Danh mục

Hiệu quả đến từ mô hình tôm – lúa

Số trang: 2      Loại file: pdf      Dung lượng: 90.69 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (2 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đây là mô hình khá lý tưởng đối với nông dân huyện Châu Thành A (Hậu Giang) trong việc chuyển đổi sản xuất, luân canh, tăng vụ, cho thu nhập cao gấp nhiều lần so với chỉ độc canh cây lúa. Đã 3 năm liên tiếp, gia đình anh Lê Thời Chiến Chinh ở ấp Trường Thắng, xã Trường Long A (huyện Châu Thành A) thực hiện thành công mô hình kết hợp 1 vụ tôm càng xanh - 1 vụ lúa. Vụ đầu tiên vào năm 2006, anh thả 20.000 con tôm post trên diện tích 8.000m2 mặt nước....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiệu quả đến từ mô hình tôm – lúa Hiệu quả đến từ mô hình tôm – lúa Đây là mô hình khá lý tưởng đối với nông dân huyện Châu Thành A (Hậu Giang) trong việc chuyển đổi sản xuất, luân canh, tăng vụ, cho thu nhập cao gấp nhiều lần so với chỉ độc canh cây lúa. Đã 3 năm liên tiếp, gia đình anh Lê Thời Chiến Chinh ở ấp Trường Thắng, xã Trường Long A (huyện Châu Thành A) thực hiện thành công mô hình kết hợp 1 vụ tôm càng xanh - 1 vụ lúa. Vụ đầu tiên vào năm 2006, anh thả 20.000 con tôm post trên diện tích 8.000m2 mặt nước. Cuối vụ, anh thu được 470kg tôm thịt, sau khi bán và trừ chi phí, lời gần 18 triệu đồng. Năm 2007, anh tăng số lượng lên 80.000 con giống, đạt lợi nhuận trên 40 triệu đồng. Riêng năm nay, anh thả 100.000 con post, hiện tôm đã 4 tháng tuổi, cho thu tỉa vào giữa tháng 9. Theo tính toán của anh Chinh, khả năng sản lượng sẽ tăng gấp đôi vụ trước (1,2 - 1,5 tấn). Với giá bán 85.000 đồng/kg tôm trứng và 130.000 đồng/kg tôm càng như hiện nay, gia đình anh có mức lợi nhuận tối thiểu 80 triệu đồng. Trước đây, gia đình anh Chinh chỉ chăm bẵm cây lúa, hiệu quả kinh tế rất thấp. Sau khi nghe báo, đài giới thiệu mô hình kết hợp tôm - lúa ở TP.Cần Thơ, anh cất công đến tận nơi tham quan, học hỏi. Anh cho biết, ưu điểm của mô hình là tôm không sợ thiếu đầu ra, bán được giá. Đặc biệt, sau khi thu hoạch tôm, tiến hành gieo sạ lúa đông xuân, vừa giảm chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nhưng năng suất lại cao hơn các ruộng khác. Vụ đông xuân 2007 - 2008, anh gieo sạ giống Jasmine 85 cho năng suất 1,25 tấn/công (1.000m2), lời hơn 4,5 triệu đồng. Qua thực tế sản xuất, anh Chinh chia sẻ kinh nghiệm: “Nếu có con giống tốt, quản lý chặt không để hao hụt giai đoạn đầu, coi như thành công. Một số bệnh thường gặp trên tôm thì không đáng lo ngại, vì nguồn nước ở đây rất phù hợp, nếu chịu khó thay nước, xử lý thuốc sẽ ngăn ngừa được dịch bệnh”. Thời điểm này, ông Nguyễn Ngọc Quang ở ấp Trường Lợi (xã Trường Long A) đang tiến hành thu tỉa tôm trứng trên diện tích 2ha. Vụ này, ông thả 150.000 con post, ước tính thu hoạch khoảng 2 tấn tôm thương phẩm. Hiện tại, ông đã bán trên 300kg tôm trứng, giá 75.000 - 85.000 đồng/kg, thu về 20 triệu đồng. Nếu vào thời điểm cuối vụ, giá hấp dẫn, ông sẽ thu khoảng 100 triệu đồng. Phó trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Châu Thành A Nguyễn Văn Kiệt Em nhận định: “Đây là mô hình hiệu quả đang được huyện nghiên cứu nhân rộng. Hiện, toàn huyện có 5,2ha sản xuất theo mô hình tôm – lúa, tập trung ở các xã Trường Long A, Trường Long Tây, Thạnh Xuân. Trong quá trình xây dựng mô hình điểm, huyện, tỉnh đã hỗ trợ giống, thức ăn, kỹ thuật để người nuôi luôn thành công. Đây cũng là điều kiện để nông dân chuyển đổi sản xuất, thay thế dần tập quán độc canh cây lúa, tăng nguồn thu nhập và giảm áp lực rầy nâu di trú...”.

Tài liệu được xem nhiều: