Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh dưới góc nhìn lý thuyết cổ mẫu
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 324.00 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong số các nhà tiểu thuyết lịch sử thời kì đổi mới, Nguyễn Xuân Khánh là một trong những gương mặt nổi bật. Bài viết này phác họa chân dung người phụ nữ trong ba tác phẩm trên của nhà văn dưới góc nhìn của lý thuyết cổ mẫu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh dưới góc nhìn lý thuyết cổ mẫu12 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH DƯỚI GÓC NHÌN LÝ THUYẾT CỔ MẪU Nguyễn Thị Vân Hồng Trường Trung học Cơ sở Lê Lợi, Hà Nội Tóm tắt: Trong số các nhà tiểu thuyết lịch sử thời kì đổi mới, Nguyễn Xuân Khánh là một trong những gương mặt nổi bật. Với bộ ba tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn và Đội gạo lên chùa, nhà văn đã đi sâu khai thác, khám phá nhiều bí ẩn thuộc về lịch sử, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng tâm linh, đặc biệt sức sống và khả năng tiềm tàng của người dân Việt, phụ nữ Việt. Thế giới nhân vật trong các tiểu thuyết lịch sử của ông rất phong phú, mang đậm dấu ấn lịch sử - thời đại. Hình tượng người phụ nữ được nhà văn xây dựng không chỉ như những nạn nhân, gánh chịu nhiều khổ ải, bi thương…, mà còn là những “mẫu gốc”, biểu tượng của “thiên tính nữ”, của đức hy sinh, sự nhẫn nhịn và sức mạnh cảm hóa. Bài viết này phác họa chân dung người phụ nữ trong ba tác phẩm trên của nhà văn dưới góc nhìn của lý thuyết cổ mẫu. Từ khóa: Nguyễn Xuân Khánh, tiểu thuyết lịch sử, hình tượng người phụ nữ, cổ mẫu, lý thuyết cổ mẫu. Nhận bài ngày 26.2.2018; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 15.3.2018 Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Vân Hồng; Email: vanhongnguyen10@gmail.com1. MỞ ĐẦU Từ C. Jung đến G. Bachelard và N. Frye, lý thuyết về cái vô thức tập thể (trong đó, cổmẫu (archétype) là hạt nhân) đã được xác lập, định hình, trở thành một hướng đi mới nhiềutiềm năng trong nghiên cứu, phê bình và sáng tác văn học nghệ thuật. Ở Việt Nam nhữngnăm gần đây, sự xuất hiện của một số bài viết, công trình nghiên cứu về cổ mẫu, chẳng hạn“Đi tìm cổ mẫu trong văn học Việt Nam” của Nguyễn Thị Thanh Xuân, “Nguyên lý tínhmẫu trong truyền thống văn học Việt Nam” của Dương Thị Huyền, “Thử dẫn vào nghiêncứu văn học từ góc nhìn cổ mẫu (archétype)” của Nguyễn Quang Huy v.v... đã cho thấynhững hướng tiếp cận sát thực và trực tiếp lý thuyết cổ mẫu. Tinh thần dân chủ, đổi mới từsau 1986; xu hướng nhận thức lại, suy ngẫm, triết luận; các lý thuyết, trường phái văn họchậu hiện đại… đã tác động mạnh mẽ đến tâm thức, tư tưởng, ý đồ và cả phạm vi bao quát,chuyển tải hiện thực của các nhà văn, trong đó có nhà tiểu thuyết lịch sử Nguyễn XuânKhánh. Trên cơ sở xem xét, đánh giá lại lịch sử, diễn giải quá khứ trong mối tương quanTẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 22/2018 13văn hóa - lịch sử, truyền thống - hiện tại, trong cội nguồn sức mạnh và bản sắc, tinh thần tựtôn dân tộc của người Việt suốt chiều dài lịch sử đầy biến động, đau thương…, NguyễnXuân Khánh trong bộ ba tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn và Đội gạo lên chùa đãđặc biệt chú ý đến hình tượng các nhân vật nữ. Người phụ nữ không chỉ là nguồn đề tài,cảm hứng bất tận của văn chương, nghệ thuật; mà còn là những “mẫu gốc”, cội nguồn của“sự sinh thành”; biểu tượng của sự “bao dung, che trở, đùm bọc”; của sức sống bền bỉmãnh liệt và khả năng cảm hóa, đồng hóa… Phác dựng chân dung những người phụ nữ từlý thuyết cổ mẫu, các tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh đã cho thấy những khám phá,phát hiện sâu sắc, tinh tế, mới mẻ của ông về kiểu loại hình tượng muôn thuở phức tạp, bíẩn mà cũng muôn đời hấp dẫn, quyến rũ này.2. NỘI DUNG2.1. Khái niệm cổ mẫu “Cổ mẫu với tư cách những ký ức, dấu chỉ văn hóa xa xưa của nhân loại thườngxuyên hiện hữu ở tầng sâu vô thức nghệ sĩ và vận hành trong sự đồng hóa những kinhnghiệm bên ngoài với những sự kiện tâm linh, chi phối nhà văn trong quá trình sáng tạo”[2]. “Cổ mẫu, trước hết là mẫu của những biểu tượng có mối liên hệ chặt chẽ với vô thứctập thể, là nơi lưu giữ kí ức, kinh nghiệm tập thể của dân tộc và nhân loại. Cổ mẫu là khuônmẫu nguyên thủy để từ đó có nhiệm vụ phục vụ cho một mô hình cụ thể. Ví dụ, sự sinh nởthần kì là khuôn mẫu của các mô hình: ướm thử vết chân, uống nước từ sọ dừa, nằmmộng… Hiểu như vậy, cổ mẫu tương đương với các khái niệm mô hình, mẫu gốc, điểnmẫu. Thuật ngữ cổ mẫu có thể được áp dụng với một hình tượng, một đề tài, một tư tưởng,một kiểu nhân vật, một mô hình cốt truyện… Muốn tìm, xác định và lý giải cổ mẫu, ta cóthể căn cứ ở một số nguồn như thần thoại, giấc mơ, văn học, tôn giáo, những chuyện kì ảo,văn học dân gian. Nghiên cứu cổ mẫu sẽ thấy được đời sống nhân loại qua những không -thời gian văn hóa khác nhau, thấy được toàn bộ sự phát triển đời sống muôn màu hiện nayvà những cách thức biểu đạt văn chương đều được thoát thai từ những cổ mẫu, có thể là cổmẫu nguyên thủy, hay cổ mẫu phái sinh, thậm chí là cổ mẫu phản đề” [3, tr.9]. Thuật ngữ cổ mẫu archetype có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp arche - kh ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh dưới góc nhìn lý thuyết cổ mẫu12 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH DƯỚI GÓC NHÌN LÝ THUYẾT CỔ MẪU Nguyễn Thị Vân Hồng Trường Trung học Cơ sở Lê Lợi, Hà Nội Tóm tắt: Trong số các nhà tiểu thuyết lịch sử thời kì đổi mới, Nguyễn Xuân Khánh là một trong những gương mặt nổi bật. Với bộ ba tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn và Đội gạo lên chùa, nhà văn đã đi sâu khai thác, khám phá nhiều bí ẩn thuộc về lịch sử, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng tâm linh, đặc biệt sức sống và khả năng tiềm tàng của người dân Việt, phụ nữ Việt. Thế giới nhân vật trong các tiểu thuyết lịch sử của ông rất phong phú, mang đậm dấu ấn lịch sử - thời đại. Hình tượng người phụ nữ được nhà văn xây dựng không chỉ như những nạn nhân, gánh chịu nhiều khổ ải, bi thương…, mà còn là những “mẫu gốc”, biểu tượng của “thiên tính nữ”, của đức hy sinh, sự nhẫn nhịn và sức mạnh cảm hóa. Bài viết này phác họa chân dung người phụ nữ trong ba tác phẩm trên của nhà văn dưới góc nhìn của lý thuyết cổ mẫu. Từ khóa: Nguyễn Xuân Khánh, tiểu thuyết lịch sử, hình tượng người phụ nữ, cổ mẫu, lý thuyết cổ mẫu. Nhận bài ngày 26.2.2018; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 15.3.2018 Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Vân Hồng; Email: vanhongnguyen10@gmail.com1. MỞ ĐẦU Từ C. Jung đến G. Bachelard và N. Frye, lý thuyết về cái vô thức tập thể (trong đó, cổmẫu (archétype) là hạt nhân) đã được xác lập, định hình, trở thành một hướng đi mới nhiềutiềm năng trong nghiên cứu, phê bình và sáng tác văn học nghệ thuật. Ở Việt Nam nhữngnăm gần đây, sự xuất hiện của một số bài viết, công trình nghiên cứu về cổ mẫu, chẳng hạn“Đi tìm cổ mẫu trong văn học Việt Nam” của Nguyễn Thị Thanh Xuân, “Nguyên lý tínhmẫu trong truyền thống văn học Việt Nam” của Dương Thị Huyền, “Thử dẫn vào nghiêncứu văn học từ góc nhìn cổ mẫu (archétype)” của Nguyễn Quang Huy v.v... đã cho thấynhững hướng tiếp cận sát thực và trực tiếp lý thuyết cổ mẫu. Tinh thần dân chủ, đổi mới từsau 1986; xu hướng nhận thức lại, suy ngẫm, triết luận; các lý thuyết, trường phái văn họchậu hiện đại… đã tác động mạnh mẽ đến tâm thức, tư tưởng, ý đồ và cả phạm vi bao quát,chuyển tải hiện thực của các nhà văn, trong đó có nhà tiểu thuyết lịch sử Nguyễn XuânKhánh. Trên cơ sở xem xét, đánh giá lại lịch sử, diễn giải quá khứ trong mối tương quanTẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 22/2018 13văn hóa - lịch sử, truyền thống - hiện tại, trong cội nguồn sức mạnh và bản sắc, tinh thần tựtôn dân tộc của người Việt suốt chiều dài lịch sử đầy biến động, đau thương…, NguyễnXuân Khánh trong bộ ba tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn và Đội gạo lên chùa đãđặc biệt chú ý đến hình tượng các nhân vật nữ. Người phụ nữ không chỉ là nguồn đề tài,cảm hứng bất tận của văn chương, nghệ thuật; mà còn là những “mẫu gốc”, cội nguồn của“sự sinh thành”; biểu tượng của sự “bao dung, che trở, đùm bọc”; của sức sống bền bỉmãnh liệt và khả năng cảm hóa, đồng hóa… Phác dựng chân dung những người phụ nữ từlý thuyết cổ mẫu, các tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh đã cho thấy những khám phá,phát hiện sâu sắc, tinh tế, mới mẻ của ông về kiểu loại hình tượng muôn thuở phức tạp, bíẩn mà cũng muôn đời hấp dẫn, quyến rũ này.2. NỘI DUNG2.1. Khái niệm cổ mẫu “Cổ mẫu với tư cách những ký ức, dấu chỉ văn hóa xa xưa của nhân loại thườngxuyên hiện hữu ở tầng sâu vô thức nghệ sĩ và vận hành trong sự đồng hóa những kinhnghiệm bên ngoài với những sự kiện tâm linh, chi phối nhà văn trong quá trình sáng tạo”[2]. “Cổ mẫu, trước hết là mẫu của những biểu tượng có mối liên hệ chặt chẽ với vô thứctập thể, là nơi lưu giữ kí ức, kinh nghiệm tập thể của dân tộc và nhân loại. Cổ mẫu là khuônmẫu nguyên thủy để từ đó có nhiệm vụ phục vụ cho một mô hình cụ thể. Ví dụ, sự sinh nởthần kì là khuôn mẫu của các mô hình: ướm thử vết chân, uống nước từ sọ dừa, nằmmộng… Hiểu như vậy, cổ mẫu tương đương với các khái niệm mô hình, mẫu gốc, điểnmẫu. Thuật ngữ cổ mẫu có thể được áp dụng với một hình tượng, một đề tài, một tư tưởng,một kiểu nhân vật, một mô hình cốt truyện… Muốn tìm, xác định và lý giải cổ mẫu, ta cóthể căn cứ ở một số nguồn như thần thoại, giấc mơ, văn học, tôn giáo, những chuyện kì ảo,văn học dân gian. Nghiên cứu cổ mẫu sẽ thấy được đời sống nhân loại qua những không -thời gian văn hóa khác nhau, thấy được toàn bộ sự phát triển đời sống muôn màu hiện nayvà những cách thức biểu đạt văn chương đều được thoát thai từ những cổ mẫu, có thể là cổmẫu nguyên thủy, hay cổ mẫu phái sinh, thậm chí là cổ mẫu phản đề” [3, tr.9]. Thuật ngữ cổ mẫu archetype có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp arche - kh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Khoa học Nguyễn Xuân Khánh Tiểu thuyết lịch sử Hình tượng người phụ nữ Lý thuyết cổ mẫuGợi ý tài liệu liên quan:
-
Lạ hóa một cuộc chơi - Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI: Phần 1
161 trang 432 13 0 -
6 trang 299 0 0
-
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 272 0 0 -
5 trang 233 0 0
-
10 trang 213 0 0
-
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 208 0 0 -
8 trang 208 0 0
-
Khảo sát, đánh giá một số thuật toán xử lý tương tranh cập nhật dữ liệu trong các hệ phân tán
7 trang 207 0 0 -
6 trang 205 0 0
-
Khách hàng và những vấn đề đặt ra trong câu chuyện số hóa doanh nghiệp
12 trang 202 0 0