Danh mục

Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển chăn nuôi bò lai, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 221.41 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày về ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ lai tạo giống bò, xây dựng chuồng trại, phát triển nguồn thức ăn, thực hiện tốt về nuôi dưỡng và phòng bệnh trong chăn nuôi bò sinh sản và bê để nâng cao năng suất, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi huyện Đức Phổ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển chăn nuôi bò lai, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 HỖ TRỢ ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ LAI, TĂNG THU NHẬP CHO NÔNG DÂN, GÓP PHẦN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở CÁC XÃ MIỀN NÚI, HUYỆN ĐỨC PHỔ, TỈNH QUẢNG NGÃI Chủ nhiệm dự án: CN. Nguyễn Văn Mân - BSTY. Nguyễn Văn Thịnh Cơ quan chủ trì: Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Đức Phổ Năm nghiệm thu: 2020 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Xã Phổ Nhơn và Phổ Phong của huyện Đức Phổ là 2 xã miền núi có những lợi thế trong phát triển chăn nuôi đại gia súc; song việc áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi vẫn chưa được thực hiện, nên năng suất và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò chưa cao. Vì thế, việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, thức ăn, chuồng trại, chăm sóc nuôi dưỡng, phòng trừ dịch bệnh... nhằm hỗ trợ nông hộ ở 02 xã miền núi phát triển chăn nuôi bò lai hướng thịt, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi là hết sức cần thiết. Xuất phát từ thực tế đó, Trạm Khuyến nông Đức Phổ đăng ký thực hiện dự án “Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển chăn nuôi bò lai, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi” II. MỤC TIÊU Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ lai tạo giống bò, xây dựng chuồng trại, phát triển nguồn thức ăn, thực hiện tốt về nuôi dưỡng và phòng bệnh trong chăn nuôi bò sinh sản và bê để nâng cao năng suất, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi huyện Đức Phổ. III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 1. Công tác điều tra đàn bò và tình hình chăn nuôi: Công tác điều tra đàn bò và tình hình chăn nuôi được thực hiện trong năm 2017, các điều tra viên đã tiến hành khảo sát, điều tra tại 1.000 hộ chăn nuôi bò ở 2 xã Phổ Phong, Phổ Nhơn, sau đó chọn 600 hộ (mỗi xã 300 hộ) đủ điều kiện tham gia dự án. Qua điều tra cho thấy, số bò ở giai đoạn từ 0 – 2 năm tuổi ít hơn nhiều so với số bò giai đoạn > 2 năm tuổi, đa số là bê đực; số bê cái được các hộ giữ lại để làm giống sinh sản, thay thế cho những bò cái già. Ở các độ tuổi, có sự khác biệt khá lớn giữa bò đực (thấp) và bò cái (cao). Về sơ cấu đàn bò: Bò > 2 năm chiếm tỷ lệ 62,27% cao hơn rất nhiều so với bò từ 0 – 1 năm (tỷ lệ 27,58%) và từ 1 – 2 năm (tỷ lệ 10,14%). Số lượng bò cái sinh sản (>2 năm tuổi) thường chiếm tỷ lệ cao trong tổng đàn tại 2 xã vùng dự án tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phối giống nhân tạo. - Về phương thức nuôi nhốt: Không có sự khác biệt giữa 2 xã vùng dự án, đa số các hộ chọn nuôi nhốt để thuận lợi công tác nuôi dưỡng, quản lý‎ bò. - Về điều kiện chăm sóc:Không có sự khác nhau lớn giưã 2 xã, đa phần người dân có LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 137 KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 điều kiện chăm sóc tốt (tỷ lệ > 80%) thuận lợi cho việc triển khai dự án. Với kết quả trên, cho thấy công tác phối giống có nhiều thuận lợi do tỉ lệ hộ nuôi nhốt là khá cao (77,3%), đã hạn chế được tình trạng bò nhảy giống không mong muốn. Tuy nhiên, cần chú trọng theo dõi, kiểm tra và hướng dẫn những hộ chăn nuôi chưa thực hiện tốt việc chăm sóc đàn bò nuôi. - Về nhu cầu phối giống nhân tạo: Nhu cầu về loại tinh bò phối giống không có sự khác biệt giữa 2 xã. Với xã Phổ Phong, nhu cầu phối giống tinh bò chuyên thịt (Charolais, Red Angus) chiếm tỷ lệ 56% cao hơn tinh bò Brahman 44% . Ngược lại, với xã Phổ Nhơn nhu cầu phối giống tinh bò Brahman 55% lại cao hơn tinh bò chuyên thịt (Charolais, Red Angus) 45%. - Về sử dụng thức ăn: Các nông hộ đã có sự đầu tư thức ăn tinh trong chăn nuôi bò, loại thức ăn này chủ yếu được chế biến từ sản phẩm và các phụ phẩm cây trồng như gạo, cám gạo, ngô, mỳ…; rất ít sử dụng thức ăn hỗn hợp trong chăn nuôi bò hoặc có một số ít hộ sử dụng để tăng khả năng cho sữa của bò cái ở giai đoạn sau khi đẻ. - Về công tác phòng bệnh cho bò bê: Công tác phòng bệnh cho bò, bê không có sự khác biệt giữa các điểm dự án. Đa số người dân thực hiện tiêm phòng đầy đủ vắc xin, tẩy giun sán cho bò. Tuy nhiên, công tác sát trùng chuồng trại các hộ thực hiện chưa thật đảm bảo. Trong quá trình thực hiện Dự án, cần nhắc nhở hộ chăn nuôi thực hiện sát trùng chuồng trại tốt hơn. - Về nhận thức và trình độ chăn nuôi có sự khác biệt giữa các vùng triển khai dự án. Vì thế, công tác chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật và tuyên truyền cần phải có sự linh hoạt để phù hợp với bối cảnh từng địa bàn triển khai dự án. 2. Kết quả về xây dựng các mô hình 2.1. Xây dựng mô hình chăn nuôi bò cái lai Zê bu sinh sản 2.1.1. Tuyển chọn bò cái: Thông qua điều tra, căn cứ vào các tiêu chí về: Phẩm giống, ngoại hình, tuổi, trọng lượng, khả năng sinh sản đã tuyển chọn được 1.466 bò cái của 600 hộ có nuôi từ 2 - 5 bò cái sinh sản để chọn tham gia dự án. Về phẩm giống, đàn bò cái lai Zê bu chọn tham gia dự án có chênh lệch không đáng kể, tỷ lệ đàn cái lai Sind (49,6%), đàn cái lai Brahman (49,3%), bò cái có tầm vóc trọng lượng lớn (bình quân 313kg/con) và đang trong độ tuổi sinh sản tốt (đã đẻ 2,3 lứa). Vì vậy, chất lượng đàn cái nền tốt rất thuận lợi trong việc sử dụng tinh các giống bò chuyên thịt để phối giống. 2.1.2. Tổ chức phối giống cho bò cái ở các hộ tham gia mô hình Tổ chức 02 điểm phối giống ở xã Phổ Phong, Phổ Nhơn với 9 dẫn tinh viên hoạt động. Tinh bò giống sử dụng 100% là tinh bò ngoại gồm 04 giống: Charolais, Red Angus, BBB và Brahman. Tinh giống bò sử dụng tùy thuộc vào chất lượng bò cái sinh sản và điều kiện nuôi dưỡng của nông hộ, cụ thể: Với những hộ ít có khả năng đầu t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: