Hoạt động kể chuyện trong dạy học ở trung học cơ sở và trung học phổ thông
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 371.93 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Để nâng cao chất lượng giảng dạy ở bậc trung học, giáo viên cần đa dạng hóa hoạt động dạy học và thu hút được sự chú ý của học sinh ngay từ những phút đầu giờ. Một trong những hoạt động đó
là kể cho học sinh nghe một câu chuyện vui, kéo dài không quá mười phút. Đây là một hoạt động đa mục đích nhằm lôi cuốn tâm hồn các em, dạy cho các em cách biểu cảm, giáo dục và hình thành nhân cách, rèn kỹ năng tư duy, gắn kết giữa kiến thức đang học với đời sống thực tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoạt động kể chuyện trong dạy học ở trung học cơ sở và trung học phổ thông Mai Văn Cẩn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 205 - 210 HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN TRONG DẠY HỌC Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Mai Văn Cẩn* Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Để nâng cao chất lượng giảng dạy ở bậc trung học, giáo viên cần đa dạng hóa hoạt động dạy học và thu hút được sự chú ý của học sinh ngay từ những phút đầu giờ. Một trong những hoạt động đó là kể cho học sinh nghe một câu chuyện vui, kéo dài không quá mười phút. Đây là một hoạt động đa mục đích nhằm lôi cuốn tâm hồn các em, dạy cho các em cách biểu cảm, giáo dục và hình thành nhân cách, rèn kỹ năng tư duy, gắn kết giữa kiến thức đang học với đời sống thực tế. Ngoài ra, nó còn giải trí, gây hưng phấn ở người học. Với những ý nghĩa như vậy, kết quả nghiên cứu về hoạt động kể chuyện nhằm mục đích phục vụ cho công tác đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm, góp phần chuẩn bị tốt nguồn nhân lực tham gia vào sự nghiệp đổi mới giáo dục mà nước nhà đang mong đợi. Sinh viên trong các trường sư phạm cần rèn cho bản thân phát triển được kỹ năng kể chuyện trước tập thể để sau khi tốt nghiệp, các em có thể đến các trường phổ thông và làm tốt công tác chuyên môn. Từ khóa: Hoạt động kể chuyện, dạy học THSC, giáo dục THPT, giao tiếp sư phạm, phát triển nhân cách ĐẶT VẤN ĐỀ * Trong chương trình giáo dục tiểu học, hoạt động kể chuyện được coi là một môn học, được ghi trong thời khóa biểu và diễn ra đều đặn, mỗi tuần một giờ. Học sinh thường được giáo viên kể cho nghe một câu chuyện, sau đó, đến giai đoạn các em đọc thông viết thạo thì học tập kể chuyện theo chủ đề và có tranh minh họa. Mục đích của hoạt động này là làm phát triển ngôn ngữ và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ ở trẻ. Đồng thời, các em còn học được kỹ năng giao tiếp, cách biểu cảm và tiếp nhận cái hay, cái đẹp của cuộc sống. Chính nhờ có hoạt động này mà các em thích đến trường, quý mến các thầy cô và bạn bè trong lớp, thấy vui trong học hành. Đến giai đoạn trung học, hoạt động này không còn vị trí trong thời khóa biểu và thay vào đó là một danh sách các môn khoa học cụ thể; đó là toán, lý, văn, sử, địa… Một loạt kiến thức mới, khái niệm khoa học mới mà các em cần làm quen và tiếp nhận. Nếu giáo viên chỉ tập tập trung vào thuyết trình và truyền tải kiến thức trong chương trình cho học sinh, kéo theo một loạt bài tập thì sẽ dẫn đến các em chịu áp lực về học hành, các bài học có thể trở nên đơn điệu, kém hấp dẫn và khô cứng. Trong giai * Tel: 0914 833765, Email: maivcan@gmail.com đoạn nước nhà đang đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục như hiện nay, nảy sinh một câu hỏi rằng giáo viên bậc trung học cần làm gì để mỗi bài học có thể trở thành món ăn tinh thần cho học sinh, vừa mang tính giáo dục, vừa tránh gây stress không đáng có và còn nâng cao hiệu quả của việc dạy học. Nghiên cứu về việc lồng ghép giữa hoạt động kể chuyện và dạy kiến thức khoa học ở bậc trung học hiện nay ở Việt Nam vẫn còn bị xem nhẹ và cần những nhà sư phạm quan tâm để có thể đáp ứng nhu cầu đào tạo giáo viên có đủ năng lực phục vụ cho sự nghiệp đổi mới giáo dục. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Khi viết bài báo này, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tổng hợp và phân tích thông tin trong giáo dục, thực hiện xây dựng câu hỏi và điều tra thực tế ở bậc trung học, thống kê và phân tích số liệu. Trong những phương pháp này thì phân tích thông tin là nổi bật hơn cả để làm rõ vai trò của hoạt động kể chuyện đối với việc dạy học ở bậc trung học và làm minh chứng cho việc xây dựng các hoạt động trong chương trình đào tạo giáo viên trung học. Ý nghĩa của hoạt động kể chuyện đối với công việc dạy học: Khi bắt đầu một giờ học, người giáo viên cần tạo ra không khí thân mật, cởi mở với học 205 Mai Văn Cẩn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ sinh để sẵn sàng lôi cuốn, đón nhận và thu hút tâm chí của các em về phía mình. Một trong những hoạt động mà giáo viên có thể làm là kể cho học sinh nghe một câu chuyện vui hay một điều từng trải liên quan đến kinh nghiệm sống hoặc bài học mà giáo viên sắp giảng cho học sinh. Quan sát được nét mặt tươi cười, rạng ngời của thầy, cô khi sẵn sàng chia sẻ kiến thức, học sinh sẽ không cảm thấy bị áp lực ép học hành, mà ngược lại, họ sẽ cảm thấy vui và dễ hòa nhập với mọi người xung quanh. Đồng thời, họ cũng sẵn sàng mở lòng đón nhận nguồn kiến thức mới và thực hiện những nhiệm vụ mới trong giờ học. Noddings có ý kiến rằng niềm vui của một giáo viên có thể ảnh hưởng đến không khí lớp học và vì thế cũng ảnh hưởng đến học sinh [1]. Theo Jonathan Hancock, kể chuyện là hoạt động điển hình cho phép bộ não con người tư duy bằng cả hai bán cầu não, kết hợp giữa cấu trúc logic của não trái và hình ảnh, trí tưởng tượng và sự ngẫu hứng của não phải [2]. Đây cũng là phương pháp ghi nhớ được sử dụng từ trước khi con người sáng tạo nên hệ thống ký hiệu – chữ viết. Hoạt động kể chuyện tạo ra sự gắn kết giữa giáo viên với học sinh. Trong thời gian nghe chuyện, học sinh c ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoạt động kể chuyện trong dạy học ở trung học cơ sở và trung học phổ thông Mai Văn Cẩn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 205 - 210 HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN TRONG DẠY HỌC Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Mai Văn Cẩn* Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Để nâng cao chất lượng giảng dạy ở bậc trung học, giáo viên cần đa dạng hóa hoạt động dạy học và thu hút được sự chú ý của học sinh ngay từ những phút đầu giờ. Một trong những hoạt động đó là kể cho học sinh nghe một câu chuyện vui, kéo dài không quá mười phút. Đây là một hoạt động đa mục đích nhằm lôi cuốn tâm hồn các em, dạy cho các em cách biểu cảm, giáo dục và hình thành nhân cách, rèn kỹ năng tư duy, gắn kết giữa kiến thức đang học với đời sống thực tế. Ngoài ra, nó còn giải trí, gây hưng phấn ở người học. Với những ý nghĩa như vậy, kết quả nghiên cứu về hoạt động kể chuyện nhằm mục đích phục vụ cho công tác đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm, góp phần chuẩn bị tốt nguồn nhân lực tham gia vào sự nghiệp đổi mới giáo dục mà nước nhà đang mong đợi. Sinh viên trong các trường sư phạm cần rèn cho bản thân phát triển được kỹ năng kể chuyện trước tập thể để sau khi tốt nghiệp, các em có thể đến các trường phổ thông và làm tốt công tác chuyên môn. Từ khóa: Hoạt động kể chuyện, dạy học THSC, giáo dục THPT, giao tiếp sư phạm, phát triển nhân cách ĐẶT VẤN ĐỀ * Trong chương trình giáo dục tiểu học, hoạt động kể chuyện được coi là một môn học, được ghi trong thời khóa biểu và diễn ra đều đặn, mỗi tuần một giờ. Học sinh thường được giáo viên kể cho nghe một câu chuyện, sau đó, đến giai đoạn các em đọc thông viết thạo thì học tập kể chuyện theo chủ đề và có tranh minh họa. Mục đích của hoạt động này là làm phát triển ngôn ngữ và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ ở trẻ. Đồng thời, các em còn học được kỹ năng giao tiếp, cách biểu cảm và tiếp nhận cái hay, cái đẹp của cuộc sống. Chính nhờ có hoạt động này mà các em thích đến trường, quý mến các thầy cô và bạn bè trong lớp, thấy vui trong học hành. Đến giai đoạn trung học, hoạt động này không còn vị trí trong thời khóa biểu và thay vào đó là một danh sách các môn khoa học cụ thể; đó là toán, lý, văn, sử, địa… Một loạt kiến thức mới, khái niệm khoa học mới mà các em cần làm quen và tiếp nhận. Nếu giáo viên chỉ tập tập trung vào thuyết trình và truyền tải kiến thức trong chương trình cho học sinh, kéo theo một loạt bài tập thì sẽ dẫn đến các em chịu áp lực về học hành, các bài học có thể trở nên đơn điệu, kém hấp dẫn và khô cứng. Trong giai * Tel: 0914 833765, Email: maivcan@gmail.com đoạn nước nhà đang đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục như hiện nay, nảy sinh một câu hỏi rằng giáo viên bậc trung học cần làm gì để mỗi bài học có thể trở thành món ăn tinh thần cho học sinh, vừa mang tính giáo dục, vừa tránh gây stress không đáng có và còn nâng cao hiệu quả của việc dạy học. Nghiên cứu về việc lồng ghép giữa hoạt động kể chuyện và dạy kiến thức khoa học ở bậc trung học hiện nay ở Việt Nam vẫn còn bị xem nhẹ và cần những nhà sư phạm quan tâm để có thể đáp ứng nhu cầu đào tạo giáo viên có đủ năng lực phục vụ cho sự nghiệp đổi mới giáo dục. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Khi viết bài báo này, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tổng hợp và phân tích thông tin trong giáo dục, thực hiện xây dựng câu hỏi và điều tra thực tế ở bậc trung học, thống kê và phân tích số liệu. Trong những phương pháp này thì phân tích thông tin là nổi bật hơn cả để làm rõ vai trò của hoạt động kể chuyện đối với việc dạy học ở bậc trung học và làm minh chứng cho việc xây dựng các hoạt động trong chương trình đào tạo giáo viên trung học. Ý nghĩa của hoạt động kể chuyện đối với công việc dạy học: Khi bắt đầu một giờ học, người giáo viên cần tạo ra không khí thân mật, cởi mở với học 205 Mai Văn Cẩn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ sinh để sẵn sàng lôi cuốn, đón nhận và thu hút tâm chí của các em về phía mình. Một trong những hoạt động mà giáo viên có thể làm là kể cho học sinh nghe một câu chuyện vui hay một điều từng trải liên quan đến kinh nghiệm sống hoặc bài học mà giáo viên sắp giảng cho học sinh. Quan sát được nét mặt tươi cười, rạng ngời của thầy, cô khi sẵn sàng chia sẻ kiến thức, học sinh sẽ không cảm thấy bị áp lực ép học hành, mà ngược lại, họ sẽ cảm thấy vui và dễ hòa nhập với mọi người xung quanh. Đồng thời, họ cũng sẵn sàng mở lòng đón nhận nguồn kiến thức mới và thực hiện những nhiệm vụ mới trong giờ học. Noddings có ý kiến rằng niềm vui của một giáo viên có thể ảnh hưởng đến không khí lớp học và vì thế cũng ảnh hưởng đến học sinh [1]. Theo Jonathan Hancock, kể chuyện là hoạt động điển hình cho phép bộ não con người tư duy bằng cả hai bán cầu não, kết hợp giữa cấu trúc logic của não trái và hình ảnh, trí tưởng tượng và sự ngẫu hứng của não phải [2]. Đây cũng là phương pháp ghi nhớ được sử dụng từ trước khi con người sáng tạo nên hệ thống ký hiệu – chữ viết. Hoạt động kể chuyện tạo ra sự gắn kết giữa giáo viên với học sinh. Trong thời gian nghe chuyện, học sinh c ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hoạt động kể chuyện Dạy học trung học cơ sở Giáo dục trung học phổ thông Giao tiếp sư phạm Phát triển nhân cách cho học sinh Rèn luyện kỹ năng tư duy cho học sinhGợi ý tài liệu liên quan:
-
13 trang 374 1 0
-
Phương pháp giao tiếp trong dạy học: Phần 1
46 trang 137 0 0 -
17 trang 121 0 0
-
6 trang 98 0 0
-
11 trang 67 0 0
-
3 trang 49 0 0
-
52 trang 49 0 0
-
7 trang 49 0 0
-
99 trang 39 0 0
-
22 trang 39 0 0