Danh mục

Hóa đơn điện tử trong nền kinh tế số ở Việt Nam - Những vấn đề đặt ra

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 277.75 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài nghiên cứu "Hóa đơn điện tử trong nền kinh tế số ở Việt Nam - Những vấn đề đặt ra" đánh giá khái quát thực trạng qui định pháp lý về hóa đơn điện tử và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam hiện nay, để thấy được những vướng mắc còn tồn tại và đề xuất giải pháp hoàn thiện. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hóa đơn điện tử trong nền kinh tế số ở Việt Nam - Những vấn đề đặt ra HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ TRONG NỀN KINH TẾ SỐ Ở VIỆT NAM - NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA Phạm Thị Hồng Nhung, Phạm Thị Việt Hà1 Tóm tắt: Cả trên phương diện lý thuyết và thực tế có thể khẳng định cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra nhiều thành tựu khoa học trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ tài chính. Do đó, hóa đơn điện tử (HĐĐT) đã trở thành công cụ tối ưu được sử dụng trong trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và công tác quản lý thuế của Nhà nước. Xu hướng dịch chuyển từ việc sử dụng hóa đơn giấy sang hoá đơn điện tử đã được áp dụng ở phần lớn các quốc gia và Việt Nam cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Vì vậy, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 119/2018/NĐ-CP quy định bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử từ ngày 01/11/2020, nhưng đến Nghị định số 123/2020/NĐ-CP đã phải lùi thời điểm bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử đến ngày 01/07/2022. Do vậy, bài nghiên cứu đánh giá khái quát thực trạng qui định pháp lý về hóa đơn điện tử và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam hiện nay, để thấy được những vướng mắc còn tồn tại và đề xuất giải pháp hoàn thiện. Từ khóa: hóa đơn điện tử, kinh tế số1. HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG Hoá đơn điện tử Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghinhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn được thể hiện theo hình thức hóa đơnđiện tử hoặc hóa đơn do cơ quan thuế đặt in. Hóa đơn điện tử là tập hợp những thông tin dữ liệu về kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịchvụ được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử. Hóa đơn điện tửđược khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức đã được cấp mã số thuế khi bánhàng hóa, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật vềgiao dịch điện tử. Hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ởdạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiệnđiện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kếtoán, pháp luật về thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kếtnối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế, trong đó: (i) Hóa đơn điện tử có mã của cơ quanthuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa,cung cấp dịch vụ gửi cho người mua. Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử bao gồm sốgiao dịch là một dãy số duy nhất do hệ thống của cơ quan thuế tạo ra và một chuỗi ký tự đượccơ quan thuế mã hóa dựa trên thông tin của người bán lập trên hóa đơn; (ii) Hóa đơn điện tử1 Học viện Tài chính234 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAMkhông có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụgửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế.1 Thực tiễn sử dụng hóa đơn điện tử Theo báo cáo kinh nghiệm quốc tế về sử dụng hóa đơn điện tử năm 2021 của Tổng cụcThuế, việc sử dụng hóa đơn điện tử của một số nước trong khu vực và trên thế giới, như sau: - Tại Singapore HĐĐT đã được đưa vào triển khai ở vào năm 2003, nhưng cho đến năm2008 Chính phủ nước này bắt buộc các DN cung cấp hàng hóa dịch vụ cho Chính phủ phải dùngHĐĐT. Hiện nay, Singapore đang sử dụng ngày càng phổ biến hơn hình thức hóa đơn này. - Ở Hàn Quốc, cơ quan thuế thiết lập tổ công tác nghiên cứu triển khai hóa đơn điện tửnăm 2008 và đến năm 2011, các DN có tư cách pháp nhân bắt buộc phải tham gia. Năm 2012,các cá nhân kinh doanh có doanh thu lớn hơn 20 tỷ VND (1 triệu KRW)/năm bắt buộc phảiphát hành hóa đơn thuế điện tử. Đến năm 2014, mở rộng việc bắt buộc phát hành hóa đơn thuếđiện tử tới cá nhân có doanh thu lớn hơn 5,7 tỷ VND (300.000 KRW). - Ở các nước Mỹ La tinh, Mexico cũng là một quốc gia áp dụng rộng rãi hóa đơn điện tử.Năm 2010, mô hình xuất hóa đơn điện tử qua Internet (CFDI) được công bố. Năm 2011, cáccông ty có doanh thu lớn hơn 4 triệu peso phải áp dụng CFDI. Năm 2014, Mexico triển khaibắt buộc áp dụng CFDI với các công ty có doanh thu từ 250,000 peso trở lên. - Trong khu vực Đông Nam Á, từ năm 2014, Indonesia đã xây dựng cơ sở pháp lý choHĐĐT để từ ngày1/7/2016, HĐĐT bắt buộc triển khai đối với toàn bộ các DN. Quy định nàyđã tránh được việc làm giả hóa đơn khi yêu cầu các DN phải cài đặt ứng dụng do cơ quan thuếcung cấp, sau đó DN sẽ nhận được “chứng chỉ điện tử”. Từ đó, HĐĐT giúp Indonesia giảm sốhoàn thuế trong khi số thu thuế GTGT tăng lên. - Cũng vậy, trong năm 2012, quốc gia Thái Lan cũng bước đầu triển khai HĐĐT. Năm2016, chính phủ nước này đã ban hành chiến lược phát triển quốc gia “Thailand 4.0” với haimục tiêu chính yếu là phát triển nền kinh tế thành nền kinh tế kỹ thuật số và trở thành quốc giaphát triển vào năm 2032. - Tại Việt Nam, việc sử dụng hoá đơn điện tử bắt đầu từ những năm đầu của kỷ nguyên XXItừ những năm 2003 khi chúng ta chính thức thừa nhận và áp dụng các giao dịch thương mạiđiện tử. Đến năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 đãcó quy định riêng về hóa đơn điện tử, cùng với Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụđược ban hành đã đưa hóa đơn điện tử được sử dụng chính thức ở nước ta từ năm 2011.2. THỰC TRẠNG KHUNG PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN QUI ĐỊNH VỀ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM Cùng với xu hướng của cách mạng công nghệ 4.0, Việt Nam đã sớm ban hành khuôn khổpháp cho các giao dịch điện tử nói chung và sử dụng HĐĐT nói riêng như: Luật Giao dịchđiện tử ban hành năm 2005, Lu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: