Danh mục

Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển đàn bò lai hướng thịt trên nền bò cái lai Zêbu tại các xã miền núi huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 195.67 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phát trển chăn nuôi bò lai chuyên thịt, phát triển nguồn thức ăn, thực hiện tốt về nuôi dưỡng và phòng bệnh trong chăn nuôi bò sinh sản và bê để nâng cao năng suất, góp phần phát triển chăn nuôi bò thịt; Xây dựng vùng chăn nuôi bò thịt chất lượng cao để làm cơ sở xây dựng thương hiệu bò thịt Sơn Tịnh cả về chất lượng thịt và con giống.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển đàn bò lai hướng thịt trên nền bò cái lai Zêbu tại các xã miền núi huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 HỖ TRỢ ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ PHÁT TRIỂN ĐÀN BÒ LAI HƯỚNG THỊT TRÊN NỀN BÒ CÁI LAI ZÊBU TẠI CÁC XÃ MIỀN NÚI HUYỆN SƠN TỊNH, TỈNH QUẢNG NGÃI Chủ nhiệm dự án: Ths. Phạm Hồng Sơn Cơ quan chủ trì: UBND huyện Sơn Tịnh Năm nghiệm thu: 2020 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nghề nuôi bò ở huyện Sơn Tịnh nói chung, các xã miền núi huyện Sơn Tịnh nói riêng chủ yếu theo hướng sản xuất con giống cung cấp cho các địa phương khác thay vì nuôi hướng thịt. Vì thế, người chăn nuôi chưa quan tâm đến được việc nuôi bò hướng thịt cũng như chú trọng đến các quy trình kỹ thuật giúp nâng cao khả năng cho thịt của bò. Từ thực tế đó, nhằm ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, thức ăn, chuồng trại, phòng trừ dịch bệnh... giúp cho người chăn nuôi thay đổi phương thức chăn nuôi và hướng nông dân vào tư duy sản xuất hàng hóa trong chăn nuôi bò một cách hiệu quả, UBND huyện Sơn Tịnh đăng ký thực hiện dự án KHCN “Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển đàn bò lai hướng thịt trên nền bò cái lai Zêbu tại các xã miền núi huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi”. II. MỤC TIÊU Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phát trển chăn nuôi bò lai chuyên thịt, phát triển nguồn thức ăn, thực hiện tốt về nuôi dưỡng và phòng bệnh trong chăn nuôi bò sinh sản và bê để nâng cao năng suất, góp phần phát triển chăn nuôi bò thịt; Xây dựng vùng chăn nuôi bò thịt chất lượng cao để làm cơ sở xây dựng thương hiệu bò thịt Sơn Tịnh cả về chất lượng thịt và con giống. III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 1. Điều tra, đánh giá thực trạng đàn bò và tình hình chăn nuôi Thực hiện điều tra 800 hộ/3 xã (Tịnh Giang: 290 hộ, Tịnh Đông: 238 hộ và Tịnh Hiệp: 272 hộ) về chất lượng đàn bò và tình hình chăn nuôi nhằm chọn 600 hộ (Tịnh Giang: 199 hộ, Tịnh Đông: 201 hộ và Tịnh Hiệp: 200 hộ) tham gia dự án với các nội dung điều tra như sau: Số lượng, cơ cấu đàn bò; chất lượng đàn cái hậu bị và sinh sản; phương thức chăn nuôi và nhu cầu phối giống; hiện trạng chuồng trại ở các hộ; tình hình trồng cỏ; sử dụng thức ăn trong nuôi bò; công tác phòng bệnh... Kết quả công tác điều tra cho thấy: - Các hộ khảo sát có đủ nguồn lực như lao động, đất trồng cỏ để nuôi bò. - Quy mô chăn nuôi bò mang tính nhỏ lẻ, trung bình mỗi hộ nuôi 3,55-4,70 con bò, tỷ lệ bò cái chiếm 43-49% trong tổng đàn. 63,3-93,3% số hộ khảo sát nuôi 1-5 con bò. - Có gần 60% số bê/bò được bán trước 12 tháng tuổi. - Giống bò, ngoại hình, thị trường là những yếu tố ảnh hướng lớn đến giá bán bò của 132 LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 nông hộ. - Hơn 60% các hộ nuôi bò theo phương thức nhốt và bổ sung thức ăn tinh, còn lại là chăn thả có bổ sung thức ăn tinh. - Hầu hết các hộ đều tẩy giun, tắm cho bò, cho bò uống nước tại chuồng có hòa thêm muối. Các hộ đều biết theo dõi triệu chứng động dục và ghi chép thời gian phối giống. Tuy vậy vẫn còn ít hộ cai sữa sớm cho bê, bổ sung khoáng và vitamin. - Thức ăn cho bò là rất đa dạng, nguồn thức ăn xơ thô chính cho bò là cỏ trồng và rơm lúa. Thức ăn tinh chính là cám gạo, bột ngô và bột sắn. Rất ít hộ sử dụng thức ăn giàu đạm để nuôi bò. Số hộ thiếu thức ăn cho bò là không nhiều (25-40%), thời điểm thiếu thức ăn thường xảy ra từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau. Khi thiếu thức ăn các hộ đã chủ động nhiều giải pháp để cung cấp thức ăn cho bò như tăng thời gian cắt cỏ tự nhiên, mua thêm thức ăn tinh cũng như phụ phẩm nông nghiệp. - Năng suất sinh sản của đàn bò cái nền trong các hộ là khá tốt. 2. Kết quả về xây dựng các mô hình 2.1. Xây dựng mô hình chăn nuôi bò cái lai Zê bu sinh sản 2.1.1. Chọn hộ, chọn bò tham gia Theo các tiêu chí về điều kiện nông hộ (trong vùng dự án, tự nguyện tham gia, có đất trồng cỏ) và tình hình đàn bò (có ≥ 2 bò cái lai Zê bu từ 18 tháng tuổi trở lên, trọng lượng ≥220 kg/con). Qua kết quả điều tra, chọn hộ tại 3 xã, trung bình mỗi hộ tại các xã khảo sát có 4 con bò, dao động 3,55 đến 4,7 con/hộ. Như vậy, số lượng hộ chọn tham gia dự án ở các xã đảm bảo theo chỉ tiêu kế hoạch đề ra và số bò cái ở mỗi hộ bình quân là 04 con cao hơn so với kế hoạch đề ra (bình quân 02 con/hộ), có sự khác nhau giữa các vùng, cao nhất là xã Tịnh Hiệp và thấp nhất là ở xã Tịnh Đông. Đàn bò cái lai Zê bu chọn tham gia dự án có tỉ lệ lai Brahman khá cao (98,2%) (bảng 6), bò cái có tầm vóc trọng lượng lớn (bình quân 346kg/con), đang trong độ tuổi sinh sản tốt (đã đẻ 2,2 lứa). Như vậy, chất lượng đàn cái nền tốt là rất thuận lợi trong việc sử dụng tinh các giống bò chuyên thịt để phối giống. 2.1.2. Tổ chức phối giống cho bò cái ở các hộ tham gia mô hình - Hằng năm, BQL dự án hợp đồng với KTV 03 xã dự án tổ chức phối giống, số lượng KTV trực tiếp triển khai phối giống là 05 KTV. Tinh bò sử dụng 100% là tinh bò ngoại, gồm 04 giống: Drouhtmaster, Charolais, Red Angus và BBB. Tinh giống bò sử dụng tùy thuộc vào nhu cầu hộ chăn nuôi, chất lượng bò cái sinh sản và điều kiện nuôi dưỡng của nông hộ, cụ thể: + Với những bò cái có tầm vóc nhỏ (từ 220 kg đến 250 kg) và hộ ít có khả năng đầu tư thì sử dụng tinh bò Drouhtmaster, Charolais, Red Angus. + Với những bò cái có tầm vóc lớn và hộ có khả năng đầu tư thì sử dụng tinh nhóm bò chuyên thịt BBB... - Kết quả về phối giống (thực hiện từ tháng 11/2017 đến tháng 02/2020) cho thấy, số lượt bò cái được phối giống có chửa là 2.280 con, đạt 91,6% và vượt 16% so với kế hoạch đề ra (kế hoạch 1.875/2.500 lượt con); qua kết ...

Tài liệu được xem nhiều: