Danh mục

Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Trần Thị Huyền Tran

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 239.94 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung lí giải hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Trần Thị Huyền Trang bộc lộ qua ba dạng thức nổi bật là cái tôi suy tư chiêm nghiệm, cái tôi nhận thức triết lí và cái tôi đam mê sáng tạo. Cả ba dạng thức ấy thống nhất, hòa quyện chặt chẽ với nhau làm nên một gương mặt thơ có cá tính sáng tạo đậm nét với một thế giới nghệ thuật thơ lấp lánh chất trí tuệ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Trần Thị Huyền Tran10,Tr.Số123-1303, 2016Tạp chí Khoa học - Trường ĐH Quy Nhơn, ISSN: 1859-0357, Tập 10, Số 3,Tập2016,HÌNH TƯỢNG CÁI TÔI TRỮ TÌNHTRONG THƠ TRẦN THỊ HUYỀN TRANGTRẦN VĂN PHƯƠNG*Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Quy NhơnTÓM TẮTBài viết tập trung lí giải hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Trần Thị Huyền Trang bộc lộ qua badạng thức nổi bật là cái tôi suy tư chiêm nghiệm, cái tôi nhận thức triết lí và cái tôi đam mê sáng tạo. Cảba dạng thức ấy thống nhất, hòa quyện chặt chẽ với nhau làm nên một gương mặt thơ có cá tính sáng tạođậm nét với một thế giới nghệ thuật thơ lấp lánh chất trí tuệ. Trần Thị Huyền Trang đã góp phần thúc đẩyquá trình phát triển của thơ Bình Định nói riêng và thơ Việt đương đại nói chung.Từ khóa: Cái tôi trữ tình, suy tư chiêm nghiệm, nhận thức triết lý, đam mê sáng tạo, chất trí tuệ.ABSTRACTThe Lyrical Ego in Tran Thi Huyen Trang’s PoemsThis article studies the lyrical ego in Tran Thi Huyen Trang’s poems by discussing three importantforms of the lyrical ego: the experienced ego, the philosophic ego and the creative ego. All these forms oflyrical ego combine to create a unique poetic style and a colourful artistic world in her poems. Tran ThiHuyen Trang plays an important role in promoting the development of poetry in Binh Dinh in particularand contemporary Vietnamese poetry in general.Keywords: Lyrical ego, experienced ego, philosophic ego, creative ego.Trong các ý kiến bàn về cái tôi trữ tình trong thơ, chúng tôi rất tâm đắc với nhận định củaPGS.TS. Lê Lưu Oanh:“Cái tôi trữ tình là một giá trị cụ thể của cái tôi nghệ thuật. Trữ tình là sự trình bày trựctiếp cái tôi nghệ thuật ấy. Cái tôi trữ tình là thế giới chủ quan, thế giới tinh thần của con ngườiđược thể hiện trong tác phẩm trữ tình bằng các phương tiện của thơ trữ tình” [6, tr. 18].Cái tôi trữ tình nếu chia theo phương thức bộc lộ có các dạng thức: “Cái tôi - suy nghĩ; Cáitôi - cảm xúc; Cái tôi - triết lí…” [6, tr. 57]. Ở Bình Định, trong đội ngũ những người làm thơ hiện nay có khá nhiều cây bút nữ, trongđó, nữ thi sĩ Trần Thị Huyền Trang ngay từ khi mới xuất hiện đã gây được sự chú ý trong giớisáng tác và độc giả cả nước. Đến nay chị đã công bố ba tập thơ và đều được đánh giá cao, có tậpđược nhận giải A của Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam. Hình tượng cái tôi trữtình trong thơ chị được biểu hiện rõ nét trên ba phương diện: Cái tôi suy tư chiêm nghiệm; Cái tôinhận thức triết lý và Cái tôi đam mê sáng tạo. Ba phương diện ấy thống nhất, hòa hợp với nhaumột cách khó tách bạch để làm nên một gương mặt thơ có cá tính sáng tạo đậm nét trong thơ*Email: rolanphuongnd@gmail.comNgày nhận bài: 9/5/2016; Ngày nhận đăng: 20/6/2016123Trần Văn PhươngBình Định nói riêng và trong thơ Việt đương đại nói chung. Sau đây, chúng tôi xin trình bày nhữngphương diện của cái tôi trữ tình trong thơ của nữ nhà thơ này.1.Cái tôi suy tư chiêm nghiệmCả ba tập thơ của Trần Thị Huyền Trang đầy ắp những suy tư, chiêm nghiệm. Có thể chịlà người cả nghĩ. Cũng có thể do sống trong một giai đoạn lịch sử có quá nhiều biến động dẫn tớinhững đổi thay của xã hội và lòng người nên con người không thể vô tư? Mặt khác, với tư cáchngười làm nghệ thuật, cũng có thể do cái tạng của chị là như thế chăng? Thông thường nhữngngười lớn tuổi nhiều từng trải nên thích suy ngẫm, chiêm nghiệm. Ngày nay ý thức đó đã chuyểnsang cho cả lớp người trẻ tuổi - Có thể đấy là một tín hiệu đáng mừng của dân trí chăng? Trần ThịHuyền Trang chiêm nghiệm về tình yêu (Những đêm da trời xanh; Thuở ấy, và… Ấy không phảilà đêm; Không đề; Muối ngày qua; Nếu mai này; Khi thắp lửa,…); Chiêm nghiệm về tình mẫutử (Mẹ tôi; Chị lấy chồng; Lời ru khuya khoắt; Viết cho con trai…); Chiêm nghiệm về tình thầytrò (Thầy; Bên hoa phù dung hầu chuyện một nhà giáo); Chiêm nghiệm về Tổ quốc và các vị anhhùng dân tộc, danh nhân văn hóa (Tổ quốc; Ở Đồng Đăng; Vua áo vải; Bàn cờ Yên Tử; Về CônSơn tìm sách; Tôi nối liền tôi với thân cây qua lần vỏ sù sì); Chiêm nghiệm về những con ngườilam lũ (Người bán cháo khuya, Khu Đông); Có khi tác giả viết về các con vật rồi thông qua đósuy ngẫm chiêm nghiệm về người lao động, về con người (Trò chuyện với kiến; Viết tặng chúcua đồng; Tiếng chim,…). Dường như không lúc nào chị không suy nghĩ, chiêm nghiệm và quađó ta thấy hiện thực hiện ra có đường nét, hình khối, sống động và biến ảo không cùng. Chẳnghạn ở bài thơ “Với biển lần đầu” nhà thơ không chỉ nói cảnh dù là cảnh lạ: “Hàng dừa mắc võngngược/ Gió ru mà không rơi” mà chủ yếu là nói những quan sát (hiện thực khách quan) làm bậtra suy ngẫm, chiêm nghiệm: “Đời người ngắn ngủi sao/ Biển thì dài rộng thế…/ Ô kìa con ốc bể/Sóng tràn thì nó lăn!/ Tôi biết mình nặng nợ/ Nhấc chân còn dấu chân”. Những hình ảnh “Nhấcchân còn dấu chân” hay “con ốc bể sóng tràn thì nó lăn” không xa lạ gì với những người đangsống bên biển hay tới biển nhiều lần, họ không thèm để ý, nhưn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: