![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm ở Phú Lương, Phú Vang, Thừa Thiên Huế
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 233.68 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tác giả tập trung nghiên cứu “Hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm ở xã Phú Lương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế” với mục đích nhằm đề ra các giải pháp hợp lý, nâng cao năng suất, chất lượng nấm rơm, phát triển nghề trồng nấm rơm hiệu quả và ổn định trong thời gian đến.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm ở Phú Lương, Phú Vang, Thừa Thiên Huế TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 68, 2011 HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT NẤM RƠM Ở PHÚ LƯƠNG, PHÚ VANG, THỪA THIÊN HUẾ Phan Văn Hòa, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế Nguyễn Việt Thiên, Công ty cổ phần Dược vật tư y tế Quảng Nam TÓM TẮT Phú Lương, Phú Vang, Thừa Thiên Huế có những điều kiện thuận lợi để phát triển nghề trồng nấm nói chung và nấm rơm nói riêng. Bình quân 1 lứa, năng suất đạt 34,73 kg/vòm, sản lượng đạt 1.296 kg/hộ/năm với lợi nhuận thu được bình quân năm mỗi hộ hơn 30,5 triệu đồng. Kết quả phân tích hàm sản xuất Cobb-Douglas cho thấy, nếu hộ đầu tư tăng thêm 1 sào rơm trồng nấm, sau khi trừ đi chi phí mua rơm 47,5 ngàn (mùa Xuân), 50 ngàn (mùa Hạ), 40 ngàn (mùa Thu) và 48 ngàn (mùa Đông), các hộ thu được một khoản giá trị gia tăng ở các mùa Xuân Hạ Thu Đông tương ứng là 109, 90, 112 và gần 110 ngàn đồng. Nhưng nếu hộ tăng thuê thêm 1 ngày công lao động để trồng nấm, hộ đã lỗ mất 39,59 đến 44,15 ngàn đồng tuỳ theo mùa vụ. Để nâng cao kết quả và hiệu quả trồng nấm, chính quyền địa phương cần quy hoạch vùng sản xuất nấm nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đa dạng hoá các loại nấm khác ngoài nấm rơm nhằm giảm rủi ro, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, thu hoạch, chế biến sản phẩm nấm nhằm nâng cao năng suất chất lượng nấm; các hộ trồng nấm cần tập trung nguồn lực sản xuất vào mùa Hạ, mùa Thu, đầu tư thêm rơm, meo và công lao động gia đình sẽ cho năng suất, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất nấm, đưa nghề trồng nấm thành nghề chính nơi đây. 1. Đặt vấn đề Nấm rơm được xem là một loại “rau sạch và cao cấp”[1]. Mặc dù hàm lượng đạm cao nhưng nấm rơm rất an toàn cho cơ thể và không hoặc ít để lại hậu quả bất lợi cho con người như đạm động vật, đường và một số các loại thực phẩm khác. Nấm rơm có giá trị dinh dưỡng cao. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, hàm lượng protin trong nấm rơm chỉ đứng sau thịt, cá; rất giàu chất khoáng, axit amin không thể thay thế, các vitamin A, B, C, D,… và không chứa các độc tố[1]. Trong những năm gần đây, trên thế giới, nghề trồng nấm đã hình thành và phát triển mạnh ở nhiều nước như Hà Lan, Pháp, Ý, Mỹ, Nhật, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc,… Ở nước ta, nấm rơm cũng được biết đến từ rất lâu. Tuy nhiên, chỉ hơn 10 năm trở lại đây, trồng nấm rơm mới được coi là nghề và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. 53 Ở Thừa Thiên Huế, nấm rơm được trồng nhiều nơi, nhưng có thể nói ở Phú Lương, huyện Phú Vang là một trong những xã điển hình trồng nấm rơm tập trung và đạt hiệu quả cao. Trồng nấm rơm đã trở thành nghề chính mang lại nhiều lợi ích thiết thực, thu nhập ổn định cho nhiều người dân nơi đây, góp phần tận dụng nguồn rơm phế phẩm nông nghiệp, giải quyết công ăn việc làm, đặc biệt lao động nhàn rỗi vào lúc trái vụ và mùa mưa. Tuy nhiên, để trồng nấm rơm thực sự là nghề sản xuất kinh doanh ở địa phương, mang lại hiệu quả cao và thu nhập ổn định cho người dân, nhiều vấn đề đặt ra chưa được giải quyết: (1) Thực trạng sản xuất nấm rơm ở Phú Lương, Phú Vang trong những năm qua như thế nào? (2) Kết quả và hiệu quả trồng nấm rơm ở đây? (3) Những nhân tố nào ảnh hưởng đến năng suất nấm rơm của các hộ ở Phú Lương? (4) Giải pháp nào để phát triển nghề trồng nấm rơm trong thời gian đến đạt hiệu quả cao và ổn định? Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi tập trung nghiên cứu “Hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm ở xã Phú Lương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế” với mục đích nhằm đề ra các giải pháp hợp lý, nâng cao năng suất, chất lượng nấm rơm, phát triển nghề trồng nấm rơm hiệu quả và ổn định trong thời gian đến. 2. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được những mục đích trên, trong khuôn khổ của bài báo, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, phân tích dữ liệu chuỗi thời gian, so sánh, hạch toán kinh tế... đặc biệt chúng tôi tập trung điều tra ngẫu nhiên 60 hộ trồng nấm trên tổng số 510 hộ trồng nấm của xã, sử dụng phương pháp toán kinh tế phân tích hàm sản xuất Cobb-Douglas để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất nấm rơm của các hộ điều tra. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Nấm rơm được người dân ở Phú Lương trồng quanh năm, từ khi bắt đầu chuẩn bị nguyên liệu rơm để ủ nấm cho đến khi thu hoạch trong vòng 20-25 ngày, mỗi tháng có thể sản xuất 1 đến 1,5 lứa, mỗi năm sản xuất cả 4 mùa Xuân, Hạ, Thu và Đông. Ở Phú Lương, bình quân mỗi hộ có 2,57 nhà vòm trồng nấm và mức đầu tư trên 1 nhà vòm hơn 2,5 triệu đồng. Bình quân 1 vòm chứa khoảng 483,92 bánh rơm; một năm mỗi hộ trồng 14,52 lứa, với năng suất bình quân một lứa là 34,73 kg/vòm. Như vậy, sản lượng hàng năm bình quân mỗi hộ vào khoảng 1.296 kg. Ngoài đầu tư về nhà vòm và tư liệu sản xuất, các hộ trồng nấm rơm phải đầu tư nhiều khoản mục chi phí như meo giống, thuê công lao động, sửa chữa, tu bổ nhà vòm,... rơm và lao động gia đình... Bình quân mỗi lứa/vòm các hộ phải đầu tư 1,5 triệu đồng chi phí sản xuất, trong đó chi phí trung gian là 945,66 ngàn đồng. Sau khi trừ chi phí sản xuất, lợi nhuận bình quân một lứa, một vòm là 819 ngàn đồng, giá trị gia tăng bình quân 1,4 triệu đồng/lứa/vòm. Như vậy, bình quân một năm giá trị sản xuất mỗi hộ thu được 87,68 triệu đồng, sau khi trừ chi phí sản xuất (57,11 triệu đồng), lợi nhuận thu được 54 bình quân năm mỗi hộ hơn 30,5 triệu đồng. Đây là khoản lợi nhuận cao và ổn định đối với hộ nông dân sản xuất nông nghiệp hiện nay ở nông thôn. Bình quân, hộ đầu tư 1 đồng chi phí 1 năm thu được 1,48 đồng giá trị gia tăng và 0,54 đồng lợi nhuận. Như vậy, có thể thấy, mặc dù nghề trồng nấm rơm mới phát triển và chưa trở thành nghề chính thống trong nông nghiệp và nông thôn hiện nay, nhưng kết quả và hiệu quả kinh tế mà nghề trồng nấm rơm mang lại là khá cao, góp phần ổn định thu nhập, xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế địa phương. Chính vì thế phát triển nghề trồng nấm rơm để phát triển kinh tế hộ nông dân là hướng đi đúng và phù hợp, mang lại hiệu quả ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm ở Phú Lương, Phú Vang, Thừa Thiên Huế TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 68, 2011 HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT NẤM RƠM Ở PHÚ LƯƠNG, PHÚ VANG, THỪA THIÊN HUẾ Phan Văn Hòa, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế Nguyễn Việt Thiên, Công ty cổ phần Dược vật tư y tế Quảng Nam TÓM TẮT Phú Lương, Phú Vang, Thừa Thiên Huế có những điều kiện thuận lợi để phát triển nghề trồng nấm nói chung và nấm rơm nói riêng. Bình quân 1 lứa, năng suất đạt 34,73 kg/vòm, sản lượng đạt 1.296 kg/hộ/năm với lợi nhuận thu được bình quân năm mỗi hộ hơn 30,5 triệu đồng. Kết quả phân tích hàm sản xuất Cobb-Douglas cho thấy, nếu hộ đầu tư tăng thêm 1 sào rơm trồng nấm, sau khi trừ đi chi phí mua rơm 47,5 ngàn (mùa Xuân), 50 ngàn (mùa Hạ), 40 ngàn (mùa Thu) và 48 ngàn (mùa Đông), các hộ thu được một khoản giá trị gia tăng ở các mùa Xuân Hạ Thu Đông tương ứng là 109, 90, 112 và gần 110 ngàn đồng. Nhưng nếu hộ tăng thuê thêm 1 ngày công lao động để trồng nấm, hộ đã lỗ mất 39,59 đến 44,15 ngàn đồng tuỳ theo mùa vụ. Để nâng cao kết quả và hiệu quả trồng nấm, chính quyền địa phương cần quy hoạch vùng sản xuất nấm nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đa dạng hoá các loại nấm khác ngoài nấm rơm nhằm giảm rủi ro, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, thu hoạch, chế biến sản phẩm nấm nhằm nâng cao năng suất chất lượng nấm; các hộ trồng nấm cần tập trung nguồn lực sản xuất vào mùa Hạ, mùa Thu, đầu tư thêm rơm, meo và công lao động gia đình sẽ cho năng suất, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất nấm, đưa nghề trồng nấm thành nghề chính nơi đây. 1. Đặt vấn đề Nấm rơm được xem là một loại “rau sạch và cao cấp”[1]. Mặc dù hàm lượng đạm cao nhưng nấm rơm rất an toàn cho cơ thể và không hoặc ít để lại hậu quả bất lợi cho con người như đạm động vật, đường và một số các loại thực phẩm khác. Nấm rơm có giá trị dinh dưỡng cao. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, hàm lượng protin trong nấm rơm chỉ đứng sau thịt, cá; rất giàu chất khoáng, axit amin không thể thay thế, các vitamin A, B, C, D,… và không chứa các độc tố[1]. Trong những năm gần đây, trên thế giới, nghề trồng nấm đã hình thành và phát triển mạnh ở nhiều nước như Hà Lan, Pháp, Ý, Mỹ, Nhật, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc,… Ở nước ta, nấm rơm cũng được biết đến từ rất lâu. Tuy nhiên, chỉ hơn 10 năm trở lại đây, trồng nấm rơm mới được coi là nghề và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. 53 Ở Thừa Thiên Huế, nấm rơm được trồng nhiều nơi, nhưng có thể nói ở Phú Lương, huyện Phú Vang là một trong những xã điển hình trồng nấm rơm tập trung và đạt hiệu quả cao. Trồng nấm rơm đã trở thành nghề chính mang lại nhiều lợi ích thiết thực, thu nhập ổn định cho nhiều người dân nơi đây, góp phần tận dụng nguồn rơm phế phẩm nông nghiệp, giải quyết công ăn việc làm, đặc biệt lao động nhàn rỗi vào lúc trái vụ và mùa mưa. Tuy nhiên, để trồng nấm rơm thực sự là nghề sản xuất kinh doanh ở địa phương, mang lại hiệu quả cao và thu nhập ổn định cho người dân, nhiều vấn đề đặt ra chưa được giải quyết: (1) Thực trạng sản xuất nấm rơm ở Phú Lương, Phú Vang trong những năm qua như thế nào? (2) Kết quả và hiệu quả trồng nấm rơm ở đây? (3) Những nhân tố nào ảnh hưởng đến năng suất nấm rơm của các hộ ở Phú Lương? (4) Giải pháp nào để phát triển nghề trồng nấm rơm trong thời gian đến đạt hiệu quả cao và ổn định? Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi tập trung nghiên cứu “Hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm ở xã Phú Lương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế” với mục đích nhằm đề ra các giải pháp hợp lý, nâng cao năng suất, chất lượng nấm rơm, phát triển nghề trồng nấm rơm hiệu quả và ổn định trong thời gian đến. 2. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được những mục đích trên, trong khuôn khổ của bài báo, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, phân tích dữ liệu chuỗi thời gian, so sánh, hạch toán kinh tế... đặc biệt chúng tôi tập trung điều tra ngẫu nhiên 60 hộ trồng nấm trên tổng số 510 hộ trồng nấm của xã, sử dụng phương pháp toán kinh tế phân tích hàm sản xuất Cobb-Douglas để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất nấm rơm của các hộ điều tra. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Nấm rơm được người dân ở Phú Lương trồng quanh năm, từ khi bắt đầu chuẩn bị nguyên liệu rơm để ủ nấm cho đến khi thu hoạch trong vòng 20-25 ngày, mỗi tháng có thể sản xuất 1 đến 1,5 lứa, mỗi năm sản xuất cả 4 mùa Xuân, Hạ, Thu và Đông. Ở Phú Lương, bình quân mỗi hộ có 2,57 nhà vòm trồng nấm và mức đầu tư trên 1 nhà vòm hơn 2,5 triệu đồng. Bình quân 1 vòm chứa khoảng 483,92 bánh rơm; một năm mỗi hộ trồng 14,52 lứa, với năng suất bình quân một lứa là 34,73 kg/vòm. Như vậy, sản lượng hàng năm bình quân mỗi hộ vào khoảng 1.296 kg. Ngoài đầu tư về nhà vòm và tư liệu sản xuất, các hộ trồng nấm rơm phải đầu tư nhiều khoản mục chi phí như meo giống, thuê công lao động, sửa chữa, tu bổ nhà vòm,... rơm và lao động gia đình... Bình quân mỗi lứa/vòm các hộ phải đầu tư 1,5 triệu đồng chi phí sản xuất, trong đó chi phí trung gian là 945,66 ngàn đồng. Sau khi trừ chi phí sản xuất, lợi nhuận bình quân một lứa, một vòm là 819 ngàn đồng, giá trị gia tăng bình quân 1,4 triệu đồng/lứa/vòm. Như vậy, bình quân một năm giá trị sản xuất mỗi hộ thu được 87,68 triệu đồng, sau khi trừ chi phí sản xuất (57,11 triệu đồng), lợi nhuận thu được 54 bình quân năm mỗi hộ hơn 30,5 triệu đồng. Đây là khoản lợi nhuận cao và ổn định đối với hộ nông dân sản xuất nông nghiệp hiện nay ở nông thôn. Bình quân, hộ đầu tư 1 đồng chi phí 1 năm thu được 1,48 đồng giá trị gia tăng và 0,54 đồng lợi nhuận. Như vậy, có thể thấy, mặc dù nghề trồng nấm rơm mới phát triển và chưa trở thành nghề chính thống trong nông nghiệp và nông thôn hiện nay, nhưng kết quả và hiệu quả kinh tế mà nghề trồng nấm rơm mang lại là khá cao, góp phần ổn định thu nhập, xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế địa phương. Chính vì thế phát triển nghề trồng nấm rơm để phát triển kinh tế hộ nông dân là hướng đi đúng và phù hợp, mang lại hiệu quả ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hiệu quả kinh tế Sản xuất nấm rơm Hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm Hiệu quả trồng nấm Nấm rơm Nghề trồng nấmTài liệu liên quan:
-
So sánh hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của mô hình luân canh Artemia – tôm và chuyên canh
10 trang 165 0 0 -
Giải pháp tăng trưởng xanh về hiệu quả kinh tế trong phát triển khu, cụm công nghiệp tỉnh Long An
15 trang 84 0 0 -
Báo cáo dự án: Đầu tư xây dựng khách sạn 3 sao Phú Nhuận
22 trang 46 0 0 -
Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long
9 trang 44 0 0 -
Đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư từ các nguồn vốn khác nhau, hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội
7 trang 37 0 0 -
Hiệu quả kinh tế của rừng trồng thương mại ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
6 trang 32 0 0 -
83 trang 27 0 0
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô: Chương 1 - Học viện Tài chính
19 trang 26 0 0 -
Phân tích hiệu quả kinh tế mô hình trồng cam hữu cơ tại Tuyên Quang
7 trang 26 0 0 -
Giáo trình Công nghệ và thiết bị cán thép hình: Phần 2 - Đào Minh Ngừng
163 trang 25 0 0