Danh mục

Hình tượng con người công dân và con người cá nhân trong văn học Việt nam trung đại_6

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 136.48 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thủ công nghiệp với tính chất là nghề phụ gia đình của nông dân ngày càng phát triển rộng khắp. Trong những nghề thủ công đương thời, nghề làm giấy và nghề khắc ván in phát triển.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hình tượng con người công dân và con người cá nhân trong văn học Việt nam trung đại_6Hình tượng con người công dân và con người cá nhân trong văn học Việt nam trung đạiThủ công nghiệp với tính chất là nghề phụ gia đình của nông dân ngàycàng phát triển rộng khắp. Trong những nghề thủ công đương thời, nghềlàm giấy và nghề khắc ván in phát triển. Đây là tiền đề hết sức quantrọng cho việc truyền bá và lưu hành văn chương.Sự mục ruỗng của guồng máy nhà nước phong kiến thống trị đương thờiđã trực tiếp tạo những ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu sắc đến toàn bộ quátrình suy vi của Nho giáo. Chế độ thi cử thời vua Lê, chúa Trịnh khôngổn định. Theo Phan Huy Chú chỉ trong vòng chưa đầy trăm năm 1678 -1765, các đời vua Lê, chúa Trịnh nối nhau đã có đến 12 lần thay đổiphép thi Hương [146, 70]. Chính sự mất ổn định trầm trọng này đã gópphần không nhỏ vào việc tạo ra sự chán chường trong tâm lý chung củacác thế hệ học trò đương thời. Triều đình lại cho bán học vị công khaivới giá cả rõ ràng, sinh đồ ba quan là một ví dụ điển hình.Sau sự kiện 1527, tầng lớp Nho sĩ xuất hiện hai xu hướng:Xu hướng thứ nhất chịu ra làm quan (tức xuất sĩ) tuy thu hút được nhiềuNho sĩ, nhưng lực lượng của xu hướng này có hai vấn đề rất đáng lưu ý:một là họ bị phân chia thành hai khối, hai phe đối nghịch nhau, hoặc làtheo Nam triều (triều Lê) hoặc là theo Bắc triều (triều Mạc). Họ cùnghọc chung sách vở, nghe giảng chung một đạo lý, nhưng lại hiển đạt ởhai nơi và đứng trên hai chiến tuyến. Họ thường công kích nhau. Nhưngdù theo Lê hay Mạc thì Nho gia vẫn cứ là Nho gia, họ cũng có nhiềuđiểm tương đồng trong nhận thức. Hai là: đối với lực lượng Nho sĩ lậpdanh chốn quan trường này là bản thân sự liên giữa họ với nhau cũng rấtlỏng lẻo. Sống giữa thời loạn, việc thiếu niềm tin cậy lẫn nhau cũng làđiều bình thường. Và chính điều bình thường này đã góp phần làm chothời loạn càng thêm loạn.Xu hướng thứ hai của lực lượng Nho sĩ sau sự kiện năm 1527 là lánhmình ẩn dật (tức là xử sĩ). Thực ra, rất ít ai vừa đỗ đạt xong lại chịu xalánh quan trường. Lực lượng xử sĩ trong giai đoạn này gồm hai bộ phậnchính: một là những người thật sự uyên thâm, đa văn quảng kiến nhưngkhông chịu đi thi. Số này không nhiều và trong thực tế, ảnh hưởng xãhội của họ cũng không rộng lắm. Hai là những người từng đỗ đạt, từngđược bổ nhiệm làm quan nhưng chỉ trong một thời gian ngắn thì buồnnản, trao trả chức tước cho triều đình rồi trở về. Số này đông hơn và ảnhhưởng của họ đối với xã hội cũng rộng lớn hơn.Nho giáo suy thoái, Phật giáo lại có cơ hội phát triển. Từ đầu TK XV,ngay sau khi rút khỏi vũ đài chính trị và tư tưởng (nhường chỗ cho Nhogiáo), Phật giáo đã tìm cách phát triển và củng cố vị trí của mình tronglòng xã hội. Từ TK XVI trở đi, ở Đàng Ngoài, chùa chiền được trùng tuvà xây dựng liên tiếp, người xuất gia tu hành ngày một đông. Trong sốhọ nhiều khi có cả những người đã từng là môn đồ của cửa Khổng sânTrình trước đây (Phạm Thái là một ví dụ điển hình; Nguyễn Du; NguyễnGia Thiều ảnh hưởng từ Phật giáo cũng không ít).Một số dòng Thiền tông cũ hồi sinh, nổi bật nhất là dòng Lâm Tế, dòngThiền tông mới là Lân Giác ra đời; trong đời sống tư tưởng của đôngđảo xã hội Đàng Ngoài, những quy phạm có nguồn gốc đạo đức từ Phậtgiáo ngày càng được đề cao và chùa chiền thực sự trở thành trung tâmsinh hoạt văn hoá có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với mọi tầng lớp.Ở Đàng Trong, ngay từ đầu Phật giáo rất được đề cao. Và từ đó đến mãicác thế kỷ sau, Phật giáo chiếm vai trò quan trong về mặt tư tưởng củacư dân xứ hoang hoá này.Cũng có thể nói, ở thời kỳ này có cuộc hội nhập giữa Đạo giáo với vănhoá dân tộc. Ở Đàng Ngoài, vua Lê - chúa Trịnh nhiều lần đến viếnghoặc cầu đảo ở các đền, miếu và Đạo quán. Ở Đàng Trong chúa Nguyễncũng rất cởi mở với Phật giáo và Đạo giáo. Tóm lại, lúc bấy giờ nhiềungười lên tiếng quảng bá cho quan điểm Tam giáo đồng nguyên hoặcTam giáo đồng quy nhưng đời sống tư tưởng cũng chẳng phải vì thế màcó được cuộc hội nhập thực sự hài hoà giữa Nho, Phật và Đạo.3.2.2. Cơ sở văn họcTrước hết cần nói đến lực lượng sáng tác.Trong văn học Việt Nam trung đại, nhà Nho vẫn là lực lượng sáng tác cơbản. Đối với nhà Nho đỗ đạt, vấn đề xuất - xử tương ứng với hai thái độứng xử; hành - tàng luôn luôn đặt ra (phần lớn là ngay trong bản thântừng nhà Nho)... Đây chính là chỗ khó khăn cho nhà nghiên cứu khiphân thành hai loại hình tác giả. Tuy nhiên có thể thấy, cơ sở kinh tế,văn hoá, xã hội, bối cảnh không gian, thời gian tồn tại cho từng loại, kéotheo đó là cái nhìn, quan niệm của họ về con người và thế giới có nhữngđiểm khác nhau... Từ đây, trên một mức độ nhất định cũng có thể kháiquát thành hai loại nhà Nho hành đạo và ẩn dật hai loại hình được coi làchính thống trong văn học trung đại Việt Nam. Nhà Nho hành đạo muốnthực hành những nguyên tắc của đạo lý Nho gia, sẵn sàng dấn thân nhậpcuộc thực hiện lí tưởng trí quân trạch dân, mong ước một xã hội phongkiến mẫu mực ...

Tài liệu được xem nhiều: