Hoàn thiện quy định về chỉ định người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 459.96 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nội dung bài viết tập trung làm rõ quy định pháp luật về chỉ định người bào chữa đối với người bị buộc tội trong Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành. Trên cơ sở đó, tác giả phân tích một số bất cập có liên quan đến quy định này, đồng thời đề xuất giải pháp hoàn thiện.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoàn thiện quy định về chỉ định người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ CHỈ ĐỊNH NGƯỜI BÀO CHỮA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM Nguyễn Chí Hiếu TÓM TẮT: Nội dung bài viết tập trung làm rõ quy định pháp luật về chỉ định người bào chữa đối với người bị buộc tội trong Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành. Trên cơ sở đó, tác giả phân tích một số bất cập có liên quan đến quy định này, đồng thời đề xuất giải pháp hoàn thiện. Từ khóa: Người bào chữa, chỉ định bào chữa, quyền của người bị buộc tội ABSTRACT: The content of the article focuses on clarifying the legal provisions on appointment of defense counsels for accused persons in the current Vietnam Criminal Procedure Code. On that basis, the author analyzes some inadequacies related to this regulation, and proposes perfect solutions. Keywords: Defense counsels, appointment of defense, rights of the accused persons 1. Đặt vấn đề Chế định bào chữa là một trong những nội dung quan trọng được ghi nhận xuyên suốt trong pháp luật tố tụng hình sự các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Chế định này mang ý nghĩa to lớn trong việc đảm bảo các quyền và lợi ích của người bị buộc tội và đảm bảo tính khách quan trong quá trình giải quyết vụ án hình sự1, hạn chế làm oan người hoặc pháp nhân vô tội, tránh bỏ lọt tội phạm. Theo quy định Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành, người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa2. Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt do tính chất đặc biệt nghiêm trọng của hành vi phạm tội bị cơ quan có thẩm quyền truy cứu hoặc hạn chế trong tư duy, lập luận của người bị buộc tội vì độ tuổi, nhược điểm về tinh thần, thể chất nhưng người bị buộc tội không có người bào chữa được mời thì Cơ quan có ThS, giảng viên Bộ môn Luật Tư pháp, khoa Luật trường Đại học Cần Thơ; Email: nchieu@ctu.edu.vn 1 Nguyễn Ngọc Chí (Chủ biên), Quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự, NXB. Hồng Đức, Hà Nội, 2015, trang 154. 2 Điều 16 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. 323 thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm chỉ định bào chữa cho người bị buộc tội 3 nhằm đảm bảo sự công bằng, khách quan của quá trình giải quyết vụ án hình sự. Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015 quy định về “Chỉ định người bào chữa”, cụ thể: “1. Trong các trường hợp sau đây nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ: a) Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình; b) Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi. 2. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải yêu cầu hoặc đề nghị các tổ chức sau đây cử người bào chữa cho các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này: a) Đoàn luật sư phân công tổ chức hành nghề luật sư cử người bào chữa; b) Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử Trợ giúp viên pháp lý, luật sư bào chữa cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý; c) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cử bào chữa viên nhân dân bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình”. Từ quy định trên, có thể hiểu “Chỉ định người bào chữa trong tố tụng hình sự là việc Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu hoặc đề nghị các tổ chức như: Đoàn luật sư phân công tổ chức hành nghề luật sư, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho người bị buộc tội thuộc trường hợp luật định, nhằm mục đích đảm bảo sự công bằng, khách quan trong quá trình giải quyết vụ án hình sự và cụ thể hóa tính nhân đạo của Nhà nước.” Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 được đánh giá có sự sửa đổi, bổ sung theo hướng đảm bảo hơn quyền của người bị buộc tội theo tinh thần cải cách tư pháp, thể hiện rõ tính nhân đạo của pháp luật xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên theo quan điểm cá nhân, nội hàm quy định này vẫn còn một số vấn đề cần nghiên cứu, trao đổi và hoàn thiện. 2. Quy định pháp luật về chỉ định người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam 3 Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. 324 Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định pháp lý về chỉ định bào chữa. Nội dung về trình tự, thủ tục chỉ định bào chữa được hướng dẫn tại Thông tư 46/2019/TT-BCA. 2.1. Chủ thể được chỉ định người bào chữa Theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, trong quá trình giải quyết vụ án, không phải bất kỳ người bị buộc tội nào không có người bào chữa được mời thì cũng thuộc trường hợp được chỉ định người bào chữa. Khoản 1 Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho người bị buộc tội nếu họ, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa trong các trường hợp sau: Thứ nhất, bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình. Thứ hai, người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi. So sánh với quy định tại Điều 57 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 thì quy định chỉ định người bào chữa tại Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có sự sửa đổi, bổ sung nhằm “thể chế hóa chính sách nhân đạo của Đảng, Nhà nước và phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta”4. Cụ thể: - Đối với trường hợp chỉ định bào chữa cho bị can, bị cáo theo khung hình phạt bị truy cứu mà không có người bào chữa được mời: Điều luật mở rộng t ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoàn thiện quy định về chỉ định người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ CHỈ ĐỊNH NGƯỜI BÀO CHỮA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM Nguyễn Chí Hiếu TÓM TẮT: Nội dung bài viết tập trung làm rõ quy định pháp luật về chỉ định người bào chữa đối với người bị buộc tội trong Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành. Trên cơ sở đó, tác giả phân tích một số bất cập có liên quan đến quy định này, đồng thời đề xuất giải pháp hoàn thiện. Từ khóa: Người bào chữa, chỉ định bào chữa, quyền của người bị buộc tội ABSTRACT: The content of the article focuses on clarifying the legal provisions on appointment of defense counsels for accused persons in the current Vietnam Criminal Procedure Code. On that basis, the author analyzes some inadequacies related to this regulation, and proposes perfect solutions. Keywords: Defense counsels, appointment of defense, rights of the accused persons 1. Đặt vấn đề Chế định bào chữa là một trong những nội dung quan trọng được ghi nhận xuyên suốt trong pháp luật tố tụng hình sự các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Chế định này mang ý nghĩa to lớn trong việc đảm bảo các quyền và lợi ích của người bị buộc tội và đảm bảo tính khách quan trong quá trình giải quyết vụ án hình sự1, hạn chế làm oan người hoặc pháp nhân vô tội, tránh bỏ lọt tội phạm. Theo quy định Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành, người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa2. Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt do tính chất đặc biệt nghiêm trọng của hành vi phạm tội bị cơ quan có thẩm quyền truy cứu hoặc hạn chế trong tư duy, lập luận của người bị buộc tội vì độ tuổi, nhược điểm về tinh thần, thể chất nhưng người bị buộc tội không có người bào chữa được mời thì Cơ quan có ThS, giảng viên Bộ môn Luật Tư pháp, khoa Luật trường Đại học Cần Thơ; Email: nchieu@ctu.edu.vn 1 Nguyễn Ngọc Chí (Chủ biên), Quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự, NXB. Hồng Đức, Hà Nội, 2015, trang 154. 2 Điều 16 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. 323 thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm chỉ định bào chữa cho người bị buộc tội 3 nhằm đảm bảo sự công bằng, khách quan của quá trình giải quyết vụ án hình sự. Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015 quy định về “Chỉ định người bào chữa”, cụ thể: “1. Trong các trường hợp sau đây nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ: a) Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình; b) Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi. 2. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải yêu cầu hoặc đề nghị các tổ chức sau đây cử người bào chữa cho các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này: a) Đoàn luật sư phân công tổ chức hành nghề luật sư cử người bào chữa; b) Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử Trợ giúp viên pháp lý, luật sư bào chữa cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý; c) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cử bào chữa viên nhân dân bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình”. Từ quy định trên, có thể hiểu “Chỉ định người bào chữa trong tố tụng hình sự là việc Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu hoặc đề nghị các tổ chức như: Đoàn luật sư phân công tổ chức hành nghề luật sư, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho người bị buộc tội thuộc trường hợp luật định, nhằm mục đích đảm bảo sự công bằng, khách quan trong quá trình giải quyết vụ án hình sự và cụ thể hóa tính nhân đạo của Nhà nước.” Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 được đánh giá có sự sửa đổi, bổ sung theo hướng đảm bảo hơn quyền của người bị buộc tội theo tinh thần cải cách tư pháp, thể hiện rõ tính nhân đạo của pháp luật xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên theo quan điểm cá nhân, nội hàm quy định này vẫn còn một số vấn đề cần nghiên cứu, trao đổi và hoàn thiện. 2. Quy định pháp luật về chỉ định người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam 3 Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. 324 Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định pháp lý về chỉ định bào chữa. Nội dung về trình tự, thủ tục chỉ định bào chữa được hướng dẫn tại Thông tư 46/2019/TT-BCA. 2.1. Chủ thể được chỉ định người bào chữa Theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, trong quá trình giải quyết vụ án, không phải bất kỳ người bị buộc tội nào không có người bào chữa được mời thì cũng thuộc trường hợp được chỉ định người bào chữa. Khoản 1 Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho người bị buộc tội nếu họ, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa trong các trường hợp sau: Thứ nhất, bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình. Thứ hai, người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi. So sánh với quy định tại Điều 57 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 thì quy định chỉ định người bào chữa tại Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có sự sửa đổi, bổ sung nhằm “thể chế hóa chính sách nhân đạo của Đảng, Nhà nước và phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta”4. Cụ thể: - Đối với trường hợp chỉ định bào chữa cho bị can, bị cáo theo khung hình phạt bị truy cứu mà không có người bào chữa được mời: Điều luật mở rộng t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quyền của người bị buộc tội Tố tụng hình sự Việt Nam Bộ luật Tố tụng hình sự Quyền con người Tư pháp hình sựGợi ý tài liệu liên quan:
-
9 trang 351 0 0
-
Xây dựng và phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
10 trang 227 0 0 -
192 trang 159 0 0
-
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
219 trang 157 0 0 -
14 trang 145 0 0
-
9 trang 143 0 0
-
Những vấn đề chung về luật tố tụng hình sự
22 trang 122 0 0 -
8 trang 113 0 0
-
4 trang 94 0 0
-
Bảo đảm quyền của người bị tạm giam theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
5 trang 90 0 0