Danh mục

Hiệu quả can thiệp nâng cao năng lực phòng chống lao phổi của y tế cơ sở tỉnh Lai Châu

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 271.66 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm đánh giá hiệu quả can thiệp nâng cao năng lực phòng chống lao phổi của y tế cơ sở tại tỉnh Lai Châu. Đối tượng và phương pháp: 40 cán bộ y tế (CBYT) tham gia chương trình chống lao tại 8 huyện, thị xã và 108 cán bộ chuyên trách lao tại tất cả các xã của tỉnh Lai Châu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiệu quả can thiệp nâng cao năng lực phòng chống lao phổi của y tế cơ sở tỉnh Lai Châu T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016 HIỆU QUẢ CAN THIỆP NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÒNG CHỐNG LAO PHỔI CỦA Y TẾ CƠ SỞ TỈNH LAI CHÂU Dương Đình Đức*; Đinh Ngọc Sỹ**; Phạm Ngọc Châu*** TÓM TẮT Mục tiêu: đánh giá hiệu quả can thiệp nâng cao năng lực phòng chống lao phổi của y tế cơ sở tại tỉnh Lai Châu. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu can thiệp một nhóm (đánh giá trước sau); đối tượng can thiệp: 40 cán bộ y tế (CBYT) tham gia chương trình chống lao tại 8 huyện, thị xã và 108 cán bộ chuyên trách lao tại tất cả các xã của tỉnh Lai Châu. Biện pháp can thiệp: củng cố mạng lưới phòng chống lao tuyến huyện, xã; nâng cao trình độ chuyên môn thông qua cung cấp tài liệu tuyên truyền, đào tạo, tập huấn. Kết quả: sau can thiệp: 8/8 huyện đã thành lập tổ chống lao với những quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ và hoạt động phòng chống lao. Tỷ lệ CBYT cơ sở có kiến thức, thái độ, thực hành đúng về các biện pháp phòng chống lao tăng lên rõ rệt, đạt > 80%. Kết luận: hiệu quả can thiệp đã tăng cường được nguồn lực chống lao cho tuyến huyện và xã; cải thiện được kiến thức, thái độ, thực hành về các biện pháp phòng chống lao của CBYT cơ sở. * Từ khóa: Phòng chống lao phổi; Nâng cao năng lực, Can thiệp; Lai Châu. Effectiveness of Intervention in Improving the Capacity for Tuberculosis Prevention of Health Facilites in Laichau Province Summary Objectives: To evaluate the effectiveness of intervention aiming at improving tuberculosis (TB) prevention and control capacity of healthcare facilities in Laichau province. Methods: An one-group intervention study (pre-and post-evaluation). Participants: 40 health officers joined anti-TB programs in 8 districts, towns and 108 specialized staffs in all communes of Laichau province. Interventions methods: strengthening TB control network in districts, villages; raising the professional skill through propaganda and training. Results: After intervention: 8/8 districts have set up TB prevention team giving specific regulations on functions, tasks and activities of TB control. The number of medical staffs with the right knowledge, attitude and practice on TB prevention measures has increased significantly, accounting for over 80%. Conclusion: The effect of intervention is to strengthen TB prevention resources in districts and communes; also improve medical staffs’ knowledge, attitude and practice about TB prevention measures. * Key words: Anti-tuberculosis program, Capacity enhancement; Intervention; Laichau province. * Ủy ban Nhân dân huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu ** Bệnh viện Phổi TW *** Học viện Quân y Người phản hồi (Corresponding): Dương Đình Đức (ducquangdoc@gmail.com) Ngày nhận bài: 30/09/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 14/11/2016 Ngày bài báo được đăng: 21/11/2016 49 T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016 ĐẶT VẤN ĐỀ Phòng và chống bệnh lao, trong đó có lao phổi hiện vẫn là một thách thức lớn đối với thế giới và Việt Nam [2, 9]. Nguy cơ nhiễm lao của người dân Việt Nam vẫn ở mức cao, trên toàn quốc là 1,5%, trong đó phía Nam là 2% và phía Bắc là 1%. Mặc dù trong năm 2015 đã đạt và vượt mục tiêu giảm 50% tỷ lệ hiện mắc lao so với năm 1990, nhưng việc giảm tối đa nguy cơ kháng thuốc của vi khuẩn lao và tạo điều kiện cho mọi người sớm tiếp cận được dịch vụ khám và điều trị lao, đặc biệt trong trường hợp lao mới vẫn còn là những thách thức lớn [1, 2]. Chính vì vậy, việc nghiên cứu nâng cao hiệu quả phòng chống lao ở tuyến cơ sở, đặc biệt ở những tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đời sống nhân dân còn hạn chế là vấn đề hết sức cấp bách. Tại Lai Châu, Chương trình Phòng chống Lao đã được triển khai từ năm 1993, song còn gặp nhiều khó khăn, công tác phát hiện, quản lý và điều trị bệnh lao so với toàn quốc hàng năm còn thấp, nhất là bệnh lao phổi AFB (+), tỷ lệ điều trị khỏi chưa đạt mục tiêu Chương trình Chống lao Quốc gia đề ra [3]. Cho đến nay, vẫn chưa có một phương pháp can thiệp nào nhằm nâng cao năng lực phòng chống lao phổi của y tế cơ sở tại tỉnh Lai Châu. Do vậy, chúng tôi triển khai nghiên cứu nhằm: Nâng cao năng lực phòng chống lao phổi của y tế cơ sở tại tỉnh Lai Châu. 50 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu. Cán bộ tổ chống lao huyện và cán bộ chuyên trách lao của trạm y tế xã thuộc tỉnh Lai Châu; thời gian nghiên cứu từ năm 2012 - 2014. 2. Phương pháp nghiên cứu. - Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu can thiệp một nhóm, đánh giá trước sau về hiệu quả can thiệp một số giải pháp. Không có đối chứng. - Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu: chọn mẫu chọn chủ đích toàn bộ tổ chống lao của 8 huyện/thành phố, thị xã (mỗi huyện 5 người). Tổng số: 40 CBYT của tổ chống lao tại 8 huyện, thị xã và 108 cán bộ chuyên trách lao tại 108 trạm y tế xã của tỉnh Lai Châu. - Phương pháp và các hoạt động can thiệp: củng cố mạng lưới phòng chống lao tuyến huyện, xã; nâng cao trình độ chuyên môn cùng với sử dụng tài liệu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: