Danh mục

Hoạt động chất vấn từ góc nhìn của cử tri

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 213.94 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ góc nhìn cử tri, bài viết ngắn dưới đây góp vài thiển ý nhằm tăng cường hiệu quả của hoạt động chất vấn trong sinh hoạt Quốc hội nước ta. Cử tri nhìn thấy đại biểu của mình qua những kênh nào? Khi tay vừa rời lá phiếu, cử tri nước ta có còn nhớ đến người được bầu hay chăng, đó là một câu hỏi lớn cần được trả lời thật thà. Trả lời được câu hỏi ấy, mới làm rõ được liệu cử tri có quan tâm tới đời sống nghị trường, tới các phiên chất...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoạt động chất vấn từ góc nhìn của cử tri Hoạt động chất vấn từ góc nhìn của cử triTừ góc nhìn cử tri, bài viết ngắn dưới đây góp vài thiển ý nhằm tăng cườnghiệu quả của hoạt động chất vấn trong sinh hoạt Quốc hội nước ta.Cử tri nhìn thấy đại biểu của mình qua những kênh nào?Khi tay vừa rời lá phiếu, cử tri nước ta có còn nhớ đến người được bầu hay chăng,đó là một câu hỏi lớn cần được trả lời thật thà. Trả lời được câu hỏi ấy, mới làm rõđược liệu cử tri có quan tâm tới đời sống nghị trường, tới các phiên chất vấn. Cũngnhư vậy, theo chiều ngược lại, trúng cử rồi, đại biểu có cùng ăn, cùng ở, cùng chianỗi buồn vui của người dân từng gom những lá phiếu cho mình? Nếu mối quan hệgiữa đại biểu và cộng đồng cử tri tại đơn vị bầu cử vẫn còn khách sáo tựa lãnh đạocấp trên xuống thăm cơ sở, cử tri nước ta sẽ chưa thể có thói quen coi đại biểuQuốc hội được bầu là đại biểu của mình. Nếu chưa coi đại biểu là của mình, họ sẽít quan tâm từng đại biểu đó đã làm những gì trong suốt nhiệm kỳ.Nếu không thể giục giã, hối thúc được người đại biểu phải nói tiếng nói của dânchúng nơi đã bầu ra đại biểu ấy, phải hành xử vì lợi ích của nhóm cử tri đó, tức làkhông có sức ép của cử tri, rất khó truy trách nhiệm của đại biểu. Vậy n ên, trongnhiều phiên chất vấn đã xuất hiện không ít câu hỏi ngược, đôi khi rất khó nghe:đại biểu Quốc hội truy vấn lãnh đạo các bộ, thế thì ai truy vấn trách nhiệm củađại biểu? Nếu đại biểu không tham dự đầy đủ sinh hoạt của đoàn đại biểu, của ủyban, không dự đầy đủ các phiên họp toàn thể, không đọc tư liệu, không chuẩn bị ýkiến, không phát biểu trong các phiên họp, liệu cử tri có thể làm gì? Nếu chỉgiương cao đạo lý khó có thể thuyết phục được người dân, bởi dân trí ngày nayđược khai thông nhanh, tương thông với thời đại bên ngoài. Có nghĩa vụ, phải cóchế tài cho người không tuân thủ; luật pháp như thế mới khả thi và công bằng,người mẫn cán được tôn vinh và người thiếu trách nhiệm được vạch rõ. Trước khiđại biểu chất vấn người khác, cần tự vấn một điều như thế, bởi danh có chính ngônmới thuận. Người đại biểu phải có sự chính danh từ sự ủy trị của các cử tri mới đủtự tin chất vấn những người nắm quyền. Khi chưa muốn quan tâm liệu cử tri có lợihay bị hại gì qua từng dự luật, từng dự án, từng chính sách, họ được và mất gì quatừng nút bấm, khó có thể nói tới dũng khí dám chất vấn trúng vấn đề của người đạibiểu.Vì vậy, vào thời điểm hiện nay, nếu có quan tâm đến Quốc hội , dường như cử trinước ta mới chỉ quan tâm đến tập thể các đại biểu, hoặc một số đại biểu hay phátbiểu ấn tượng, “nổi hơn” trong tập thể đó, chứ chưa có khái niệm “ông bà đại biểuấy là của đơn vị chúng tôi”.Có nhiều kênh giúp cử tri quan sát các đại biểu như được mô tả giản lược bởi sơđồ dưới đây. Kênh chính, theo dự cảm của chúng tôi, là những phiên truyền hìnhhoặc phát thanh trực tiếp, nơi các đại biểu chất vấn Chính phủ hoặc quan chức cácbộ. Sau khi được phát trực tiếp, được đưa tin bởi báo in hoặc báo mạng, cử tri cókhá nhiều phản ứng trở lại với sinh hoạt nghị trường. Ngoài ra, có nhiều đại biểugây được sự chú ý của công luận qua những việc làm, điều tra hay phát biểu đ ượcđưa tin trên phương tiện truyền thông.Cử tri cũng có thể quan sát hoạt động của đại biểu qua các phiên tiếp xúc cử tritrước và sau các kỳ họp, quan sát ứng xử của đại biểu trong các hoạt động tiếpdân, tiếp nhận đơn thư, khiếu nại của người dân. Khi mang những “ẩn ức” đó tớicác cuộc tiếp xúc do Mặt trận Tổ quốc phối hợp với Văn phòng Hội đồng nhândân (HĐND) và Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức, người ta sẽ nghe rấtkỹ lời các đại biểu dám hứa và cũng quan sát kỹ những gì mà đại biểu dám làmcho khu vực cử tri đã bầu ra vị đại biểu đó. Nếu công khai thời gian, địa điểm vàmở rộng thành phần khách mời tham gia các cuộc tiếp xúc cử tri cho bất kỳ ai cónhu cầu, đôi khi các phiên tiếp xúc có thể trở nên nóng rát bởi các bức xúc khiếukiện kéo dài.Cảm nhận của cử tri về hoạt động chất vấnĐã có một thời, người ta chăm chú theo dõi các phiên chất vấn trực tiếp trêntruyền hình và sóng phát thanh. Người ta háo hức chờ và bàn tán. Về phương diệntruyền thông, các nhà đài đã thành công rất lớn khi đưa tin các phiên chất vấn này.Lan rộng tới các địa phương, thậm chí trong các phiên chất vấn của HĐND một sốtỉnh mà chúng tôi đã tham gia điều tra, Văn phòng HĐND còn tạo điều kiện thiếtlập các đường dây nóng để cử tri có thể tham gia cùng chất vấn. Tuy nhiên, theodự cảm của chúng tôi, đối với cử tri, nếu không có các cải cách tiếp theo thì sứchấp dẫn của các phiên chất vấn có thể giảm. Có nhiều lý do để giải thích cho dựbáo này:- Thứ nhất, khi các phiên chất vấn mới được phát sóng trực tiếp, người ta tò mòmuốn tìm hiểu đời sống nghị trường, cùng với thời gian, sự tò mò đó vơi dần- Thứ hai, người ta thấy các đại biểu phát biểu trúng vấn đề cử tri quan tâm, songbáo chí và các diễn đàn mở rộng nhanh, nhiều nơi khác cũng có thể nói trúng vấnđề dân quan tâm ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: