Danh mục

Hình tượng những đỉnh núi thiêng trong thần thoại ba nước Hy Lạp, Ấn Độ, Trung Hoa

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 275.12 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hình tượng những đỉnh núi thiêng xuất hiện rất nhiều trong thần thoại các nước, cụ thể là thần thoại ba nước Hy Lạp, Ấn Độ, Trung Hoa cho thấy sự tương đồng cũng như khác biệt về văn hoá và nhận thức của mỗi dân tộc về thế giới tự nhiên xung quanh con người.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hình tượng những đỉnh núi thiêng trong thần thoại ba nước Hy Lạp, Ấn Độ, Trung HoaTẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 23/2018 53 HÌNH TƯỢNG NHỮNG ĐỈNH NÚI THIÊNG TRONG THẦN THOẠI BA NƯỚC HY LẠP, ẤN ĐỘ, TRUNG HOA Nguyễn Thu Thuý Trường Đại học Hùng Vương Tóm tắt: Nghiên cứu so sánh thần thoại rất quan trọng đối với việc tìm hiểu đặc trưng các lớp trầm tích văn hoá của thế giới cổ đại. Thần thoại trong thế giới cổ đại không chỉ là kho tàng cho tất cả các thể loại văn chương và là tiền đề trực tiếp của những tư tưởng, triết lí tôn giáo. Bản thân các thần thoại còn là hình thức sáng tác truyền miệng và thành văn quan trọng nhất, phản ánh những giai đoạn phát triển chủ yếu của xã hội loài người. Hình tượng những đỉnh núi thiêng xuất hiện rất nhiều trong thần thoại các nước, cụ thể là thần thoại ba nước Hy Lạp, Ấn Độ, Trung Hoa cho thấy sự tương đồng cũng như khác biệt về văn hoá và nhận thức của mỗi dân tộc về thế giới tự nhiên xung quanh con người. Từ khoá: Thần thoại, hình tượng, núi thiêng, Hy Lạp, Ấn Độ, Trung Hoa. Nhận bài ngày 04.5.2018, gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 20.5.2018 Liên hệ tác giả: Nguyễn Thu Thuý; Email: thuthuyhnue1@gmail.com1. MỞ ĐẦU Thần thoại theo quan niệm của Marx là vẻ đẹp “một đi không trở lại” của loài ngườikhi xã hội nguyên thuỷ đã kết thúc. Thần thoại là sản phẩm trong quá trình nhân hoá tựnhiên một cách vô thức của con người để giải thích thế giới buổi đầu. Ở thể loại này, nhânloại từ cái chưa có đi đến cái có, từ chỗ chưa bắt đầu đến bắt đầu, từ chỗ hỗn mang đến chỗthiết lập những trật tự của thế giới với những mô hình nhất định. Trên thế giới, dân tộc nàocũng xây dựng cho mình những câu chuyện thần thoại mang bản sắc đất nước mình. Hy Lạp, Ấn Độ, Trung Hoa là đại diện cho những nền văn minh được hình thành từlâu đời. Hệ thống thần thoại của ba nước là đại diện tiêu biểu cho đặc trưng văn hoáphương Đông và phương Tây. Trải qua quá trình biến đổi và phát triển, thần thoại mỗinước lại có những diện mạo mới. Thần thoại Hy Lạp được đúc kết thành một hệ thốnghoàn chỉnh. Thần thoại Ấn Độ được lưu giữ và tiếp tục phát triển qua các bộ sử thiRamayana và Mahabharata. Còn thần thoại Trung Hoa do khoảng cách địa lí, sự cản trởcủa Nho giáo nên luôn tồn tại ở dạng vụn vặt, rời rạc... Dù tồn tại ở dạng nào thì những giátrị mang tính biểu tượng văn hoá ẩn chứa trong mỗi câu chuyện thần thoại mãi mãi không54 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘIthể mất đi. Trong đó, hình tượng núi là loại hình tượng tiêu biểu và đặc sắc bậc nhất chothấy sự tương đồng cũng như khác biệt giữa thần thoại các nước. Từ đó, người đọc sẽ cómột nhãn quan mang tính hệ thống về thể loại văn học vốn dĩ đã trở thành quá khứ tươiđẹp của nhân loại.2. NỘI DUNG2.1. Quan niệm về “núi” trong văn hoá thế giới và trong thần thoại Hy Lạp, ẤnĐộ và Trung Hoa Núi là hình ảnh thiên nhiên mang tính vĩnh hằng, bất biến do tạo hoá sinh ra. Núi làmột không gian địa lí cao rộng, hùng vĩ, đồ sộ, hình thành trong quá trình kiến tạo địa chấtcủa vỏ Trái đất. Xét từ góc độ văn hoá, núi không đơn thuần là một hình ảnh thiên nhiênmà nó đã được nâng lên thành biểu tượng. Trong Từ điển giải mã biểu tượng văn hoá thếgiới, núi được xem là “quả trứng lớn”, là “lâu đài nội tâm”, là “cái bản nhiên” đối với conngười. Trong trạng thái bất biến, núi mang ý nghĩa biểu tượng là những điều chuẩn mực,khuôn mẫu để so sánh với nét nghĩa to lớn, bất biến. Núi còn gợi ra sự xa xôi cách trở haymột trở ngại khó khăn nào đó mà con người khó có thể vượt qua. Là thể loại văn học dân gian  sáng tạo nghệ thuật ngôn từ truyền miệng đầu tiênkhông tự giác ra đời vào giai đoạn xã hội nguyên thuỷ, thần thoại vẫn vẹn nguyên dấu ấnnhận thức, kí ức cổ sơ của loài người cho đến ngày nay. Con người tạo ra thần thoại bằngviệc tiếp xúc gần gũi với thiên nhiên kì vĩ, bí ẩn, cả những khi thiên nhiên hiền hoà, lẫn khithiên nhiên tức giận. Từ đó, họ tái hiện lại và giải thích thế giới tự nhiên bằng những hìnhảnh đầy sáng tạo, tô vẽ cho nó để thiên nhiên mang diện mạo mới theo trí tưởng tượngphong phú của con người, tạo ra những ông thần, bà chúa to lớn, uy nghiêm và đầy quyềnnăng. Thần thoại là thể loại văn học minh chứng cho khao khát tìm hiểu, nhận thức và lígiải thế giới xung quanh của loài người. Trong thế giới của thần thoại, sự ngự trị và quyềnlực của thần linh là sức mạnh lớn nhất chi phối xã hội loài người. Có lẽ vì thế mà bên cạnhsự tôn thờ, thành kính, sợ hãi, con người còn ấp ủ khao khát được chinh phục và cải tạotự nhiên. Tuy nhiên, sự giải thích các hiện tượng tự nhiên trong thần thoại ở mỗi quốc gia lạimang nét khác biệt nhất định, bởi mỗi khu vực, mỗi dân tộc đều có hệ thống quan niệm,vă ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: