Hoàn thiện quy định pháp luật về dịch vụ logistics trong Luật Thương mại 2005 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 215.38 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Quy chế pháp lý cho hoạt động logistics được hình thành từ Luật Thương mại 2005 và được bổ sung qua một số văn bản hướng dẫn thi hành, tuy nhiên sự phát triển của dịch vụ kinh doanh này đặt ra yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật để điều chỉnh đầy đủ và kịp thời các quan hệ phát sinh trên thực tiễn. Bài viết phân tích các quy định pháp luật hiện hành về dịch vụ logistics, từ đó đề xuất một số kiến nghị cần hoàn thiện pháp luật thương mại cho lĩnh vực này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoàn thiện quy định pháp luật về dịch vụ logistics trong Luật Thương mại 2005 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG LUẬT THƯƠNG MẠI 2005 NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP ThS. Võ Thị Hoài1 Tóm tắt: Trong thời gian gần đây, dịch vụ logistics đã có những bước phát triển rất lớn. Quy chế pháp lý cho hoạt động logistics được hình thành từ Luật Thương mại 2005 và được bổ sung qua một số văn bản hướng dẫn thi hành, tuy nhiên sự phát triển của dịch vụ kinh doanh này đặt ra yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật để điều chỉnh đầy đủ và kịp thời các quan hệ phát sinh trên thực tiễn. Bài viết phân tích các quy định pháp luật hiện hành về dịch vụ logistics, từ đó đề xuất một số kiến nghị cần hoàn thiện pháp luật thương mại cho lĩnh vực này. Từ khóa: dịch vụ logistics; hoàn thiện Luật Thương mại về logistics Abstract: In recent times, logistics services have made great strides. The legal regulation for logistics activities was formed from the Commercial Law 2005 and supplemented through a number of guiding documents, but the development of this business service requires further improvement. the law to fully and promptly regulate the relations arising in practice. The article analyzes the current legal regulations on logistics services, thereby proposing some recommendations to improve commercial law for this field. Keywords: logistics services; perfecting the Commercial Law on logistics Mở đầu Dịch vụ logistics được quy định tại Mục 4 trong Chương VI Một số hoạt động thương mại cụ thể khác của Luật Thương mại 2005, bên cạnh hoạt động gia công, đấu giá, đấu thầu, quá cảnh hàng hóa, giám định, cho thuê hàng hóa và nhượng quyền thương mại. 1 Khoa Luật - Đại học Sài Gòn 126 Dịch vụ logistics thay thế cho hoạt động giao nhận hàng hóa được quy định trong Luật Thương mại 1997. Mặc dù quy định về dịch vụ này còn khá đơn giản trong Luật Thương mại 2005 nhưng sự thay đổi đó đã cho thấy sự nhanh nhạy và kịp thời của pháp luật cho những quan hệ kinh doanh, thương mại được phát sinh trên thực tiễn, phù hợp chung với xu thế hội nhập và phát triển. Để hướng dẫn thi hành quy định của Luật Thương mại về hoạt động này, Chính phủ đã ban hành một số văn bản hướng dẫn thi hành và cả những văn bản chỉ đạo để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của lĩnh vực dịch vụ này. Tuy nhiên, bên cạnh đó, yêu cầu hoàn thiện quy chế pháp lý cho dịch vụ logistics trở nên cấp thiết bởi qua hơn 15 năm phát triển, dịch vụ logistics đã không còn như thời điểm sơ khai. 1. Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành về dịch vụ logistics Cũng là một trong các hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lợi của các thương nhân được quy định trong Luật Thương mại năm 2005, nhưng hoạt động dịch vụ logistics có đặc trưng khác biệt là không phải là một hoạt động đơn lẻ mà bao gồm một chuỗi hoạt động khác nhau nằm trong quá trình cung ứng dịch vụ liên quan đến hàng hóa từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng. Trong đó chủ đạo là hoạt động giao nhận hàng hóa và các công việc vệ tinh xung quanh của hoạt động này như dịch vụ kho bãi; xếp dỡ, chuyển phát, đại lý hải quan, giấy tờ, thủ tục; thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa; xử lý hàng tồn kho, tái phân phối hàng tồn,…Chính vì bao gồm rất nhiều hoạt động khác nhau nên số lượng văn bản liên quan đến dịch vụ này rất lớn. Công tác hoàn thiện quy định pháp luật thời gian qua đã được Chính phủ quan tâm khiến nhiều văn bản hướng dẫn được bổ sung mới. Ngoài quy định chung được quy định tại Luật Thương mại 2005, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, khi thương nhân kinh doanh lĩnh vực logistics tùy vào khối lượng hoạt động đăng ký kinh doanh và hoạt động giao nhận hàng hóa bằng phương tiện gì, thương nhân phải quan tâm đến các văn bản cơ bản như: - Đối với dịch vụ vận tải hàng hải: Bộ luật Hàng hải 2015; Nghị định số 160/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 về điều kiện kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển và dịch vụ lai dắt tàu biển; - Đối với dịch vụ vận tải đường thuỷ nội địa: Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004; Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi năm 2014; Nghị định số 110/2014/NĐ-CP 127 Quy định điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa; Nghị định số 128/2018/NĐ-CP ngày 24/9/2018 Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực đường thủy nội địa; - Đối với dịch vụ vận tải hàng không: Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006; Luật sửa đổi Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2014; Nghị định 30/2013/NĐ-CP về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung; Nghị định số 89/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng và Nghị định số 30/2013/NĐ- CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung; - Đối với dịch vụ vận tải đường sắt: Luật Đường sắt năm 2017; Nghị định số 65/2018/NĐ- CP ngày 12/5/2018 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt; - Đối với dịch vụ vận tải đường bộ: Luật Giao thông đường bộ 2008; Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; Thông tư 63/2014/TT-BGTVT Quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ; Thông tư 60/2015/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 63/2014/TT-BGTVT về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ. Ngoài ra, các thương nhân còn phải quan tâm đ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoàn thiện quy định pháp luật về dịch vụ logistics trong Luật Thương mại 2005 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG LUẬT THƯƠNG MẠI 2005 NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP ThS. Võ Thị Hoài1 Tóm tắt: Trong thời gian gần đây, dịch vụ logistics đã có những bước phát triển rất lớn. Quy chế pháp lý cho hoạt động logistics được hình thành từ Luật Thương mại 2005 và được bổ sung qua một số văn bản hướng dẫn thi hành, tuy nhiên sự phát triển của dịch vụ kinh doanh này đặt ra yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật để điều chỉnh đầy đủ và kịp thời các quan hệ phát sinh trên thực tiễn. Bài viết phân tích các quy định pháp luật hiện hành về dịch vụ logistics, từ đó đề xuất một số kiến nghị cần hoàn thiện pháp luật thương mại cho lĩnh vực này. Từ khóa: dịch vụ logistics; hoàn thiện Luật Thương mại về logistics Abstract: In recent times, logistics services have made great strides. The legal regulation for logistics activities was formed from the Commercial Law 2005 and supplemented through a number of guiding documents, but the development of this business service requires further improvement. the law to fully and promptly regulate the relations arising in practice. The article analyzes the current legal regulations on logistics services, thereby proposing some recommendations to improve commercial law for this field. Keywords: logistics services; perfecting the Commercial Law on logistics Mở đầu Dịch vụ logistics được quy định tại Mục 4 trong Chương VI Một số hoạt động thương mại cụ thể khác của Luật Thương mại 2005, bên cạnh hoạt động gia công, đấu giá, đấu thầu, quá cảnh hàng hóa, giám định, cho thuê hàng hóa và nhượng quyền thương mại. 1 Khoa Luật - Đại học Sài Gòn 126 Dịch vụ logistics thay thế cho hoạt động giao nhận hàng hóa được quy định trong Luật Thương mại 1997. Mặc dù quy định về dịch vụ này còn khá đơn giản trong Luật Thương mại 2005 nhưng sự thay đổi đó đã cho thấy sự nhanh nhạy và kịp thời của pháp luật cho những quan hệ kinh doanh, thương mại được phát sinh trên thực tiễn, phù hợp chung với xu thế hội nhập và phát triển. Để hướng dẫn thi hành quy định của Luật Thương mại về hoạt động này, Chính phủ đã ban hành một số văn bản hướng dẫn thi hành và cả những văn bản chỉ đạo để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của lĩnh vực dịch vụ này. Tuy nhiên, bên cạnh đó, yêu cầu hoàn thiện quy chế pháp lý cho dịch vụ logistics trở nên cấp thiết bởi qua hơn 15 năm phát triển, dịch vụ logistics đã không còn như thời điểm sơ khai. 1. Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành về dịch vụ logistics Cũng là một trong các hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lợi của các thương nhân được quy định trong Luật Thương mại năm 2005, nhưng hoạt động dịch vụ logistics có đặc trưng khác biệt là không phải là một hoạt động đơn lẻ mà bao gồm một chuỗi hoạt động khác nhau nằm trong quá trình cung ứng dịch vụ liên quan đến hàng hóa từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng. Trong đó chủ đạo là hoạt động giao nhận hàng hóa và các công việc vệ tinh xung quanh của hoạt động này như dịch vụ kho bãi; xếp dỡ, chuyển phát, đại lý hải quan, giấy tờ, thủ tục; thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa; xử lý hàng tồn kho, tái phân phối hàng tồn,…Chính vì bao gồm rất nhiều hoạt động khác nhau nên số lượng văn bản liên quan đến dịch vụ này rất lớn. Công tác hoàn thiện quy định pháp luật thời gian qua đã được Chính phủ quan tâm khiến nhiều văn bản hướng dẫn được bổ sung mới. Ngoài quy định chung được quy định tại Luật Thương mại 2005, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, khi thương nhân kinh doanh lĩnh vực logistics tùy vào khối lượng hoạt động đăng ký kinh doanh và hoạt động giao nhận hàng hóa bằng phương tiện gì, thương nhân phải quan tâm đến các văn bản cơ bản như: - Đối với dịch vụ vận tải hàng hải: Bộ luật Hàng hải 2015; Nghị định số 160/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 về điều kiện kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển và dịch vụ lai dắt tàu biển; - Đối với dịch vụ vận tải đường thuỷ nội địa: Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004; Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi năm 2014; Nghị định số 110/2014/NĐ-CP 127 Quy định điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa; Nghị định số 128/2018/NĐ-CP ngày 24/9/2018 Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực đường thủy nội địa; - Đối với dịch vụ vận tải hàng không: Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006; Luật sửa đổi Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2014; Nghị định 30/2013/NĐ-CP về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung; Nghị định số 89/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng và Nghị định số 30/2013/NĐ- CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung; - Đối với dịch vụ vận tải đường sắt: Luật Đường sắt năm 2017; Nghị định số 65/2018/NĐ- CP ngày 12/5/2018 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt; - Đối với dịch vụ vận tải đường bộ: Luật Giao thông đường bộ 2008; Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; Thông tư 63/2014/TT-BGTVT Quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ; Thông tư 60/2015/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 63/2014/TT-BGTVT về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ. Ngoài ra, các thương nhân còn phải quan tâm đ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luật Thương mại Việt Nam Luật Thương mại năm 2005 Dịch vụ logistics Hoạt động giao nhận hàng hóa Quá trình cung ứng dịch vụGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tiểu luận ' Dịch vụ Logistics '
18 trang 201 0 0 -
Một số vấn đề liên quan đến chủ thể là tổ chức không có tư cách pháp nhân
9 trang 168 0 0 -
10 trang 150 0 0
-
23 trang 83 1 0
-
88 trang 67 0 0
-
93 trang 60 0 0
-
Tài liệu học tập Logistics và quản trị chuỗi cung ứng: Phần 1
229 trang 44 0 0 -
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường Đại học Hutech
6 trang 43 0 0 -
44 trang 41 0 0
-
40 trang 38 0 0