Danh mục

Hiệu quả của nhóm mỹ thuật dành cho người có rối loạn giao tiếp – quan sát sơ bộ

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 449.52 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Người có rối loạn giao tiếp (RLGT) thường gặp phải sự tách biệt xã hội. Mỹ thuật có thể tạo điều kiện cho sự diễn đạt các ý tưởng và cảm xúc và thúc đẩy một cuộc sống có ý nghĩa. Các nhóm có thể tạo ra cơ hội cho những người RLGT tham gia vào các hoạt động tương tác tự nhiên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiệu quả của nhóm mỹ thuật dành cho người có rối loạn giao tiếp – quan sát sơ bộY Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y họcHIỆU QUẢ CỦA NHÓM MỸ THUẬT DÀNH CHO NGƯỜI CÓ RỐI LOẠN GIAO TIẾP – QUAN SÁT SƠ BỘ Lê Khánh Điền*, Bùi Mạnh Côn*TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Người có rối loạn giao tiếp (RLGT) thường gặp phải sự tách biệt xã hội. Mỹ thuật cóthể tạo điều kiện cho sự diễn đạt các ý tưởng và cảm xúc và thúc đẩy một cuộc sống có ý nghĩa. Các nhóm có thểtạo ra cơ hội cho những người RLGT tham gia vào các hoạt động tương tác tự nhiên. Hơn nữa, nhómmỹ thuật cóthể cũng góp phần cải thiện chất lượngcuộc sống. Một chương trình Nhóm Mỹ Thuật đã được phát triểntại Bệnhviện An Bình - TP Hồ Chí Minh nhằm gia tăng chất lượng cuộc sống. Nghiên cứu này được thực hiện để đánhgiá hiệu quả của chương trình thông qua việc quan sát sơ bộ. Phương pháp: Nhóm Mỹ Thuật được thành lập vào tháng 12 năm 2013 cho người có RLGT (bao gồm mấtdùng lời nói chủ ý, mất ngôn ngữ, rối loạn vận ngôn , những rối loạn về giao tiếp xã hội)đang được trị liệu âmngữ đồng thời. Thông thường, sáu đến mười một người có RLGT được hỗ trợ bởi khoảng sáu sinh viên mỹ thuậttừ Đại học Sài Gòn hoạt động thiện nguyện tham gia chương trình hai giờ mỗi tuần trong 23 tuần. Một bảng câuhỏi tập trung vào sự cảm nhận chung của nhóm, cơ hội xã hội, sự tự tin, giao tiếp và kỹ năng vẽ đã được sử dụngđể đánh giá tác động của chương trình từ bảy người có RLGT tham gia vào tất cả các buổi. Báo cáo mô tả hàngloạt ca. Kết quả: Tất cả mọi người có RLGT báo cáo có cảm xúc tích cực về Nhóm Mỹ Thuật, và tất cả đều hăng háihoặc rất hăng hái tham dự mỗi tuần. Sáu người tham gia đồng ý hoặc rất đồng ý rằng Nhóm Mỹ Thuật đã cho họmột cơ hội để gặp gỡ và nói chuyện với những người khác và đánh giá kỹ năng vẽ của họ là tốt hơn sau khi thamgia nhóm. Tất cả người tham gia đều cảm thấy tự tin hơn và đánh giá kỹ năng giao tiếp hiện tại của họ tại NhómMỹ Thuật là tốt hơn nhiều (4/7) hoặc tốt hơn (3/7) sau khi tham gia Nhóm Mỹ Thuật. Hai chủ đề nổi lên xungquanh những gì người tham gia được hưởng nhiều nhất từ sự tham gia theo nhóm: (i) gặp gỡ những người cócùng sở thích, giao tiếp trong một môi trường vui vẻ, cảm thấy hạnh phúc hơn và tự tin hơn trong giao tiếp, và(ii) thiết kế, sáng tạo và học tập các hoạt động mỹ thuật một cách rất thích thú. Kết luận: Kết quả chứng minh rằng việc tham gia vào Nhóm Mỹ Thuật cung cấp một cơ hội tốt cho hầu hếtnhững người có RLGT để tương tác xã hội với những người khác theo cách tự nhiên và thoải mái và còn cải thiệnkỹ năng giao tiếp, kỹ năng mỹ thuật và sự tự tin của họ. Học kỹ năng mới, có tính sáng tạo và hòa nhập trongmột môi trường mang tính hỗ trợ và kích thích giao tiếp với những người có giới hạn khả năngtương tự, sinhviên mỹ thuật và chyên viên âm ngữ trị liệuđã tạo ra một cảm giác tốt hơn về hạnh phúc bản thân. Một cuộc triểnlãm trong công chúng đã được tổ chức vào tháng 10 năm 2014. Những phát hiện của chúng tôi hỗ trợ các nhucầu nghiên cứu thêm và giới thiệu chương trình này tới các bệnh viện khác. Từ khóa: rối loạn giao tiếp, rối loạn giao tiếp xã hội, mất ngôn ngữ, mất dùng lời nói chủ ý, rối loạn vậnngôn, nhóm mỹ thuật,chất lượng cuộc sống, chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe, hạnh phúc, âm ngữ trịliệu. * Bệnh viện An Bình Tác giả liên lạc: ThS. Lê Khánh Điền ĐT: 0903993498 E-mail: lekhanhdienab@gmail.comHội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016 105Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016ABSTRACT EFFECTS OF AN ART GROUP FOR ADULTS WITH COMMUNICATION DISORDERS - PRELIMINARY OBSERVATIONS Le Khanh Dien, Bui Manh Con * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 5 - 2016: 7 - 15 Background and Purpose: People with communication disorders (PWCD) often experience socialexclusion. Art can facilitate the expression of ideas and emotions and promote a meaningful existence. Groups cancreate an opportunity for PWCD to participate in natural, interactive activities. Furthermore, art group can alsoimprove quality of life. Therefore, an Art Group Program was developed at An Binh Hospital in HCMC with theaim to increase quality of life of PWCD. This research is to identify the effects of this program by preliminaryobservations. Methods: The Art Group was established in December 2013 for PWCD (including apraxia, aphasia,dysarthria, social communication disorders) who were also receiving concurrent speech therapy treatment.Typically, six to 11 PWCD supported by up to six art students from Sai Gon University as volunteersparticipated in the program for two hours each week for 23 we ...

Tài liệu được xem nhiều: