Hoán dụ từ góc nhìn tri nhận
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 232.12 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài báo này đề cập đến hoán dụ, một vấn đề đã được nghiên cứu trên hai nghìn năm. Theo truyền thống, hoán dụ được nhận diện như một phép tu từ. Nhưng từ quan điểm tri nhận, hoán dụ, cùng với ẩn dụ, là một trong những hiện tượng ý niệm nền tảng nhất; là một quá trình, nguyên tắc tri nhận giúp hình thành, chi phối và điều khiển tư duy con người.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoán dụ từ góc nhìn tri nhận JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2014, Vol. 59, No. 6BC, pp. 3-12 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn HOÁN DỤ TỪ GÓC NHÌN TRI NHẬN Tạ Thành Tấn Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài báo này đề cập đến hoán dụ, một vấn đề đã được nghiên cứu trên hai nghìn năm. Theo truyền thống, hoán dụ được nhận diện như một phép tu từ. Nhưng từ quan điểm tri nhận, hoán dụ, cùng với ẩn dụ, là một trong những hiện tượng ý niệm nền tảng nhất; là một quá trình, nguyên tắc tri nhận giúp hình thành, chi phối và điều khiển tư duy con người. Hoán dụ không chỉ là vấn đề của ngôn ngữ thường nhật hay văn hoa bóng bẩy mà là vấn đề của tư duy, hành động, và văn hoá. Từ khóa: Hoán dụ, ẩn dụ, cải dung, tri nhận, ý niệm. 1. Mở đầu Hoán dụ đã được nghiên cứu từ hơn hai nghìn năm nay bởi các nhà tu từ học, ngôn ngữ học. Trong suốt quãng thời gian dài này, hoán dụ được nhận diện chỉ như một phương tiện tu từ, một vấn đề hoàn toàn thuộc về lĩnh vực ngôn ngữ [1, 3, 8, 13]. . . Nhưng trong vài chục năm trở lại đây, tình hình đã đổi khác. Từ những kết quả nghiên cứu mới, đặc biệt là từ các khoa học tri nhận (cognitive science), hoán dụ, bên cạnh ẩn dụ, đã được xác nhận như là một hiện tượng ý niệm (conceptual phenomenon), một quá trình tri nhận (cognitive process), một thành tố, một nguyên tắc hình thành nên năng lực tri nhận của con người. Hoán dụ không chỉ còn là một vấn đề ngôn ngữ mà còn là vấn đề của tư duy và hành động, trí năng và văn hoá [6, 9, 11, 12]. . . Về hoán dụ, vẫn còn nhiều vấn đề chưa đạt được sự đồng tình, nhiều câu hỏi chưa được giải đáp. Bài viết ngắn này của chúng tôi bước đầu giới thiệu những quan niệm mới về hoán dụ dưới góc nhìn của Ngôn ngữ học tri nhận, một trào lưu, một vận động mới trong khoa học Ngôn ngữ: định nghĩa, đặc trưng, phân loại hoán dụ, phân biệt hoán dụ với các hiện tượng gần kề. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Quan niệm về hoán dụ 2.1.1. Hoán dụ theo quan điểm truyền thống Hoán dụ (gốc Hy Lạp có nghĩa là “thay đổi tên gọi”) đã được các nhà tu từ học truyền thống nhận diện là một phần của bộ ba phép chuyển nghĩa gồm ẩn dụ (metaphor), hoán dụ (metonymy), cải dung (synecdoche), hay là của bộ tứ ẩn dụ, hoán dụ, cải dung và mỉa mai (irony) [1;110]. Định nghĩa sớm nhất về hoán dụ được cho là thuộc về một tác giả chưa biết tên, người đã viết trong chuyên luận Rhetorica ad Herennium rằng: Liên hệ: Tạ Thành Tấn, e-mail: tathanhtan90@gmail.com 3 Tạ Thành Tấn Hoán dụ là một phép chuyển nghĩa bằng cách sử dụng tên gọi của những vật gần gũi và kế cận, thông qua đó chúng ta có thể hiểu được về một thứ không được gọi tên bằng từ riêng của nó [13;141]. Suốt hơn hai nghìn năm, quan điểm truyền thống về hoán dụ này không thay đổi nhiều. Một định nghĩa điển hình về hoán dụ của Geeraerts chẳng khác là bao so với định nghĩa trong Rhetorica ad Herennium: Hoán dụ là một mối liên hệ ngữ nghĩa giữa hai nghĩa của một đơn vị từ vựng dựa trên một mối quan hệ tương cận giữa những chiếu vật của biểu thức trong mỗi nghĩa đó [8;477]. Các học giả Việt Nam cũng có xu hướng coi hoán dụ là một phép chuyển nghĩa, một phương thức tạo từ, một phương tiện tu từ, tức thuộc phạm vi của ngôn ngữ, không liên quan gì tới tư duy hay hành động. Đỗ Hữu Châu coi hoán dụ, cùng với ẩn dụ, là một trong “hai phương thức chuyển nghĩa phổ biến trong tất cả các ngôn ngữ trên thế giới”. Ông đã phân chia rất chi tiết các cơ chế mà phương thức hoán dụ dựa trên đó: Quan hệ bộ phận – toàn thể, quan hệ vật chứa – vật bị chứa, quan hệ nguyên liệu – sản phẩm, quan hệ dụng cụ – người sử dụng. . . (có tất cả 15 cơ chế [xem thêm 3;160-166]). Như vậy theo quan điểm truyền thống, hoán dụ chỉ được coi như một phép chuyển nghĩa, một sự thay đổi tên gọi giữa những vật có mối liên hệ gần gũi, kế cận nào đó, những sự vật này thường tồn tại và xuất hiện cùng nhau. Ví dụ trong câu Nhà tôi có năm miệng ăn thì từ miệng đã được sử dụng một cách hoán dụ để chỉ một cá nhân người, bởi miệng là một bộ phận của người. Giả sử biểu thức X có chiếu vật A, biểu thức Y có chiếu vật B, trong đó A và B là hai vật có quan hệ gần gũi, kế cận. Nếu X được dùng để quy chiếu tới B, thay thế cho Y, thì ta có hoán dụ, viết gọn thành công thức X THAY CHO Y. Đây có thể được gọi là lí thuyết thay thế (substitution theory) cho hoán dụ. 2.1.2. Hoán dụ theo quan điểm của Ngôn ngữ học tri nhận Ngay từ năm 1956, khi nghiên cứu chứng mất ngôn (aphasia), Roman Jakobson đã chỉ ra rằng ẩn dụ và hoán dụ không chỉ là những vấn đề thuộc về ngôn ngữ thuần tuý mà còn là hai cực biểu hiện ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoán dụ từ góc nhìn tri nhận JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2014, Vol. 59, No. 6BC, pp. 3-12 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn HOÁN DỤ TỪ GÓC NHÌN TRI NHẬN Tạ Thành Tấn Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài báo này đề cập đến hoán dụ, một vấn đề đã được nghiên cứu trên hai nghìn năm. Theo truyền thống, hoán dụ được nhận diện như một phép tu từ. Nhưng từ quan điểm tri nhận, hoán dụ, cùng với ẩn dụ, là một trong những hiện tượng ý niệm nền tảng nhất; là một quá trình, nguyên tắc tri nhận giúp hình thành, chi phối và điều khiển tư duy con người. Hoán dụ không chỉ là vấn đề của ngôn ngữ thường nhật hay văn hoa bóng bẩy mà là vấn đề của tư duy, hành động, và văn hoá. Từ khóa: Hoán dụ, ẩn dụ, cải dung, tri nhận, ý niệm. 1. Mở đầu Hoán dụ đã được nghiên cứu từ hơn hai nghìn năm nay bởi các nhà tu từ học, ngôn ngữ học. Trong suốt quãng thời gian dài này, hoán dụ được nhận diện chỉ như một phương tiện tu từ, một vấn đề hoàn toàn thuộc về lĩnh vực ngôn ngữ [1, 3, 8, 13]. . . Nhưng trong vài chục năm trở lại đây, tình hình đã đổi khác. Từ những kết quả nghiên cứu mới, đặc biệt là từ các khoa học tri nhận (cognitive science), hoán dụ, bên cạnh ẩn dụ, đã được xác nhận như là một hiện tượng ý niệm (conceptual phenomenon), một quá trình tri nhận (cognitive process), một thành tố, một nguyên tắc hình thành nên năng lực tri nhận của con người. Hoán dụ không chỉ còn là một vấn đề ngôn ngữ mà còn là vấn đề của tư duy và hành động, trí năng và văn hoá [6, 9, 11, 12]. . . Về hoán dụ, vẫn còn nhiều vấn đề chưa đạt được sự đồng tình, nhiều câu hỏi chưa được giải đáp. Bài viết ngắn này của chúng tôi bước đầu giới thiệu những quan niệm mới về hoán dụ dưới góc nhìn của Ngôn ngữ học tri nhận, một trào lưu, một vận động mới trong khoa học Ngôn ngữ: định nghĩa, đặc trưng, phân loại hoán dụ, phân biệt hoán dụ với các hiện tượng gần kề. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Quan niệm về hoán dụ 2.1.1. Hoán dụ theo quan điểm truyền thống Hoán dụ (gốc Hy Lạp có nghĩa là “thay đổi tên gọi”) đã được các nhà tu từ học truyền thống nhận diện là một phần của bộ ba phép chuyển nghĩa gồm ẩn dụ (metaphor), hoán dụ (metonymy), cải dung (synecdoche), hay là của bộ tứ ẩn dụ, hoán dụ, cải dung và mỉa mai (irony) [1;110]. Định nghĩa sớm nhất về hoán dụ được cho là thuộc về một tác giả chưa biết tên, người đã viết trong chuyên luận Rhetorica ad Herennium rằng: Liên hệ: Tạ Thành Tấn, e-mail: tathanhtan90@gmail.com 3 Tạ Thành Tấn Hoán dụ là một phép chuyển nghĩa bằng cách sử dụng tên gọi của những vật gần gũi và kế cận, thông qua đó chúng ta có thể hiểu được về một thứ không được gọi tên bằng từ riêng của nó [13;141]. Suốt hơn hai nghìn năm, quan điểm truyền thống về hoán dụ này không thay đổi nhiều. Một định nghĩa điển hình về hoán dụ của Geeraerts chẳng khác là bao so với định nghĩa trong Rhetorica ad Herennium: Hoán dụ là một mối liên hệ ngữ nghĩa giữa hai nghĩa của một đơn vị từ vựng dựa trên một mối quan hệ tương cận giữa những chiếu vật của biểu thức trong mỗi nghĩa đó [8;477]. Các học giả Việt Nam cũng có xu hướng coi hoán dụ là một phép chuyển nghĩa, một phương thức tạo từ, một phương tiện tu từ, tức thuộc phạm vi của ngôn ngữ, không liên quan gì tới tư duy hay hành động. Đỗ Hữu Châu coi hoán dụ, cùng với ẩn dụ, là một trong “hai phương thức chuyển nghĩa phổ biến trong tất cả các ngôn ngữ trên thế giới”. Ông đã phân chia rất chi tiết các cơ chế mà phương thức hoán dụ dựa trên đó: Quan hệ bộ phận – toàn thể, quan hệ vật chứa – vật bị chứa, quan hệ nguyên liệu – sản phẩm, quan hệ dụng cụ – người sử dụng. . . (có tất cả 15 cơ chế [xem thêm 3;160-166]). Như vậy theo quan điểm truyền thống, hoán dụ chỉ được coi như một phép chuyển nghĩa, một sự thay đổi tên gọi giữa những vật có mối liên hệ gần gũi, kế cận nào đó, những sự vật này thường tồn tại và xuất hiện cùng nhau. Ví dụ trong câu Nhà tôi có năm miệng ăn thì từ miệng đã được sử dụng một cách hoán dụ để chỉ một cá nhân người, bởi miệng là một bộ phận của người. Giả sử biểu thức X có chiếu vật A, biểu thức Y có chiếu vật B, trong đó A và B là hai vật có quan hệ gần gũi, kế cận. Nếu X được dùng để quy chiếu tới B, thay thế cho Y, thì ta có hoán dụ, viết gọn thành công thức X THAY CHO Y. Đây có thể được gọi là lí thuyết thay thế (substitution theory) cho hoán dụ. 2.1.2. Hoán dụ theo quan điểm của Ngôn ngữ học tri nhận Ngay từ năm 1956, khi nghiên cứu chứng mất ngôn (aphasia), Roman Jakobson đã chỉ ra rằng ẩn dụ và hoán dụ không chỉ là những vấn đề thuộc về ngôn ngữ thuần tuý mà còn là hai cực biểu hiện ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí khoa học Hoán dụ Ẩn dụ Cải dung Tri nhận Ý niệm Hoán dụ từ góc nhìn tri nhận Tư duy con ngườiGợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 283 0 0
-
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 267 0 0 -
5 trang 232 0 0
-
10 trang 208 0 0
-
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 207 0 0 -
6 trang 197 0 0
-
Khảo sát, đánh giá một số thuật toán xử lý tương tranh cập nhật dữ liệu trong các hệ phân tán
7 trang 191 0 0 -
8 trang 191 0 0
-
Khách hàng và những vấn đề đặt ra trong câu chuyện số hóa doanh nghiệp
12 trang 190 0 0 -
9 trang 165 0 0