Danh mục

Hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai tại Việt Nam – một số bất cập và hướng hoàn thiện

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 812.08 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong phạm vi bài viết, tác giả tập trung khái quát các vấn đề lý luận về hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai, phân tích làm rõ một số vấn đề còn hạn chế, bất cập trong quy định cũng như thực thi áp dụng pháp luật về hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai và từ đó đưa ra một số đề xuất kiện nghị hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng phương thức này trong giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai tại Việt Nam – một số bất cập và hướng hoàn thiện HÒA GIẢI TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI VIỆT NAM – MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN Trần Linh Huân Nguyễn Phước Thạnh TÓM TẮT: Tranh chấp đất đai là một trong những tranh chấp phổ biến ở Việt Nam hiện nay. So với các tranh chấp khác, tranh chấp đất đai khá phức tạp và thường phải giải quyết bằng việc kết hợp nhiều phương thức khác nhau, trong đó có hòa giải. Hòa giải được xem là phương pháp ôn hòa đặt ý chí các chủ thể trong tranh chấp là trọng tâm nhằm hạn chế một cách tối đa những thiệt hại có thể xảy ra trên thực tế. Trong phạm vi bài viết, tác giả tập trung khái quát các vấn đề lý luận về hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai, phân tích làm rõ một số vấn đề còn hạn chế, bất cập trong quy định cũng như thực thi áp dụng pháp luật về hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai và từ đó đưa ra một số đề xuất kiện nghị hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng phương thức này trong giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay. Từ khóa: Tranh chấp đất đai, giải quyết tranh chấp đất đai, hòa giải. 1. Đặt vấn đề Tranh chấp đất đai là một trong những tranh chấp diễn ra rất phổ biến. Đất đai là một tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn tài nguyên vô giá và đất đai cũng có giá trị lớn khiến cho các tranh chấp đất đai khó có thể hạn chế. Một trong những cách thức giải quyết tranh chấp đất đai chính là thông qua con đường hòa giải. Nghị quyết số 49 -NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 02/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã ghi nhận “Khuyến khích việc giải quyết một số tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài; tòa án hỗ trợ bằng quyết định công nhận việc giải quyết đó”. Luật Đất đai 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018 cũng quy định tại khoản 1 Điều 202 “Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở”. Những quy định trên cho thấy Nhà nước ta rất quan tâm và khuyến khích người dân giải quyết tranh  ThS., Khoa luật Thương mại – Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, email: tlhuan@hcmulaw.edu.vn  Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, email: phuocthanhn1999@gmail.com 92 chấp đất đai thông qua con đường hòa giải. Tuy nhiên, các quy định pháp luật hiện hành về vấn đề này vẫn còn một số hạn chế, gây khó khăn cho công tác giải quyết tranh chấp đất đai cũng như ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp. Do đó, việc hoàn thiện khung pháp lý về hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong thực tiễn là một yếu tố quan trọng để đảm bảo quyền và lợi ích của người dân. 2. Khái quát về hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai Theo Từ điển tiếng Việt, hòa giải có nghĩa là “thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột hoặc xích mích một cách ổn thỏa”.1 Theo Black's Law Dictionary, hòa giải (conciliation) có nghĩa là “Sự can thiệp, sự làm trung gian hòa giải; hành vi của người thứ ba làm trung gian giữa hai bên tranh chấp nhằm thuyết phục họ dàn xếp hoặc giải quyết tranh chấp giữa họ. Việc giải quyết tranh chấp thông qua người trung gian hòa giải (bên trung lập”.2 Theo khoản 24 Điều 2 Luật Đất đai 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018, tranh chấp đất đai là “tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”. Như vậy, hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai có thể được hiểu là “biện pháp pháp lý giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất, theo đó bên thứ ba độc lập giữ vai trò trung gian trong việc giúp các bên có tranh chấp tìm kiếm những giải pháp thích hợp cho việc giải quyết các tranh chấp về quyền, lợi ích liên quan đến quyền sử dụng đất và thương lượng với nhau về việc giải quyết quyền lợi của mình”. 3 Hiện nay, theo quy định của pháp luật, hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm hòa giải trong tố tụng và hòa giải ngoài tố tụng, cụ thể: Thứ nhất, hòa giải trong tố tụng. Theo quy định tại Điều 10 Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) 2015 thì “Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này”. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải theo luật định hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn 1 Hoàng Phê (2003), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển học, tr. 446. 2 Nguyễn Văn Hoàng (2017), Pháp luật hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai từ thực tiễn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội, tr. 7 – 8. 3 Nguyễn Văn Hoàng (2017), tlđd (4), tr.8. 93 (Thẩm phán tiến hành hòa giải, công khai chứng cứ ngay sau khi khai mạc phiên tòa chứ không tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải riêng). 4 Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án dân sự thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành. 5 Hết thời hạn 7 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. 6 Trường hợp các đương sự không thỏa thuận được với nhau thì tranh chấp sẽ tiếp tục được giải quyết bằng con đường tư pháp. Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao và các cơ quan hữu quan, hòa giải tr ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: