Danh mục

HIỆP KHÍ ĐẠO - Chương 3

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 99.72 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khi đã biết được cái bản thể của đời ta và nắm chắc được cái bản chất những sứ mạng của ta, thì mối quan tâm tiếp theo đó phải là tìm cách để thi hành những sứ mạng đó. Cuộc đời mà ta nhận lãnh từ vũ trụ gồm có hai yếu tố : thể xác và tinh thần. Ta có thể biểu lộ cái tương quan giữa hai yếu tố này bằng cách nói rằng thể xác chuyển động phù hợp với những hiệu lệnh của tinh thần, và tinh thần thì xử dụng thể xác. Hai...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HIỆP KHÍ ĐẠO - Chương 3 HIỆP KHÍ ĐẠO Chương 3 PHẦN MỘTNHỮNG NGUYÊN LÝ HIỆP KHÍ ĐẠO SỰ HỢP NHẤT GIỮA TINH THẦN VÀ THỂ XÁC Khi đã biết được cái bản thể của đời ta và nắm chắc được cái bản chấtnhững sứ mạng của ta, thì mối quan tâm tiếp theo đó phải là tìm cách để thihành những sứ mạng đó. Cuộc đời mà ta nhận lãnh từ vũ trụ gồm có hai yếu tố : thể xác và tinhthần. Ta có thể biểu lộ cái tương quan giữa hai yếu tố này bằng cách nóirằng thể xác chuyển động phù hợp với những hiệu lệnh của tinh thần, và tinhthần thì xử dụng thể xác. Hai yếu tố đó không thể tách rời nhau được. Cuộcsống con người sẽ không thể tiếp tục nổi nếu chỉ có một trong hai yếu tố ;nhưng nếu chúng liên kết với nhau, thì ta có thể phát biểu những khả năngcao cả nhất và những năng lực nội tại của ta. Hồi còn ở đại học, tôi có được nghe kể một câu chuyện về một nhà tuThiền như sau. Lúc đó nhà tu đó đã già (người bắt đầu tu đạo này lúc còntrẻ), rất yếu ớt, lại bị bệnh lao nặng. Dĩ nhiên thời nay những thuốc men tântiến đã có thể chữa được bệnh lao, nhưng hồi đó ai mắc phải thứ bệnh nàythì chỉ có chết. Rồi một hôm, trong lúc đang tham thiền thì nhà tu trẻ tuổi đóbỗng ngất đi. Các thầy thuốc đều nói rằng vô phương cứu chữa, còn chàngthì hết sức buồn rầu và cũng đành khoanh tay, yên phận chờ chết. Chàng nghĩ thầm : “Thật đáng buồn thay, giữa lúc đang tập đạo thì talại bị đau ốm, nhất là ta đã nhất quyết rắp tâm theo học đạo Thiền cho bằngđược. Nhưng nếu ta phải chết đi, thì ta sẽ chết đi một cách can đảm, và tangồi theo lối Thiền mà chết”. Chàng liền nhỏm dậy khỏi giường bệnh, ngồixếp chân theo lối Thiền, nhập vào một trạng thái chú ý tinh thần hết sứchoàn hảo, và yên tâm ngồi chờ chết. Nhưng nào chàng có chết. Ngày hômsau chàng lại nhỏm dậy, lại ngồi theo lối Thiền, và chờ đợi, nhưng cái chếtvẫn không đến. Rồi ngày này sang ngày khác, chàng vẫn cứ tiếp tục ngồitham thiền nhập định. Bởi vì chàng đã buộc mình vào kỷ luật với sự chếtluôn luôn ở trước mắt, cho nên chẳng bao lâu thái độ tinh thần của chàng đãtiến bộ hơn. Bởi vì chàng đã chờ đợi chết mà sự chết vẫn không đến, chonên nhà tu đó bèn quyết định sẽ gạt hẳn vấn đề sống hay chết ra khỏi tâm trívà phó mặc chuyện đó cho ý trời. Chàng cũng nhất quyết theo tập đạo Thiềncho đến cùng trong lúc còn sống. Trong khi tập đạo như thế thì dần dà bệnhlao của chàng bỗng biến mất mà chàng không hề hay biết, và nhà tu hành nổidanh đó đã sống một cuộc đời trọn vẹn cho đến ngoài bảy mươi tuổi dạy đạovà dẫn dắt những kẻ khác. Trong khi ngồi tham thiền nhập định và chờ đợi sự chết, nhà sư đó đãtới được một trạng thái hợp nhất tinh thần và thể xác và nhờ đó đã qua khỏicăn bệnh hiểm nghèo của mình. Những ai muốn bắt chước nhà sư đó và ngồitham thiền nhập định để mong chữa khỏi một trọng bệnh nào đó cũng nênbiết rằng phương pháp đó không phải luôn luôn mang tới kết quả mongmuốn, mà đôi khi còn có thể rất nguy hiểm. Căn bệnh có thể còn trầm trọnghơn nếu kẻ tham thiền có thái độ hoài nghi này : « Được, mình sẽ ngồi thamthiền bởi vì mình nghe nói rằng cứ ngồi như vậy mình sẽ khỏi bệnh, nhưngchắc đâu...» Cần phải hiểu trong khi ta hợp nhất thể xác và tinh thần, thì nhữngsinh lực nội tại của ta sẽ bắt đầu hoạt động, và chính những sinh lực đóchúng đã trấn áp căn bệnh. Mặc dù chúng tôi không đủ thời giờ để kê ra đâymột danh sách những người bị ung thư dạ dầy, nhũng người bị áp huyết cao,hoặc những người bị đau tim, mà nhờ luyện tập Hiệp Khí Đạo đã đều quakhỏi bệnh, quí vị chớ nên vội vã kết luận rằng Hiệp Khí Đạo là một liềuthuốc trị bá chứng. Tập luyện Hiệp Khí Đạo một cách cẩu thả, hời hợt, lộnxộn thì chẳng bao giờ là một phương pháp tốt nhất để trị bệnh. Quí vị nênhiểu rằng ta chỉ có thể vượt qua được một căn bệnh nếu ta học những quiluật về hợp nhất tinh thần và thể xác của Hiệp Khí Đạo, và nếu ta phát biểuđược cái tuyệt đích của nguồn sinh lực nơi ta bằng cách luyện tập thế nàocho mọi chuyển động thể xác của ta được thể hiện thật đúng đường. Vấn đề khả năng cũng thế khi ta nói rằng ta giỏi về những thứ gì tathích, thì có nghĩa là ta có thể làm tiến bộ được nếu ta thích thú việc gì tađang làm. Ngược lại, nếu ta không thích việc gì ta đang làm, thì ta sẽ thấykhó lòng mà tập trung được tâm trí ta vào việc đó. Cho dù thể xác ta cónhắm tới một hướng đúng đường đi chăng nữa, tâm trí ta sẽ bay về mộthướng nào khác. Cho nên việc ta làm sẽ rất ít tiến bộ bởi lẽ ta không thể nàotới được một trạng thái hợp nhất tinh thần và thể xác. Nếu muốn tiến bộ vềbất cứ việc gì, điều quan trọng đầu tiên là hợp nhất thể xác và tinh thần ta vàrồi để cho mọi khả năng ta mặc sức phát triển, mặc sức tung hoành. Những điều ta có thể làm được khi ta thành thực, và khi thể xác vàtinh thần ta được hợp làm một, thì quả là kinh dị ! Chuyện một con chuộtnhỏ áp đảo một con mèo lớn đã được nhiều người biết đến. Trong nhữngđám cháy, nhiều người đã phát hiện ra những năng lực kinh khủng mànhững lúc thường họ không bao giờ dám mơ tưởng tới. Hoặc có những thiếuphụ đã có lần nhấc nổi xe hơi lên để kéo những đứa bé bị kẹt ở dưới gầm xera. Rồi trong những hoàn cảnh tuyệt vọng giữa sự sống và cõi chết, chúng tanhiều khi có được những sự khôn ngoan tuyệt vời. Tất cả những trường hợpvừa kể đều nói lên những phát lộ của năng lực do sự hợp nhất của thể xác vàtinh thần mang đến. Con người thụ hưởng những năng lực bẩm sinh của vũ trụ nhưngkhông thể xử dụng được chúng bởi lẽ không biết cách xử dụng. Chỉ khi nàoanh đã học những qui luật về hợp nhất tinh thần và thể xác, chỉ khi nào anhđã tập cách xử dụng những năng lực bẩm sinh của anh bất cứ lúc nào anhmuốn, và chỉ khi nào anh đã « trui luyện » chính con người anh, thì anh mớicó thể thi hành cái sứ mạng do thiên nhiên giao phó cho anh. Nhưng muốnhợp nhất tinh thần và thể xác thì ta phải làm cách nào ? ...

Tài liệu được xem nhiều: