Hoạt động chiếm lĩnh tri thức cho học sinh trong quá trình dạy học toán - một nghiên cứu lí thuyết
Số trang: 15
Loại file: pdf
Dung lượng: 842.35 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong bài viết này, chúng tôi đi vào tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ nội hàm của chiếm lĩnh tri thức trong dạy học, các thể hiện của chiếm lĩnh tri thức trong dạy học toán, đưa ra các căn cứ làm điểm tựa đề xuất 6 hoạt động chiếm lĩnh tri thức đó là: Hoạt động suy luận có lí và dự đoán, hoạt động liên tưởng và huy động kiến thức, hoạt động phê phán, hoạt động ngôn ngữ, hoạt động phát hiện vấn đề thông qua nghiên cứu, quan sát các hoạt động phát hiện, thực hành quy tắc thuật giải, tựa thuật giải.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoạt động chiếm lĩnh tri thức cho học sinh trong quá trình dạy học toán - một nghiên cứu lí thuyết HNUE JOURNAL OF SCIENCE Educational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 5, pp. 59-73 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0062 HOẠT ĐỘNG CHIẾM LĨNH TRI THỨC CHO HỌC SINH TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC TOÁN - MỘT NGHIÊN CỨU LÍ THUYẾT Nguyễn Hữu Hậu Trường Đại học Hồng Đức Tóm tắt. Trong bài viết này, chúng tôi đi vào tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ nội hàm của chiếm lĩnh tri thức trong dạy học; các thể hiện của chiếm lĩnh tri thức trong dạy học toán, đưa ra các căn cứ làm điểm tựa đề xuất 6 hoạt động chiếm lĩnh tri thức đó là: hoạt động suy luận có lí và dự đoán; hoạt động liên tưởng và huy động kiến thức; hoạt động phê phán; hoạt động ngôn ngữ; hoạt động phát hiện vấn đề thông qua nghiên cứu, quan sát các hình ảnh trực quan; hoạt động phát hiện, thực hành quy tắc thuật giải, tựa thuật giải. Trên cơ sở đó đề xuất một số định hướng bồi dưỡng các hoạt động chiếm lĩnh cho học sinh trong quá trình dạy học Toán. Từ khóa: Hoạt động, chiếm lĩnh tri thức, dạy học toán. 1. Mở đầu Trong đổi mới giáo dục hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo định hướng năng lực có vai trò hết sức quan trọng “quan điểm chung của đối mới PPDH đã được khẳng định là tổ chức cho học sinh (HS) được học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác tích cực, chủ động và sáng tạo mà cốt lõi là làm cho HS tích cực, chủ động chống lại thói quen học tập (HT) thụ động” [1] hay nói cách khác muốn dạy học (DH) toán có hiệu quả thì nhất thiết phải cho HS hoạt động, chỉ bằng con đường đó mới có thể làm cho HS nắm bắt tri thức (TT) một cách vững vàng. Trong Tâm lí học cũng có những khẳng định tương tự, chẳng hạn: Năng lực chỉ có thể được hình thành và phát triển thông qua hoạt động, do đó việc đổi mới PPDH Toán cũng không nằm ngoài quan điểm này. “Hoạt động” là một khái niệm khá phổ biến, đã có tương đối nhiều nghiên cứu xoay quanh vấn đề cấu trúc của hoạt động [2, 3] tuy nhiên trong từng hoàn cảnh khác nhau thì các dạng thức hoạt động, các cấp độ hoạt động, ý nghĩa của từng loại hoạt động,... cần và có thể được nghiên cứu thêm. Ngay trong nội bộ môn Toán cũng vậy, dù đã có nhiều công trình đề cập cụ thể về các dạng hoạt động, như: hoạt động nhận dạng và thể hiện; hoạt động ngôn ngữ; hoạt động trí tuệ chung và riêng đối với môn Toán; hoạt động toán học phức hợp [2], đồng thời tác giả cho rằng “mỗi nội dung DH đều liên hệ với những hoạt động nhất định. Đó là những hoạt động được tiến hành trong quá trình hình thành và vận dụng nội dung đó. Phát hiện được những hoạt động tiềm tàng trong một nội dung là vạch được một con đường để người học chiếm lĩnh nội dung đó và đạt được các mục đích khác nhau và cũng đồng thời là cụ thể hóa được mục đích DH và đạt được hay không hay đạt đến mức độ nào” [2]. Như vậy để phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong quá trình HT thì trọng tâm của thiết kế bài học là thiết kế các hoạt động học tập. Mỗi hoạt động học tập gồm nhiều hoạt động thành phần với mục đích riêng. Thực hiện xong các hoạt động thành phần thì mục đích chung của hoạt động cũng được thực hiện. Ngày nhận bài: 12/12/2017. Ngày sửa bài: 19/3/2018. Ngày nhận đăng: 26/3/2018. Tác giả liên hệ: Nguyễn Hữu Hậu. Địa chỉ e-mail: nguyenhuuhau@hdu.edu.vn 59 Nguyễn Hữu Hậu Đã có những công trình đề cập về hoạt động ở các mức độ khác nhau và trên các bình diện khác nhau, trong đó có thể kể đến công trình của các tác giả [4-10], trong đó [11] đưa ra khái niệm về hoạt động nhận thức của HS trong DH môn toán, đồng thời cũng đưa ra bốn dạng hoạt động cơ bản của hoạt động nhận thức thể hiện trong các lí thuyết DH và các PPDH: hoạt động điều ứng; hoạt động biến đổi đối tượng; hoạt động phát hiện; hoạt động mô hình hóa. Còn tác giả [12] đã đề xuất một khái niệm đó là hoạt động giáo khoa, tác giả cho rằng “Hoạt động giáo khoa là một nhiệm vụ học tập thỏa mãn các điều kiện: (1) Phù hợp với chương trình; (2) Không được quá đơn giản, quá dễ dàng đến mức HS chỉ cần thực hiện trong một vài phút; nhưng ngược lại cũng không được quá khó đến mức HS phải suy nghĩ quá lâu hoặc không thể giải quyết được cho dù có hợp tác với những HS khác; (3) Được trình bày rõ ràng, dễ hiểu đối với mọi HS tham gia; (4) Nhiệm vụ này tự bản thân nó hoặc cùng với một số nhiệm vụ khác cũng thỏa mãn ba điều kiện trên phải tạo cho HS một trong các cơ hội sau: đi đến những phỏng đoán về kiến thức mới; đi đến kiến thức mới; hình thành biểu tượng hình ảnh về đối tượng sắp được học; hình thành kĩ năng mới; Huy động những kiến thức đã được học để tổ chức lại những kiến thức này; Huy động những kiến thức đã được học để vận dụng những kiến thức này vào đời sống thực tiễn”. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu việc bồi dưỡng hoạt động chiếm lĩnh tri thức (CLTT) cho HS trong quá trình DH toán. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Nội hàm khái niệm chiếm lĩnh tri thức Theo Từ điển tiếng Việt “Chiếm lĩnh là chiếm giữ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoạt động chiếm lĩnh tri thức cho học sinh trong quá trình dạy học toán - một nghiên cứu lí thuyết HNUE JOURNAL OF SCIENCE Educational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 5, pp. 59-73 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0062 HOẠT ĐỘNG CHIẾM LĨNH TRI THỨC CHO HỌC SINH TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC TOÁN - MỘT NGHIÊN CỨU LÍ THUYẾT Nguyễn Hữu Hậu Trường Đại học Hồng Đức Tóm tắt. Trong bài viết này, chúng tôi đi vào tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ nội hàm của chiếm lĩnh tri thức trong dạy học; các thể hiện của chiếm lĩnh tri thức trong dạy học toán, đưa ra các căn cứ làm điểm tựa đề xuất 6 hoạt động chiếm lĩnh tri thức đó là: hoạt động suy luận có lí và dự đoán; hoạt động liên tưởng và huy động kiến thức; hoạt động phê phán; hoạt động ngôn ngữ; hoạt động phát hiện vấn đề thông qua nghiên cứu, quan sát các hình ảnh trực quan; hoạt động phát hiện, thực hành quy tắc thuật giải, tựa thuật giải. Trên cơ sở đó đề xuất một số định hướng bồi dưỡng các hoạt động chiếm lĩnh cho học sinh trong quá trình dạy học Toán. Từ khóa: Hoạt động, chiếm lĩnh tri thức, dạy học toán. 1. Mở đầu Trong đổi mới giáo dục hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo định hướng năng lực có vai trò hết sức quan trọng “quan điểm chung của đối mới PPDH đã được khẳng định là tổ chức cho học sinh (HS) được học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác tích cực, chủ động và sáng tạo mà cốt lõi là làm cho HS tích cực, chủ động chống lại thói quen học tập (HT) thụ động” [1] hay nói cách khác muốn dạy học (DH) toán có hiệu quả thì nhất thiết phải cho HS hoạt động, chỉ bằng con đường đó mới có thể làm cho HS nắm bắt tri thức (TT) một cách vững vàng. Trong Tâm lí học cũng có những khẳng định tương tự, chẳng hạn: Năng lực chỉ có thể được hình thành và phát triển thông qua hoạt động, do đó việc đổi mới PPDH Toán cũng không nằm ngoài quan điểm này. “Hoạt động” là một khái niệm khá phổ biến, đã có tương đối nhiều nghiên cứu xoay quanh vấn đề cấu trúc của hoạt động [2, 3] tuy nhiên trong từng hoàn cảnh khác nhau thì các dạng thức hoạt động, các cấp độ hoạt động, ý nghĩa của từng loại hoạt động,... cần và có thể được nghiên cứu thêm. Ngay trong nội bộ môn Toán cũng vậy, dù đã có nhiều công trình đề cập cụ thể về các dạng hoạt động, như: hoạt động nhận dạng và thể hiện; hoạt động ngôn ngữ; hoạt động trí tuệ chung và riêng đối với môn Toán; hoạt động toán học phức hợp [2], đồng thời tác giả cho rằng “mỗi nội dung DH đều liên hệ với những hoạt động nhất định. Đó là những hoạt động được tiến hành trong quá trình hình thành và vận dụng nội dung đó. Phát hiện được những hoạt động tiềm tàng trong một nội dung là vạch được một con đường để người học chiếm lĩnh nội dung đó và đạt được các mục đích khác nhau và cũng đồng thời là cụ thể hóa được mục đích DH và đạt được hay không hay đạt đến mức độ nào” [2]. Như vậy để phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong quá trình HT thì trọng tâm của thiết kế bài học là thiết kế các hoạt động học tập. Mỗi hoạt động học tập gồm nhiều hoạt động thành phần với mục đích riêng. Thực hiện xong các hoạt động thành phần thì mục đích chung của hoạt động cũng được thực hiện. Ngày nhận bài: 12/12/2017. Ngày sửa bài: 19/3/2018. Ngày nhận đăng: 26/3/2018. Tác giả liên hệ: Nguyễn Hữu Hậu. Địa chỉ e-mail: nguyenhuuhau@hdu.edu.vn 59 Nguyễn Hữu Hậu Đã có những công trình đề cập về hoạt động ở các mức độ khác nhau và trên các bình diện khác nhau, trong đó có thể kể đến công trình của các tác giả [4-10], trong đó [11] đưa ra khái niệm về hoạt động nhận thức của HS trong DH môn toán, đồng thời cũng đưa ra bốn dạng hoạt động cơ bản của hoạt động nhận thức thể hiện trong các lí thuyết DH và các PPDH: hoạt động điều ứng; hoạt động biến đổi đối tượng; hoạt động phát hiện; hoạt động mô hình hóa. Còn tác giả [12] đã đề xuất một khái niệm đó là hoạt động giáo khoa, tác giả cho rằng “Hoạt động giáo khoa là một nhiệm vụ học tập thỏa mãn các điều kiện: (1) Phù hợp với chương trình; (2) Không được quá đơn giản, quá dễ dàng đến mức HS chỉ cần thực hiện trong một vài phút; nhưng ngược lại cũng không được quá khó đến mức HS phải suy nghĩ quá lâu hoặc không thể giải quyết được cho dù có hợp tác với những HS khác; (3) Được trình bày rõ ràng, dễ hiểu đối với mọi HS tham gia; (4) Nhiệm vụ này tự bản thân nó hoặc cùng với một số nhiệm vụ khác cũng thỏa mãn ba điều kiện trên phải tạo cho HS một trong các cơ hội sau: đi đến những phỏng đoán về kiến thức mới; đi đến kiến thức mới; hình thành biểu tượng hình ảnh về đối tượng sắp được học; hình thành kĩ năng mới; Huy động những kiến thức đã được học để tổ chức lại những kiến thức này; Huy động những kiến thức đã được học để vận dụng những kiến thức này vào đời sống thực tiễn”. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu việc bồi dưỡng hoạt động chiếm lĩnh tri thức (CLTT) cho HS trong quá trình DH toán. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Nội hàm khái niệm chiếm lĩnh tri thức Theo Từ điển tiếng Việt “Chiếm lĩnh là chiếm giữ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chiếm lĩnh tri thức Dạy học toán Chiếm lĩnh tri thức trong dạy học Thực hành quy tắc thuật giải Tựa thuật giải Nội hàm khái niệm chiếm lĩnh tri thứcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Ứng dụng M-Learning vào dạy học toán ở trường Trung học phổ thông
3 trang 32 0 0 -
7 trang 29 0 0
-
Giáo trình Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học toán: Phần 1
64 trang 26 0 0 -
Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học môn Toán lớp 4
6 trang 26 0 0 -
65 trang 25 0 0
-
Vận dụng hoạt động thích nghi trí tuệ trong dạy học Toán theo định hướng dạy học tích cực
5 trang 25 0 0 -
Quá trình mô hình hoá toán học trong dạy học môn Toán ở trường phổ thông
9 trang 24 0 0 -
Lý thuyết kiến tạo và việc áp dụng vào quá trình dạy học toán ở trường đại học
5 trang 24 0 0 -
9 trang 23 0 0
-
Mô hình hóa với phương pháp tích cực trong dạy học toán (Tài liệu bồi dưỡng giáo viên)
16 trang 22 0 0