Hoàn thiện một số quy định pháp luật về dịch vụ ví điện tử trong thời kỳ công nghiệp 4.0
Số trang: 15
Loại file: pdf
Dung lượng: 346.72 KB
Lượt xem: 24
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trước những tác động sâu sắc của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Ví điện tử với tư cách là một loại dịch vụ trung gian thanh toán đang trở thành sự lựa chọn tối ưu để thực hiện các giao dịch thanh toán bởi tính thuận tiện và an toàn. Bài viết nhằm phân tích một số vấn đề pháp lý trong hoạt động sử dụng và cung ứng dịch vụ Ví điện tử trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 hiện nay, từ đó đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoàn thiện một số quy định pháp luật về dịch vụ ví điện tử trong thời kỳ công nghiệp 4.0 HOÀN THIỆN MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ VÍ ĐIỆN TỬ TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP 4.0 Lê Thảo Nguyên Tóm tắt: Trước những tác động sâu sắc của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Ví điện tử với tư cách là một loại dịch vụ trung gian thanh toán đang trở thành sự lựa chọn tối ưu để thực hiện các giao dịch thanh toán bởi tính thuận tiện và an toàn. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng các quy định pháp luật điều chỉnh dịch vụ Ví điện tử vẫn còn những bất cập và rủi ro tiềm ẩn cần phải được khắc phục. Bài viết nhằm phân tích một số vấn đề pháp lý trong hoạt động sử dụng và cung ứng dịch vụ Ví điện tử trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 hiện nay, từ đó đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật. Từ khoá: Công nghiệp 4.0; Dịch vụ trung gian thanh toán; Dịch vụ Ví điện tử. COMPLETING SOME REGULATIONS ON E-WALLET SERVICE IN THE INDUSTRY 4.0 ERA Abstract: Recently, with the profound effects of the industrial revolution 4.0, E-wallet as a kind of intermediary payment service is becoming the optimal choice to make payment transactions because of its convenience and safety. However, in the process of applying the legal regulations governing the E-wallet service in practice, there are still inadequacies and potential risks that need to be overcome. The article aims to analyze a number of legal issues related to E-wallet services and propose solutions to improve the law to meet the requirements in the industry 4.0 era. Keywords: Industry 4.0; Intermediary payment services; E-Wallet Service Đặt vấn đề: Trong bối cảnh hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 với nền tảng công nghệ số và tích hợp công nghệ thông minh nhằm tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất, đã và đang tác động mạnh mẽ làm thay đổi thói quen kinh doanh và thanh toán tiêu dùng của con người trên nhiều góc độ khác nhau. Đặc Giảng viên Khoa Luật Kinh tế, Trường Đại học Luật, Đại học Huế, Email: nguyenlt@hul.edu.vn 1 biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ, cùng với các biện pháp ứng phó như giãn cách xã hội, phong toả, tạm dừng hoạt động các cửa hàng, v.v, phương thức thực hiện các giao dịch thanh toán đã chuyển dần theo hướng dựa nhiều hơn vào nền tảng trực tuyến thông qua các dịch vụ trung gian thanh toán, mà nổi bật trong đó là dịch vụ Ví điện tử. Dịch vụ Ví điện tử được coi là một công cụ quan trọng cho sự phát triển của các ngành công nghiệp thương mại điện tử và công nghệ tài chính, đặc biệt trong thời đại 4.0 hiện nay. Tại Việt Nam, Ví điện tử không còn là khái niệm mới mà đang trở thành sự lựa chọn tối ưu để thực hiện các giao dịch thanh toán. Sự đa dạng của các kênh để nạp tiền, nhận và thanh toán trên Ví điện tử bao gồm thông qua các trang web và ứng dụng di động rất đa dạng, nhanh chóng và thuận tiện. Xét về nhiều khía cạnh, hình thức thanh toán bằng dịch vụ Ví điện tử có nhiều ưu điểm như dễ sử dụng, tiện lợi, tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại trong quá trình thanh toán. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực đạt được thì hiện nay dịch vụ Ví điện tử vẫn tiềm ẩn những khó khăn và rủi ro pháp lý cho các bên tham gia, bao gồm: rủi ro đối với khách hàng sử dụng Ví điện tử; rủi ro đối với đơn vị chấp nhận thanh toán bằng Ví điện tử; rủi ro đối với đơn vị quản lý hoạt động cung ứng dịch vụ Ví điện tử. 1. Một số vấn đề pháp lý về dịch vụ Ví điện tử trong thời kỳ công nghiệp 4.0 Trước hết, về khái niệm “Ví điện tử”, có nhiều cách hiểu khác nhau. Đầu tiên, có quan điểm rằng: “Ví điện tử (hoặc ví kỹ thuật số) là một hệ thống dựa trên phần mềm lưu trữ an toàn thông tin thanh toán, mật khẩu của người dùng cho nhiều phương thức thanh toán và trang web khác nhau. Bằng cách sử dụng ví điện tử, khách hàng có thể hoàn tất việc mua hàng hoá hoặc dịch vụ một cách dễ dàng và nhanh chóng với công nghệ giao tiếp trường gần.”1. Theo đó, dịch vụ Ví điện tử có thể được sử dụng cùng với hệ thống thanh toán di động, cho phép khách hàng thanh toán các giao dịch bằng các thiết bị thông minh.. Bên cạnh đó, Ví điện tử còn được định nghĩa là một tài khoản thanh toán trực tuyến có chức năng như một hộp điện tử có chứa thẻ thanh toán, các loại vé, thẻ thành viên, phiếu tính tiền và phiếu ưu đãi như có thể tìm 1 Julia Kagan (2021), Digital Wallet, https://www.investopedia.com/terms/d/digital-wallet.asp, truy cập ngày 16/8/2021 2 thấy trong một chiếc ví thông thường2. Để giúp người người dùng có thể quản lý tài sản và thực hiện các giao dịch theo phương thức trực tuyến, Ví điện tử cần được liên kết với tài khoản ngân hàng của cá nhân để thực hiện thanh toán. Trong khi đó, tại Việt Nam, theo quy đị ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoàn thiện một số quy định pháp luật về dịch vụ ví điện tử trong thời kỳ công nghiệp 4.0 HOÀN THIỆN MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ VÍ ĐIỆN TỬ TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP 4.0 Lê Thảo Nguyên Tóm tắt: Trước những tác động sâu sắc của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Ví điện tử với tư cách là một loại dịch vụ trung gian thanh toán đang trở thành sự lựa chọn tối ưu để thực hiện các giao dịch thanh toán bởi tính thuận tiện và an toàn. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng các quy định pháp luật điều chỉnh dịch vụ Ví điện tử vẫn còn những bất cập và rủi ro tiềm ẩn cần phải được khắc phục. Bài viết nhằm phân tích một số vấn đề pháp lý trong hoạt động sử dụng và cung ứng dịch vụ Ví điện tử trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 hiện nay, từ đó đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật. Từ khoá: Công nghiệp 4.0; Dịch vụ trung gian thanh toán; Dịch vụ Ví điện tử. COMPLETING SOME REGULATIONS ON E-WALLET SERVICE IN THE INDUSTRY 4.0 ERA Abstract: Recently, with the profound effects of the industrial revolution 4.0, E-wallet as a kind of intermediary payment service is becoming the optimal choice to make payment transactions because of its convenience and safety. However, in the process of applying the legal regulations governing the E-wallet service in practice, there are still inadequacies and potential risks that need to be overcome. The article aims to analyze a number of legal issues related to E-wallet services and propose solutions to improve the law to meet the requirements in the industry 4.0 era. Keywords: Industry 4.0; Intermediary payment services; E-Wallet Service Đặt vấn đề: Trong bối cảnh hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 với nền tảng công nghệ số và tích hợp công nghệ thông minh nhằm tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất, đã và đang tác động mạnh mẽ làm thay đổi thói quen kinh doanh và thanh toán tiêu dùng của con người trên nhiều góc độ khác nhau. Đặc Giảng viên Khoa Luật Kinh tế, Trường Đại học Luật, Đại học Huế, Email: nguyenlt@hul.edu.vn 1 biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ, cùng với các biện pháp ứng phó như giãn cách xã hội, phong toả, tạm dừng hoạt động các cửa hàng, v.v, phương thức thực hiện các giao dịch thanh toán đã chuyển dần theo hướng dựa nhiều hơn vào nền tảng trực tuyến thông qua các dịch vụ trung gian thanh toán, mà nổi bật trong đó là dịch vụ Ví điện tử. Dịch vụ Ví điện tử được coi là một công cụ quan trọng cho sự phát triển của các ngành công nghiệp thương mại điện tử và công nghệ tài chính, đặc biệt trong thời đại 4.0 hiện nay. Tại Việt Nam, Ví điện tử không còn là khái niệm mới mà đang trở thành sự lựa chọn tối ưu để thực hiện các giao dịch thanh toán. Sự đa dạng của các kênh để nạp tiền, nhận và thanh toán trên Ví điện tử bao gồm thông qua các trang web và ứng dụng di động rất đa dạng, nhanh chóng và thuận tiện. Xét về nhiều khía cạnh, hình thức thanh toán bằng dịch vụ Ví điện tử có nhiều ưu điểm như dễ sử dụng, tiện lợi, tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại trong quá trình thanh toán. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực đạt được thì hiện nay dịch vụ Ví điện tử vẫn tiềm ẩn những khó khăn và rủi ro pháp lý cho các bên tham gia, bao gồm: rủi ro đối với khách hàng sử dụng Ví điện tử; rủi ro đối với đơn vị chấp nhận thanh toán bằng Ví điện tử; rủi ro đối với đơn vị quản lý hoạt động cung ứng dịch vụ Ví điện tử. 1. Một số vấn đề pháp lý về dịch vụ Ví điện tử trong thời kỳ công nghiệp 4.0 Trước hết, về khái niệm “Ví điện tử”, có nhiều cách hiểu khác nhau. Đầu tiên, có quan điểm rằng: “Ví điện tử (hoặc ví kỹ thuật số) là một hệ thống dựa trên phần mềm lưu trữ an toàn thông tin thanh toán, mật khẩu của người dùng cho nhiều phương thức thanh toán và trang web khác nhau. Bằng cách sử dụng ví điện tử, khách hàng có thể hoàn tất việc mua hàng hoá hoặc dịch vụ một cách dễ dàng và nhanh chóng với công nghệ giao tiếp trường gần.”1. Theo đó, dịch vụ Ví điện tử có thể được sử dụng cùng với hệ thống thanh toán di động, cho phép khách hàng thanh toán các giao dịch bằng các thiết bị thông minh.. Bên cạnh đó, Ví điện tử còn được định nghĩa là một tài khoản thanh toán trực tuyến có chức năng như một hộp điện tử có chứa thẻ thanh toán, các loại vé, thẻ thành viên, phiếu tính tiền và phiếu ưu đãi như có thể tìm 1 Julia Kagan (2021), Digital Wallet, https://www.investopedia.com/terms/d/digital-wallet.asp, truy cập ngày 16/8/2021 2 thấy trong một chiếc ví thông thường2. Để giúp người người dùng có thể quản lý tài sản và thực hiện các giao dịch theo phương thức trực tuyến, Ví điện tử cần được liên kết với tài khoản ngân hàng của cá nhân để thực hiện thanh toán. Trong khi đó, tại Việt Nam, theo quy đị ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Công nghiệp 4.0 Dịch vụ trung gian thanh toán Dịch vụ Ví điện tử Giao dịch thanh toán điện tử Công nghiệp thương mại điện tửGợi ý tài liệu liên quan:
-
Ứng dụng AI-Vision phát hiện sự cố trên băng chuyền trong nhà máy sản xuất thông minh
5 trang 101 0 0 -
Phát triển kỹ năng tư duy phản biện cho sinh viên trong thời đại công nghiệp 4.0
4 trang 87 0 0 -
40 trang 85 0 0
-
Vận dụng một số kỹ thuật dạy học vào giảng dạy học phần Kế toán thuế
5 trang 66 0 0 -
9 trang 65 0 0
-
Tác động của 'bad review' đối với hình ảnh thương hiệu
16 trang 65 0 0 -
Các yếu tố digital marketing tác động đến hành vi mua căn hộ chung cư tại thành phố Hồ Chí Minh
15 trang 48 0 0 -
Giáo trình Thương mại điện tử: Phần 2 - TS. Ao Thu Hoài
160 trang 41 2 0 -
Nghiên cứu các công cụ Digital Marketing trong thời đại công nghiệp 4.0
10 trang 36 0 0 -
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dùng tại Hải Phòng trong việc sử dụng ví điện tử
10 trang 31 0 0