Danh mục

Hoàn thiện các quy định về chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại theo Luật Thương mại năm 2005 trong bối cảnh hội nhập

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 271.80 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên cơ sở đánh giá những hạn chế, tồn tại trong quy định của Luật Thương mại năm 2005 về chế tài trong thương mại, những điểm còn chưa thống nhất với Bộ luật Dân sự năm 2015 (“BLDS năm 2015”), bài viết tập trung là ba chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm, bài viết sẽ đề xuất những biện pháp nhằm hoàn thiện và phát huy hiệu quả quy định này trong bối cảnh hội nhập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoàn thiện các quy định về chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại theo Luật Thương mại năm 2005 trong bối cảnh hội nhập HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ CHẾ TÀI BUỘC THỰC HIỆN ĐÚNG HỢP ĐỒNG, PHẠT VI PHẠM VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI THEO LUẬT THƯƠNG MẠI NĂM 2005 TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP ThS. Nguyễn Tấn Hoàng Hải1 Nguyễn Thị Hải Hậu2 Tóm tắt: Luật Thương mại năm 2005 (“LTM năm 2005”) đã có nhiều cải cách, bổ sung so với quy định của Luật Thương mại năm 1997 về chế tài trong thương mại. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế phát triển hội nhập, các hành vi vi phạm trong lĩnh vực thương mại cũng biến đổi đa dạng và phức tạp, đòi hỏi các quy định về chế tài trong thương mại phải tiếp tục được hoàn thiện nhằm bảo vệ tốt nhất cho các thương nhân; tổ chức, cá nhân hoạt động có liên quan đến thương mại trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và để tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Do đó, trên cơ sở đánh giá những hạn chế, tồn tại trong quy định của LTM năm 2005 về chế tài trong thương mại, những điểm còn chưa thống nhất với Bộ luật Dân sự năm 2015 (“BLDS năm 2015”) mà tập trung là ba chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm, bài viết sẽ đề xuất những biện pháp nhằm hoàn thiện và phát huy hiệu quả quy định này trong bối cảnh hội nhập. Từ khóa: chế tài trong thương mại, phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, buộc thực hiện đúng hợp đồng, luật thương mại năm 2005. Abstract: The 2005 Commercial Law has had breakthrough reforms in commercial remedies compared to the 1997 Commercial Law. However, in the context of an integrated developing economy, violations in the trade sector also have diverse and complex 1 Khoa luật Dân sự, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. 2 Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh 330 transformations, requiring regulations on trading sanctions must proceed with the purpose improving the best protection for traders; other organizations and individuals are conducting commerce-related activities of internal and external Vietnam's territory to be compatible with international treaties in which Vietnam is a contracting party. Therefore, the foundation of assessing the limitations and existing in the provisions of the 2005 Commercial Law on commercial remedies, the points are not unified with the 2015 Civil Code focusing on three commercial remedies: Specific performance of contracts; Fines for breaches; Forcible payment of damages and cases of exemption from liability for breaching acts; the article will propose numerous solutions in order to promote the efficient of these regulations in the context of integration. Keywords: commercial remedies, Fines for breaches, Forcible payment of damages, Specific performance of contracts, The 2005 Commercial Law. 1. Đặt vấn đề Chế tài trong Luật Thương mại có thể được hiểu một cách chung nhất là hậu quả pháp lý bất lợi mà bên vi phạm hợp đồng phải gánh chịu theo thỏa thuận của các bên hoặc do luật ấn định; theo đó, LTM năm 2005 cho phép một bên trong hợp đồng thương mại áp dụng các biện pháp pháp lý đối với bên kia nhằm yêu cầu bên này chịu trách nhiệm pháp lý cho hành vi vi phạm hợp đồng của mình3. So với các quy định về chế tài trong Luật Thương mại năm 1997 - văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất quy định có hệ thống về hoạt động thương mại trên lãnh thổ nước ta thì quy định về chế tài trong thương mại của LTM năm 2005 đã có nhiều thay đổi. Theo đó, LTM năm 2005 bổ sung thêm hai loại chế tài là tạm ngừng thực hiện hợp đồng và đình chỉ thực hiện hợp đồng4; các chế tài như tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng chỉ áp dụng đối với vi phạm cơ bản; cho phép các bên được thỏa thuận áp dụng các biện pháp khác có bản chất chế tài không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế (nội dung mà Luật Thương mại năm 1997 chưa ghi nhận); hay những thay đổi về tiểu 3 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2019), Giáo trình Pháp luật về thương mại, hàng hóa và dịch vụ, Nxb. Hồng Đức, Hội Luật gia Việt Nam, tr. 434. 4 Xem Điều 222 Luật Thương mại năm 1997 về “Các chế tài trong thương mại”, bao gồm: 1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng; 2. Phạt vi phạm; 3. Bồi thường thiệt hại; 4. Huỷ hợp đồng. 331 tiết và câu chữ cũng góp phần tạo thuận lợi hơn cho việc áp dụng các chế tài trong thương mại,... Tuy nhiên, sự ra đời của BLDS năm 2015 đã làm xuất hiện tình trạng quy định về chế tài trong thương mại của luật chuyên ngành (LTM năm 2005) có những điểm chưa thống nhất (thậm chí là “mâu thuẫn”) so với luật chung (BLDS năm 2015). Đặc biệt là nội dung về các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm và các chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, gây lúng túng và bất lợi cho các chủ thể tham gia hoạt động thương mại trong quá trình áp dụng. Hơn nữa, thực tế 15 năm thi hành LTM năm 2005 cho thấy những quy định trên có những điểm còn hạn chế, chưa rõ ràng hoặc có những nội dung chưa tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đòi hỏi LTM năm 2005 phải tiếp tục được điều chỉnh nhằm phát huy được hiệu quả nhất chức năng phòng ngừa, khắc phục và xử lý vi phạm của chế tài này trong hoạt động thương mại. 2. Đánh giá và kiến nghị hoàn thiện quy định về các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm; chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng; phạt vi phạm và bồi thường thiệt hai 2.1. Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi p ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: