Danh mục

Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm bảo đảm nguồn tài chính bền vững cho các cơ sở giáo dục đại học công lập trong điều kiện tự chủ

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 480.76 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm bảo đảm nguồn tài chính bền vững cho các cơ sở giáo dục đại học công lập trong điều kiện tự chủ đề xuất một số định hướng để khắc phục các hạn chế, bất cập này nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách bảo đảm cho các cơ sở giáo dục đại học công lập có thể đảm bảo có nguồn tài chính bền vững trong điều kiện tự chủ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm bảo đảm nguồn tài chính bền vững cho các cơ sở giáo dục đại học công lập trong điều kiện tự chủ HOÀN THIỆN CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH NHẰM BẢO ĐẢM NGUỒN TÀI CHÍNH BỀN VỮNG CHO CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ CHỦ Nguyễn Đình Hưng Đại học Quốc gia TPHCM Phí Thị Hồng Linh Trường Đại học Kinh tế quốc dân TÓM TẮT: Tự chủ đại học là một xu thế tất yếu trên thế giới nói chung và Việt Nam nóiriêng, nhằm thúc đẩy sự phát triển giáo dục đại học để đáp ứng nhu cầu của người họccũng như đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xãhội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của tổ quốc. Trong các nội dung của tự chủ đại học(tự chủ học thuật và hoạt động chuyên môn, tự chủ tổ chức bộ máy và nhân sự, tự chủtài chính và tài sản), có thể thấy tự chủ về tài chính đóng vai trò quan trọng, là cơ sở đểthực hiện các nội dung còn lại của tự chủ đại học. Thời gian qua ở Việt Nam, tự chủ đạihọc đã đạt được một số kết quả, tuy nhiên, một trong những khó khăn mà các cơ sở giáodục đại học công lập phải đối mặt là tự chủ về tài chính, tự bảo đảm về nguồn tài chínhđể đáp ứng cho các hoạt động, nâng cao chất lượng đào tạo... Đây là một khó khăn lớnđối với các cơ sở giáo dục đại học công lập khi nguồn thu từ ngân sách nhà nước cắtgiảm, vì vậy, vấn đề đặt ra là các cơ sở giáo dục đại học công lập cần phải có đượcnguồn tài chính bền vững khi chuyển sang hoạt động theo cơ chế tự chủ. Từ đó chothấy vai trò hết sức quan trọng của các cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện cho cáccơ sở giáo dục đại học công lập bảo đảm được nguồn tài chính cho các hoạt động. Tuynhiên, qua phân tích thực trạng hiện nay ở Việt Nam, bài viết đã chỉ ra một số bất cậptrong cơ chế, chính sách (từ các chính sách liên quan đến nguồn thu học phí đến các cơchế chính sách liên quan đến nguồn thu từ hoạt động nghiên cứu khoa học và các nguồnthu khác). Những hạn chế, bất cập này đã có tác động tiêu cực đến việc huy động cácnguồn tài chính trong các cơ sở giáo dục đại học công lập. Trên cơ sở đó, bài viết đã đềxuất một số định hướng để khắc phục các hạn chế, bất cập này nhằm hoàn thiện cơ chế,chính sách bảo đảm cho các cơ sở giáo dục đại học công lập có thể đảm bảo có nguồntài chính bền vững trong điều kiện tự chủ. Từ khoá: Tự chủ tài chính, tự chủ đại học, đại học công lập NỘI DUNG: 1. Đặt vấn đề Tự chủ đại học là một trong những vấn đề cơ bản của quản trị đại học. Theo Báocáo tổng quan về xu thế quản trị đại học trên thế giới của World Bank (2008), hiện naytrên thế giới cơ bản có bốn mô hình quản trị đại học với các mức độ tự chủ khác nhau,từ mô hình Nhà nước kiểm soát hoàn toàn (state control) như ở Malaysia, đến các môhình bán tự chủ (semi-autonomous) như ở Pháp và New Zealand, mô hình bán độc lập(semi-independent) ở Singapore, và mô hình độc lập (independent) ở Anh, Úc. Việcphân chia các mô hình quan trị đại học cũng chỉ mang tính chất tương đối bởi thực tếtrong mô hình Nhà nước kiểm soát thì cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) vẫn được hưởng 457một mức độ tự chủ nhất định vì những lý do tài chính và thực tiễn, Nhà nước không thểkiểm soát được tất cả các hoạt động của cơ sở GDĐH; ngược lại, trong mô hình độc lậpthì vẫn có những mặc định ngầm về quyền của Nhà nước nắm giữ một số kiểm soát vềmặt chiến lược và có quyền yêu cầu tính giải trình cao ở các cơ sở GDĐH. Tuy nhiên,xu hướng chung trên toàn cầu hiện nay là chuyển dịch dần từ mô hình Nhà nước kiểmsoát sang các mô hình có mức độ tự chủ cao hơn, từ Nhà nước kiểm soát (state control)sang Nhà nước giám sát (state supervison). Đó là do việc tự chủ đại học sẽ tạo điều kiệncho các cơ sở GDĐH sẽ vận hành tốt hơn nếu họ được nắm vận mệnh của chính mình.Tự chủ sẽ tạo động lực để các cơ sở GDĐH đổi mới nhằm đạt hiệu quả cao hơn tronghoạt động của mình, đồng thời cũng làm tăng tính cạnh tranh giữa các cơ sở GDĐH, tạođiều kiện để đa dạng hóa các hoạt động giáo dục. Ở Việt Nam, trong khoảng một thập kỷ qua, vấn đề quản trị đại học cũng đã cónhiều thay đổi, hệ thống GDĐH Việt Nam từ chỗ như một trường đại học lớn, chịu sựquản lý nhà nước chặt chẽ về mọi mặt thông qua Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã dần đượctrao quyền tự chủ, thể hiện qua các văn bản pháp quy của Nhà nước. Tuy nhiên, các quyền tự chủ của các cơ sở GDĐH vẫn chưa thật sự phát huy hếtchức năng, quản lý nhà nước đối với các trường chưa đổi mới cơ chế hoạt động; để phùhợp với các quy luật chi phối hoạt động của hệ thống GDĐH và đòi hỏi của phát triểnxã hội. Phương pháp quản lý nhà nước đối với c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: