Danh mục

Hình tượng người phụ nữ mới trong văn học Hàn Quốc dưới ngòi bút của các nhà văn nữ (giai đoạn Nhật thuộc)

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 487.09 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung chính của bài viết trình bày những thay đổi to lớn theo hướng hiện đại hoá trong đời sống văn hoá nói chung và văn học nói riêng. Và văn học Hàn Quốc cũng có sự thay đổi bước ngoặt mạnh mẽ, đặc biệt là khi viết về hình ảnh người phụ nữ. Người phụ nữ trong giai đoạn này hoàn toàn lột xác, cũng vẫn là những người. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hình tượng người phụ nữ mới trong văn học Hàn Quốc dưới ngòi bút của các nhà văn nữ (giai đoạn Nhật thuộc) 134 HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ MỚI TRONG VĂN HỌC HÀN QUỐC DƯỚI NGÒI BÚT CỦA CÁC NHÀ VĂN NỮ (GIAI ĐOẠN NHẬT THUỘC) Ths. Bang Jeong Yun1 Tóm tắt: Giai đoạn cận đại Hàn Quốc khi bị Nhật thuộc diễn ra vào thập niên 1930. Trong suốt thời gian này, người dân Hàn Quốc không những chịu sự áp bức về tinh thần, về chính trị mà còn bị bóc lột triệt để về kinh tế. Tuy nhiên, qua cánh cửa từ Nhật Bản, những ngọn gió mới mẻ từ phương Tây tràn vào Hàn Quốc đem lại những thay đổi to lớn theo hướng hiện đại hoá trong đời sống văn hoá nói chung và văn học nói riêng. Và văn học Hàn Quốc cũng có sự thay đổi bước ngoặt mạnh mẽ, đặc biệt là khi viết về hình ảnh người phụ nữ. Người phụ nữ trong giai đoạn này hoàn toàn lột xác, cũng vẫn là những người phụ nữ có hoàn cảnh trớ trêu, số phận đầy đau khổ, nhưng họ đã bắt đầu có tư tưởng mới của thời đại - biết đấu tranh bảo vệ quyền được sống, quyền được mưu cầu hạnh phúc của bản thân mình. Có rất nhiều nhà văn viết về sự tiến bộ của người phụ nữ, nhưng ở đây tôi chỉ xin đề cập đến một nhóm nữ tác giả có những tác phẩm thật sự đặc sắc và đi tiên phong trong việc xây dựng hình ảnh người phụ nữ mới như một trào lưu trong văn học cận đại Hàn Quốc lúc bấy giờ. Từ khóa: Hình ảnh người phụ nữ mới; nữ tác giả Hàn Quốc; hệ tư tưởng mới, quyền sống; quyền mưu cầu hạnh phúc Mở đầu Thời kỳ Nhật chiếm được Hàn Quốc là giai đoạn những năm 1910 – 1945. Sự cai trị của Nhật rất tàn bạo và nhiều người Triều Tiên đã kháng cự, cuối cùng dẫn đến phong trào đòi độc lập. Phong trào này đã bị Nhật đàn áp dã man và hàng ngàn người đã bị Nhật giết hại. Trong thế chiến thứ hai, hàng vạn người đàn ông đã bị bắt đi lính trong quân đội Nhật, trong khi có đến hơn 200.000 phụ nữ đã bị cưỡng 1 NCS Khoa Việt Nam học, Đại học Sư phạm Hà Nội; Email: wjddbs50@gmail.com; ĐT: 0963780483. HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ MỚI TRONG VĂN HỌC HÀN QUỐC DƯỚI NGÒI BÚT CỦA... 135 bức lao động hay làm nô lệ tình dục, được gọi là “úy an phụ” (慰安婦, 위안부)... Cuộc sống đau đớn và tủi nhục đến nỗi nhiều phụ nữ đã tự tử bằng cách nhảy xuống nước hoặc treo cổ trên núi. Tuy nhiên, khi Nhật Bản chiếm đóng Hàn Quốc, một loạt biện pháp đã được áp dụng để bước đầu cải cách bán đảo Hàn truyền thống về cả kinh tế và xã hội. Người Hàn Quốc bắt đầu được tiếp xúc với văn hóa phương Tây thông qua Nhật Bản. Người Hàn Quốc, mà đặc biệt là người phụ nữ, mặc dù bị hạn chế học hành, nhưng đã có sự trưởng thành nhiều hơn xưa. Chịu ảnh hưởng của văn hóa hiện đại hơn, người phụ nữ đã có ý thức hơn về bản thân, có khát khao muốn bình đẳng, tự lập, khát vọng muốn được giải phóng bản thân và khẳng định mình, cống hiến cho xã hội. Tất cả những biến đổi trên đã khiến người phụ nữ trở thành một trong những hình tượng nghệ thuật trung tâm trong văn học với những tác giả như: Choi Jung Hee, Sim Hoon, Kang Kyung Ae, Baek Shin Ae, Yeam Sang Sub… Và khi viết về hình tượng những người phụ nữ mới trong văn học đó, ở đây, chúng tôi chỉ giới hạn trong ngòi bút của các tác giả nữ - cũng là một nét độc đáo khác với Việt Nam (khi viết về hình ảnh người phụ nữ mới thời kỳ Pháp thuộc thì trong nhóm Tự lực văn đoàn các tác giả đều là nam). Ba tác phẩm tiêu biểu được phân tích dưới đây để làm nổi bật hình tượng người phụ nữ mới trong văn học Hàn Quốc thời Nhật thuộc là: Lễ tổ tiên trên núi (Choi Jung Hee), Mẹ và con gái (Kang Kyung Ae), Hoàng hôn đẹp (Baek Shin Ae). Nội dung chính I . Khái quát về tác giả tác phẩm 1. Choi Jung Hee và tác phẩm Lễ tổ tiên trên núi (1938) Choi Jung Hee sinh năm 1906, lớn lên ở Sungjin, tỉnh Hamkyungbukdo. Bà là con cả trong 4 anh chị em và đã từng được cha rất thương yêu. Nhưng về sau cha của bà đã ngoại tình rồi bỏ nhà đi. Lúc đó bà đã gặp rất nhiều khó khăn, phải đi ở nhờ nhà một người họ hàng. Vì thế sau này trong lòng bà luôn cảm thấy oán giận và hận cha mình. Năm 1925, khi mới 20 tuổi bà đã được nhận vào học ở Trường Đào tạo Trung ương và sau đó 25 tuổi, bà được sang Nhật Bản học tập và làm việc. Năm 1931, khi bà 26 tuổi đã làm phóng viên Tạp chí Samcheonri và đăng lên 2 tác phẩm “Bữa cơm ngày mai”, “Đèn” nhưng chưa gây được tiếng vang lớn. Năm 1934, bà đã từng phải vào tù vì có liên quan đến chuyện cảnh sát Nhật bắt giữ hội KARF, vì vụ này mà bà đã quyết định chuyển hướng cuộc đời của mình. Khi 30 tuổi, bà đã đốt hết những tác phẩm của mình rồi chuyển nhà đến tận Yangju KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI 136 PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL tỉnh Kyunggido. Năm 1939, khi 33 tuổi, bà đã công bố thêm tác phẩm “Núi địa” và tác phẩm này của bà đượ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: