Hiệu quả của Nexium đường tĩnh mạch trong phòng ngừa xuất huyết tiêu hóa
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiệu quả của Nexium đường tĩnh mạch trong phòng ngừa xuất huyết tiêu hóa Hiệu quả của Nexium đường tĩnh mạch trong phòng ngừa xuất huyết tiêu hóa Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của esomeprazole (Nexium) đường tĩnh mạch trong phòng ngừa xuất huyết tiêu hóa tái phát sau khi chích cầm máu ổ loét dạ dày - tá tràng qua nội soi. Phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng tiền cứu không có nhóm đối chứng đ ược thực hiện từ tháng 03 đến tháng 08 năm 2006 tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Các bệnh nhân xuất huyết tiêu hoá do loét dạ dày tá tràng phân độ Forrest Ia, Ib, IIa và IIb sau khi được chích cầm máu thành công bằng epinephrine 1 : 10000 qua nội soi sẽ được điều trị với esomeprazole (Nexium ) với liều bolus 80mg và sau đó 40mg tiêm tĩnh mạch mỗi 8 giờ trong vòng 72 giờ. Tiếp theo đó bệnh nhân uống esomeprazole (Nexium) 40 mg/ ngày trong vòng 4 tuần. Chúng tôi đánh giá tỉ lệ xuất huyết tái phát trong vòng 7 ngày sau chích cầm máu qua nội soi. Kết quả: Có 30 bệnh nhân trong nghiên cứu. Tỷ lệ nam : nữ = 2: 1 . Tuổi trung bình là 51.90 ± 4.38. Tỷ lệ loét dạ dày : loét tá tràng là 1 : 1 ,3 với đa số loét thuộc phân nhóm Forrest IIb (70%). Nồng độ Hemoglobin trung bình là 7.69 4.97 g/ dl. Kích thức ổ loét trung bình là 10.50 ± 0.12 mm. Tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori là 13 (43.3%). Tỷ lệ chảy máu trong 7 ngày đầu là 01/30 (3.3%); bệnh nhân này được nội soi cấp cứu chích cầm máu lần 2 thành công. Không có trường hợp nào phải phẫu thuật. Kết luận: Esomeprazole (Nexium) đường tĩnh mạch phối hợp với chích cầm máu ổ loét bằng Epinephrine giúp làm giảm tỷ lệ xuất huyết tái phát và nguy cơ phẫu thuật trong xuất huyết tiêu hoá do loét dạ dày tá tràng. 1. Đặt vấn đề Trong thập niên qua, nội soi điều trị đã tỏ ra khá hiệu quả trong xuất huyết tiêu hoá do loét dạ dày tá tràng, nhưng tỷ lệ xuất huyết tái phát vẫn còn cao khoảng 15- 20%. Nghiên cứu thực nghiệm nhận thấy pH của dạ dày > 4 sẽ thuận lợi cho việc tạo nút tiểu cầu [1]. Vì vậy ức chế tiết acid làm ổn định cục máu đông ngăn ngừa xuất huyết tái phát. Bằng chứng về vai trò của thuốc ức chế thụ thể H2 trong xuất huyết tiêu hoá do loét dạ dày vẫn còn không chắc chắn: Collins và Langman (1985) nghiên cứu điều trị thuốc ức chế thụ thể H2 trong xuất huyết tiêu hoá trên nhận thấy việc sử dụng ức chế thụ thể H2 làm giảm tỷ lệ xuất huyết tái phát, tỉ lệ phẫu thuật và tỉ lệ tử vong [2]. Tuy nhiên, một nghiên cứu đa trung tâm trên 1005 bệnh nhân (1992) so sánh famotidine đ ường tĩnh mạch với giả dược cho thấy tỷ lệ xuất huyết tái phát trên hai nhóm bệnh nhân này như nhau [3]. Một số nghiên cứu ghi nhận việc điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton liều cao giúp duy trì được pH dạ dày ở mức gần trung tính và ức chế bài tiết a xít hiệu quả hơn so với khi dùng thuốc ức chế thụ thể H2 [4,5]. Hơn nữa thuốc ức chế thụ thể H2 không kiểm soát pH trung tính trong vòng 72 giờ sau chích [6]. Như vậy trên lý thuyết, các thuốc ức chế bơm proton liều cao ngăn ngừa xuất huyết tái phát tốt hơn các thuốc ức chế thụ thể H2. Gần đây đã có một số nghiên cứu đánh giá hiệu quả của omeprazole đường tiêm truyền trong phòng ngừa xuất huyết tiêu hoá tái phát do loét dạ dày tá tràng sau điều trị nội soi cầm máu. Lau và cộng sự so sánh omeprazole liều cao đường tĩnh mạch và placebo (2000) kết luận rằng omeprazole làm giảm tỷ lệ xuất huyết tái phát, giảm tỷ lệ phẫu thuật và tỷ lệ tử vong [3]. Trong một nghiên cứu tổng hợp dựa trên 11 nghiên cứu, Gisbert và cộng sự (2001) nhận định ức chế bơm proton hiệu quả hơn ức chế thụ thể H2 trong phòng ngừa xuất huyết tái phát và giảm nguy cơ phẫu thuật [7]. Trong hội nghị đồng thuận hướng dẫn lâm sàng (2003) đề nghị sử dụng ức chế bơm proton bolus tĩnh mạch và truyền tĩnh mạch ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hoá do loét dạ dày tá tràng sau khi điều trị thành công chích cầm máu bằng epinephrine qua nội soi [9]. Năm 2000 một đồng phân S của omeprazole ra đời l à esomeprazole (nexium) theo tác giả Keating và Figgitt (2004), eso meprazole (Nexium) tiêm tĩnh mạch có những ưu điểm sau: Kiểm soát a xít nhanh và hiệu quả cho dù tiêm tĩnh mạch hay tiêm truyền. Nexium tĩnh mạch kiểm soát a xít nhanh hơn và hiệu quả hơn pantoprazole tĩnh mạch và kiểm soát a xít có hiệu quả hơn omeprazole tĩnh mạch [8]. Mục tiêu 2. Đánh giá hiệu quả esomeprazole (Nexium) đường tĩnh mạch trong phòng ngừa xuất huyết tiêu hoá tái phát sau khi điều trị cầm máu qua nội soi. 3. Phương pháp * Phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng * Cỡ mẫu: n = 30. * Đối tượng nghiên cứu: - Tiêu chuẩn chọn bệnh: Từ 03/2006 đến 08/2006 tất cả bệnh nhân mới nhập viện tại khoa Nội Tiêu Hoá, Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định được chẩn đoán xuất huyết tiêu hoá trên do loét dạ dày – tá tràng và có chỉ định cầm máu qua nội soi (Forrestr Ia, Ib, IIa hoặc IIb) được đưa vào nghiên cứu. - Tiêu chuẩn loại trừ: những bệnh nhân dùng thuốc kháng tiết trong vòng 24 giờ trước khi soi, bệnh nhân nhạy cảm v ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
chuyên ngành y khoa tài liệu y khoa lý thuyết y học giáo trình y học bài giảng y học bệnh lâm sàng chuẩn đoán bệnhGợi ý tài liệu liên quan:
-
38 trang 168 0 0
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 167 0 0 -
Access for Dialysis: Surgical and Radiologic Procedures - part 3
44 trang 157 0 0 -
Bài giảng Kỹ thuật IUI – cập nhật y học chứng cứ - ThS. BS. Giang Huỳnh Như
21 trang 153 1 0 -
Bài giảng Tinh dầu và dược liệu chứa tinh dầu - TS. Nguyễn Viết Kình
93 trang 151 0 0 -
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 126 0 0 -
Bài giảng Thoát vị hoành bẩm sinh phát hiện qua siêu âm và thái độ xử trí
19 trang 101 0 0 -
40 trang 101 0 0
-
Bài giảng Chẩn đoán và điều trị tắc động mạch ngoại biên mạn tính - TS. Đỗ Kim Quế
74 trang 92 0 0 -
40 trang 67 0 0
-
39 trang 66 0 0
-
Bài giảng Nhập môn giải phẫu học
18 trang 58 0 0 -
XÂY DỰNG VHI (VOICE HANDICAP INDEX) PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT
25 trang 53 0 0 -
Bài giảng Siêu âm có trọng điểm tại cấp cứu - BS. Tôn Thất Quang Thắng
117 trang 49 1 0 -
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, KỸ NĂNG SỬ DỤNG ORESOL
22 trang 45 0 0 -
Bài giảng Bản đồ sa tạng chậu - BS. Nguyễn Trung Vinh
22 trang 44 0 0 -
Lý thuyết y khoa: Tên thuốc MEPRASAC HIKMA
5 trang 39 0 0 -
Bài giảng Xử trí băng huyết sau sinh
12 trang 37 1 0 -
Bài giảng Vai trò của progesterone trong thai kỳ có biến chứng
26 trang 37 0 0 -
Bài giảng Song thai một nhau có biến chứng: Lựa chọn điều trị
40 trang 36 0 0