, thời gian hoạt động của chợ. Từ khóa: Chợ Việt Nam, hiện trạng phát triển, phân bố.1. Mở đầu Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, chợ là bộ phận cấu thành không thểthiếu trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Chợ là một dạng của thị trường, nơi thựchiện chức năng mua bán và trao đổi hàng hóa. Bên cạnh các giá trị kinh tế, chợ còn là nơigiao lưu gặp gỡ giữa mọi người, nơi thể hiện, giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống, bảnsắc dân tộc (nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa). Tính văn hóa củachợ được thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau như văn hóa ẩm thực, văn hóa giao tiếp,thông tin cộng đồng. Đồng thời chợ phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địaphương, là nơi thể hiện sự biến động của nền sản xuất xã hội như quan hệ cung - cầu,phản ánh chất lượng cuộc sống, mức thu nhập, khả năng thanh toán của nền kinh tế. Cùngvới quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta, chợ cũng ngày càng được phát triển ởtrình độ cao hơn, có quy mô lớn và số lượng nhiều hơn, phạm vi lan tỏa trong không gianrộng hơn. . . Bài báo phân tích hiện trạng phát triển mạng lưới chợ ở Việt Nam, một trongnhững hình thức tổ chức lãnh thổ quan trọng của hoạt động nội thương.Ngày nhận bài 21/9/2012. Ngày nhận đăng 15/2/2013.Liên lạc Trương Văn Cảnh, e-mail: trvcanh1712@gmail.com 141 Trương Văn Cảnh2. Nội dung nghiên cứu2.1. Khái niệm Chợ ra đời từ rất sớm trong lịch sử loài người. Nền sản xuất xã hội phát triển, mộtbộ phận nhân dân bắt đầu có sản phẩm dư thừa, tất yếu nảy sinh nhu cầu trao đổi hànghoá. Ban đầu, chợ chủ yếu là nơi để mọi người trao đổi sản phẩm dư thừa với nhau, hàngđổi hàng dựa trên thước đo là sự thoả thuận của hai bên. Sự phát triển và hoàn thiện củaquá trình trao đổi sản phẩm nảy sinh các vật ngang giá với tư cách là sự quy ước của conngười về giá trị. Các vật ngang giá trong lịch sử phải kể đến như vỏ sò, hòn đá, ngà voi...Từ đó, nảy sinh quan hệ trao đổi “hàng – vật ngang giá – hàng”. Sự ra đời của tiền tệ – vậtngang giá hiện đại, làm cho việc trao đổi của con người trên khắp thế giới trở lên thuậntiện hơn. Có nhiều cách hiểu khác nhau về chợ, nhưng theo cách hiểu thông thường thì chợ lànơi gặp gỡ giữa người mua và người bán để trao đổi, mua bán sản phẩm hàng hóa và dịchvụ. Theo Từ điển Tiếng Việt thì chợ là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu các hàng hóa, dịch vụ,chợ vốn là nơi tập trung các hoạt động mua bán hàng hóa giữa người sản xuất, người buônbán, người tiêu dùng. Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/3/2003 của Chính phủ về phát triển và quảnlí chợ thì khái niệm chợ được điều chỉnh trong Nghị định này là “chợ mang tính truyềnthống, được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch, đáp ứng các nhu cầu mua bán, traođổi hàng hóa và nhu cầu tiêu dùng của khu vực dân cư”. Khái niệm này đã đề cập đến tínhtổ chức của chợ và yêu cầu địa điểm tổ chức chợ phải được quy hoạch, mục tiêu của chợlà để đáp ứng nhu cầu hàng hóa và tiêu dùng của dân cư. Các nhà kinh tế thì cho rằng: chợ là loại hình thương nghiệp có tính chất truyềnthống, là một bộ phận của thị trường xã hội, nơi tập trung diễn ra các hoạt động mua bánhang hóa, dịch vụ của dân cư thuộc các thành phần kinh tế ở những địa điểm quy định [4]. Chợ theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam được hiểu là một môi trường kiến trúc côngcộng của một khu vực dân cư được chính quyền quy định, cho phép hoạt động mua bánhàng hóa và dịch vụ thương nghiệp. Như vậy, dù xét dưới góc độ nào thì khái niệm về chợ cũng bao hàm các nội dungchủ yếu về không gian họp chợ, thời gian họp chợ, chủ thể tham gia mua bán trao đổitrong chợ, đối tượng hàng hóa và các dịch vụ trao đổi mua bán trong chợ.2.2. Phân loại chợ ở Việt Nam Có nhiều cách phân loại chợ dựa vào những tiêu chí khác nhau: * Căn cứ theo không gian địa lí, có thể phân loại chợ theo các tiêu thức sau: - Theo địa giới hành chính hay phạm vi lưu thông của hàng hóa: chợ phường, xã,chợ huyện, liên xã, liên huyện, thị trấn, tỉnh, thành phố, chợ biên giới, cửa khẩu, chợ trongkhu kinh tế cửa khẩu... - Theo vùng lãnh thổ: chợ miền núi, chợ đồng bằng, chợ nông thôn, chợ thành phố,chợ ở các vùng kinh tế hay trung tâm kinh tế, hải đảo, chợ trên sông...142 Hiện trạng phát triển và phân bố chợ Việt Nam * Căn cứ vào thời gian họp chợ: - Theo thời gian trong ngày: chợ sáng, chợ chiều, chợ đêm, chợ họp cả ngày, chợhọp cả ngày và đêm... - Theo khoảng cách thời gian giữa các lần họp chợ: chợ hàng ngày, chợ phiên, chợmùa vụ... * Căn cứ vào hoạt động mua bán hàng hóa: - Theo loại hàng hóa chủ yếu được lưu thông qua chợ: chợ chuyên kinh doanh nôngsản thực phẩm, chợ chuyên kinh doanh hàng công nghiệp tiêu dùng, chợ chuyên kinhdoanh giống cây trồng, vật ...

Tài liệu được xem nhiều: