Hình tượng người phụ nữ trong văn học Ấn Độ cổ đại
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 91.64 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong văn học Ấn Độ cổ đại, hình tượng người phụ nữ với những vẻ đẹp về hình thức, phẩm chất nhân cách bên trong như đức hạnh, tình yêu thương bao la đối với con người và cảnh vật, sự thủy chung, sự chịu đựng đáng trân trọng của người phụ nữ trong mối quan hệ với các vấn đề xã hội (tôn giáo, đẳng cấp, hôn nhân) theo quan niệm của giáo lí Dharma được dân tộc Ấn Độ ngợi ca, trân trọng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hình tượng người phụ nữ trong văn học Ấn Độ cổ đại JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 7, pp. 19-25 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0057 HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI Lê Thị Bích Thủy Vụ Các trường chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Tóm tắt. Trong văn học Ấn Độ cổ đại, hình tượng người phụ nữ với những vẻ đẹp về hình thức, phẩm chất nhân cách bên trong như đức hạnh, tình yêu thương bao la đối với con người và cảnh vật, sự thủy chung, sự chịu đựng đáng trân trọng của người phụ nữ trong mối quan hệ với các vấn đề xã hội (tôn giáo, đẳng cấp, hôn nhân) theo quan niệm của giáo lí Dharma được dân tộc Ấn Độ ngợi ca, trân trọng. Với tất cả phẩm chất tốt đẹp, những người phụ nữ ấy xứng đáng được xem là “khuôn vàng thước ngọc” của hình tượng người phụ nữ Ấn Độ cổ đại, là hình ảnh đặc trưng cho nền văn hóa Ấn Độ. Từ khóa: Hình tượng người phụ nữ, văn học Ấn Độ cổ đại, sử thi Ramayana, sử thi Mahabharata, kịch thơ Sơkuntơla. 1. Mở đầu Diện mạo văn hóa của mỗi dân tộc được xem là tiêu chí đánh giá sự tiến bộ, là tấm gương phản ánh rõ nét nhất tâm hồn, tinh thần, tính cách của mỗi mỗi dân tộc và văn học là thành tố quan trọng của văn hóa để phản ánh trung thực cuộc sống. Với lịch sử hình thành và phát triển, nền văn hóa Ấn Độ luôn coi trọng đời sống tâm linh, luôn hòa hợp giữa mộng và thực, đạo và đời, ý thức tôn trọng và lưu giữ truyền thống, phát triển không đứt quãng với “đặc điểm nổi bật là tính nhân văn của nó” được thể hiện trong các tác phẩm văn học qua những hình tượng nhân vật là “những phương tiện đặc thù của nghệ thuật để phản ánh hiện thực khách quan” [8; 27]. Ở mỗi thời đại đều có những kiểu mẫu đại diện nhất định để phản ánh đời sống văn hóa xã hội cũng như tính cách, tâm hồn dân tộc Ấn Độ, trong đó người phụ nữ cũng là một hình tượng nhân vật điển hình. Ở bài viết này, chúng tôi tập trung tìm hiểu hình tượng người phụ nữ trong văn học Ấn Độ cổ đại với những vẻ đẹp trở thành “khuôn vàng thước ngọc” được phản ánh trong sử thi Ramayana, sử thi Mahabharata, kịch thơ Sơkuntơla. 2. Nội dung nghiên cứu Trong kho tàng văn học Ấn Độ cổ đại, sử thi Mahabharata có độ dài 22 vạn câu thơ là sử thi đích thực (Itihasa) và sử thi Ramayana có độ dài gần 5 vạn câu thơ là sử thi văn chương (Kavya) được xem là thánh kinh đối với người dân Ấn Độ, là niềm tự hào thiêng liêng, thấm đẫm tinh thần giáo lí Dharma phản ánh tâm tư, nguyện vọng, tâm lí và tính cách dân tộc Ấn Độ. Trong quan niệm Ngày nhận bài: 15/11/2016. Ngày nhận đăng: 20/5/2017 Liên hệ: Lê Thị Bích Thủy, e-mail: lebichthuyhcm@gmail.com 19 Lê Thị Bích Thủy của người Ấn Độ cổ đại, người phụ nữ lí tưởng phải là người phụ nữ mẫu mực về hình dáng, dung nhan, phẩm chất, tính cách, đức hạnh và đó là người phụ nữ toàn thiện toàn mĩ. Sử thi Ramayana kể về tình yêu của hoàng tử Rama và nàng công chúa Xita và những chiến công hiển hách của hoàng tử Rama. Với nội dung đậm đà tình yêu thương con người, tình yêu thiên nhiên, sử thi Ramayana trở thành bài thơ ngợi ca giáo lí Dharma, là những lời răn dạy về bổn phận đạo đức của người phụ nữ lí tưởng trong xã hội Ấn Độ cổ đại. Nhân vật Xita xuất hiện bên cạnh nhân vật anh hùng Rama, chia sẻ cùng chàng mọi bất hạnh cuộc đời với một tinh thần vị tha và chung thủy, Xita bổ sung và hoàn thiện cho chủ đề tác phẩm. Công chúa Xita được xây dựng bên cạnh nhân vật Rama theo nguyên tắc sóng đôi. Sự khiếm khuyết, sơ xuất của nhân vật này là tiền đề, điều kiện để nhân vật kia bộc lộ phẩm chất, lí tưởng của mình. Xita được tôn thờ như một nữ anh hùng trong lòng nhân dân Ấn Độ. Cũng như Rama, Xita có nguồn gốc thánh thần nhưng lại hành xử như một con người trần thế. Nàng là hiện thân của hình tượng người phụ nữ mẫu mực Ấn Độ cổ xưa “vì nàng mà Rama tiêu diệt không chỉ cả trần thế mà còn tiêu diệt cả vũ trụ thì như thế chẳng có gì là không phải cả” [2;160]. Vẻ đẹp của Xita trong sử thi Ramayana được miêu tả tỉ mỉ, đặc biệt là qua những lời nhận xét của các nhân vật khác trong sử thi. Trước hết, Xita mang vẻ đẹp thánh thiện: “khuôn mặt nàng xinh đẹp như mặt trăng tròn, môi nàng đỏ thắm như quả Bimba, răng nàng láng bóng, mắt nàng mở rộng như cánh hoa sen”. Và ngay cả quỷ vương Ravana cũng mê mẩn, nghẹt thở, lặng câm hồi lâu mới thốt lên lời trước sắc đẹp mê hồn của Xita: “Hình như Đấng Hóa công tạo sắc đẹp, một khi tạo ra nàng rồi thì đã ngừng tay” [2;166]. Để đánh giá vẻ đẹp toàn thiện toàn mĩ của người phụ nữ, ngoài vẻ đẹp hình thức, người Ấn Độ cổ đại còn coi trọng vẻ đẹp phẩm chất nhân cách bên trong của người phụ nữ. Tính chất lí tưởng của nhân vật Xita trong Ramayana còn được kết tinh ở một tình yêu trong sáng, thuỷ chung, một tinh thần dũng cảm, vị tha. Những vẻ đẹp ấy của Xita được phát lộ qua hàng loạt các tình huống thử thách. Xita đang mải mê với niềm vui sướng thấy Rama được phong vương nhưng ngay khi nhận được tin phải lưu đày của Rama, nàng đón nhận tin dữ cũng với một ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hình tượng người phụ nữ trong văn học Ấn Độ cổ đại JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 7, pp. 19-25 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0057 HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI Lê Thị Bích Thủy Vụ Các trường chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Tóm tắt. Trong văn học Ấn Độ cổ đại, hình tượng người phụ nữ với những vẻ đẹp về hình thức, phẩm chất nhân cách bên trong như đức hạnh, tình yêu thương bao la đối với con người và cảnh vật, sự thủy chung, sự chịu đựng đáng trân trọng của người phụ nữ trong mối quan hệ với các vấn đề xã hội (tôn giáo, đẳng cấp, hôn nhân) theo quan niệm của giáo lí Dharma được dân tộc Ấn Độ ngợi ca, trân trọng. Với tất cả phẩm chất tốt đẹp, những người phụ nữ ấy xứng đáng được xem là “khuôn vàng thước ngọc” của hình tượng người phụ nữ Ấn Độ cổ đại, là hình ảnh đặc trưng cho nền văn hóa Ấn Độ. Từ khóa: Hình tượng người phụ nữ, văn học Ấn Độ cổ đại, sử thi Ramayana, sử thi Mahabharata, kịch thơ Sơkuntơla. 1. Mở đầu Diện mạo văn hóa của mỗi dân tộc được xem là tiêu chí đánh giá sự tiến bộ, là tấm gương phản ánh rõ nét nhất tâm hồn, tinh thần, tính cách của mỗi mỗi dân tộc và văn học là thành tố quan trọng của văn hóa để phản ánh trung thực cuộc sống. Với lịch sử hình thành và phát triển, nền văn hóa Ấn Độ luôn coi trọng đời sống tâm linh, luôn hòa hợp giữa mộng và thực, đạo và đời, ý thức tôn trọng và lưu giữ truyền thống, phát triển không đứt quãng với “đặc điểm nổi bật là tính nhân văn của nó” được thể hiện trong các tác phẩm văn học qua những hình tượng nhân vật là “những phương tiện đặc thù của nghệ thuật để phản ánh hiện thực khách quan” [8; 27]. Ở mỗi thời đại đều có những kiểu mẫu đại diện nhất định để phản ánh đời sống văn hóa xã hội cũng như tính cách, tâm hồn dân tộc Ấn Độ, trong đó người phụ nữ cũng là một hình tượng nhân vật điển hình. Ở bài viết này, chúng tôi tập trung tìm hiểu hình tượng người phụ nữ trong văn học Ấn Độ cổ đại với những vẻ đẹp trở thành “khuôn vàng thước ngọc” được phản ánh trong sử thi Ramayana, sử thi Mahabharata, kịch thơ Sơkuntơla. 2. Nội dung nghiên cứu Trong kho tàng văn học Ấn Độ cổ đại, sử thi Mahabharata có độ dài 22 vạn câu thơ là sử thi đích thực (Itihasa) và sử thi Ramayana có độ dài gần 5 vạn câu thơ là sử thi văn chương (Kavya) được xem là thánh kinh đối với người dân Ấn Độ, là niềm tự hào thiêng liêng, thấm đẫm tinh thần giáo lí Dharma phản ánh tâm tư, nguyện vọng, tâm lí và tính cách dân tộc Ấn Độ. Trong quan niệm Ngày nhận bài: 15/11/2016. Ngày nhận đăng: 20/5/2017 Liên hệ: Lê Thị Bích Thủy, e-mail: lebichthuyhcm@gmail.com 19 Lê Thị Bích Thủy của người Ấn Độ cổ đại, người phụ nữ lí tưởng phải là người phụ nữ mẫu mực về hình dáng, dung nhan, phẩm chất, tính cách, đức hạnh và đó là người phụ nữ toàn thiện toàn mĩ. Sử thi Ramayana kể về tình yêu của hoàng tử Rama và nàng công chúa Xita và những chiến công hiển hách của hoàng tử Rama. Với nội dung đậm đà tình yêu thương con người, tình yêu thiên nhiên, sử thi Ramayana trở thành bài thơ ngợi ca giáo lí Dharma, là những lời răn dạy về bổn phận đạo đức của người phụ nữ lí tưởng trong xã hội Ấn Độ cổ đại. Nhân vật Xita xuất hiện bên cạnh nhân vật anh hùng Rama, chia sẻ cùng chàng mọi bất hạnh cuộc đời với một tinh thần vị tha và chung thủy, Xita bổ sung và hoàn thiện cho chủ đề tác phẩm. Công chúa Xita được xây dựng bên cạnh nhân vật Rama theo nguyên tắc sóng đôi. Sự khiếm khuyết, sơ xuất của nhân vật này là tiền đề, điều kiện để nhân vật kia bộc lộ phẩm chất, lí tưởng của mình. Xita được tôn thờ như một nữ anh hùng trong lòng nhân dân Ấn Độ. Cũng như Rama, Xita có nguồn gốc thánh thần nhưng lại hành xử như một con người trần thế. Nàng là hiện thân của hình tượng người phụ nữ mẫu mực Ấn Độ cổ xưa “vì nàng mà Rama tiêu diệt không chỉ cả trần thế mà còn tiêu diệt cả vũ trụ thì như thế chẳng có gì là không phải cả” [2;160]. Vẻ đẹp của Xita trong sử thi Ramayana được miêu tả tỉ mỉ, đặc biệt là qua những lời nhận xét của các nhân vật khác trong sử thi. Trước hết, Xita mang vẻ đẹp thánh thiện: “khuôn mặt nàng xinh đẹp như mặt trăng tròn, môi nàng đỏ thắm như quả Bimba, răng nàng láng bóng, mắt nàng mở rộng như cánh hoa sen”. Và ngay cả quỷ vương Ravana cũng mê mẩn, nghẹt thở, lặng câm hồi lâu mới thốt lên lời trước sắc đẹp mê hồn của Xita: “Hình như Đấng Hóa công tạo sắc đẹp, một khi tạo ra nàng rồi thì đã ngừng tay” [2;166]. Để đánh giá vẻ đẹp toàn thiện toàn mĩ của người phụ nữ, ngoài vẻ đẹp hình thức, người Ấn Độ cổ đại còn coi trọng vẻ đẹp phẩm chất nhân cách bên trong của người phụ nữ. Tính chất lí tưởng của nhân vật Xita trong Ramayana còn được kết tinh ở một tình yêu trong sáng, thuỷ chung, một tinh thần dũng cảm, vị tha. Những vẻ đẹp ấy của Xita được phát lộ qua hàng loạt các tình huống thử thách. Xita đang mải mê với niềm vui sướng thấy Rama được phong vương nhưng ngay khi nhận được tin phải lưu đày của Rama, nàng đón nhận tin dữ cũng với một ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Khoa học & Công nghệ Hình tượng người phụ nữ Văn học Ấn Độ cổ đại Sử thi Ramayana Sử thi Mahabharata Kịch thơ SơkuntơlaGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tiểu luận Lịch sử văn minh thế giới: Ảnh hưởng của sử thi Mahabharata đến đời sống người dân Ấn Độ
12 trang 192 0 0 -
4 trang 118 0 0
-
Sử dụng hàm Loga siêu việt để đánh giá hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam
11 trang 105 0 0 -
11 trang 101 0 0
-
8 trang 97 0 0
-
6 trang 91 0 0
-
4 trang 64 0 0
-
Cách tiếp cận của pháp luật cạnh tranh liên minh Châu Âu về hành vi lạm dụng mang tính trục lợi
11 trang 64 0 0 -
Bàn về chủ nghĩa tối giản trong văn học
7 trang 53 0 0 -
Vài nét về giáo dục và khoa bảng ở Thái Nguyên thời phong kiến
6 trang 36 0 0