HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM - CHƯƠNG 4
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM - CHƯƠNG 4Chương 4 BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN Chất lượng nghiên cứu khoa học phụ thuộc vào quá trình dạy học (nêu vấn đề,gợi ý tưởng, hứng thú... cho sinh viên); điều kiện nghiên cứu về phương tiện thiết bị,tài liệu; sự quan tâm của giảng viên đại học; mô hình quản lí khoa học của cơ quanquản lí khoa học. Chương này trình bày một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao chấtlượng các đề tài của sinh viên (thuộc lĩnh vực khoa học giáo dục).1. Đổi mới phương pháp giảng dạy ở đại học Chúng ta đã xác định hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên là một bộphận quan trọng của quá trình đào tạo. Do đó, để nâng cao chất lượng đào tạo khôngthể xem nhẹ hoạt động này. Trong các nhân tố tham gia vào quá trình giáo dục sinhviên, các nhân tố. mục tiêu, nội dung, phương pháp là ba nhân tố được coi là một hệthống cơ bản, cốt lõi và chỉ có thể xem xét một cách có hệ thống về các vấn đề trên.Các tổ hợp phương pháp dạy học tích cực ở đại học như: nêu vấn đề - ơristic; dạy họcbằng tình huống mô phỏng hành vi; dạy học bằng gráp... đã tạo nền tảng quan trọngcho hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên. Các hình thức tổ chức dạy học như:diễn giảng nêu vấn đề, tự học, luyện tập, xêmina, giúp đỡ riêng, thực hành... Ở đại họcđã tạo các điều kiện thuận lợi cho sinh viên nghiên cứu khoa học. Phương pháp dạyhọc đại học phải từng bước làm cho phương pháp học tập của sinh viên ngày càngthống nhất với phương pháp nghiên cứu khoa học, gắn các đề tài nghiên cứu của sinhviên với thực tiễn xã hội. Đặc biệt là hệ thống thông tin từ Internet đã thực sự là mộtnguồn vô tận phục vụ cho nghiên cứu khoa học của sinh viên. Thực tiễn cho thấy, thông qua con đường dạy học, các vấn đề được nảy sinh trởthành các vấn đề khoa học, trên cơ sở đó hình thành các đề tài nghiên cứu. Do đó,phương pháp dạy học đổi mới theo hướng hoạt động hoá, tích cực hoá hoạt động nhậnthức cho sinh viên sẽ có tác dụng nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa họccủa sinh viên. Dưới đây là một số định hướng về đổi mới phương pháp dạy học ở đạihọc. Để hình thành nguồn đề tài cho sinh viên, cần quan tâm đến các quan hệ sau đây: 86 Dạy học tương tác là hướng tổ chức dạy học đang được thế giới chấp nhận. Cơsở khoa học của trường dạy học này là: trong cấu trúc của quá trình dạy học, hệ thốngcác nhân tố mục tiêu nguyên tắc, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, đánh giá...vận hành được là nhờ hai nhân tố trung tâm của quá trình dạy học, đó là hoạt động dạycủa thầy và hoạt động học của trò. Khi đặt hai nhân tố trên vào phạm vi rộng hơn, cóthể gọi đó là hoạt động tường giao, tương tác, hình thức của nó gọi là dạy học tươngtác. Các nhà giáo dục học đều coi trọng yếu tố thái độ của người dạy trong quan hệvới người học. Yếu tố này phải được xem trọng đầu tiên so với các yếu tố kĩ thuật,kiến thức chuyên môn, giáo trình... Theo tác giả Carl Rogers: nhái độ trung thực haythành thực là thái độ quan trọng nhất. Nhà giáo trung thực là nhà giáo dám sống bằngtất cả con người thực của mình, không trình diễn một tấm bình phong hoặc mặt nạtrong giao tiếp với học viên . Với tư cách là sự gặp gỡ giữa con người với con người,chắc chắn hiệu quả giao tiếp sẽ có tác dụng lớn bởi sự bộc lộ giữa thầy giáo và sinhviên sẽ cởi mở hơn, các kinh nghiệm được chia xẻ. Trong dạy học, thái độ của thầygiáo bộc lộ trực tiếp, cụ thể trước một kết quả học tập của người học. Những cảm xúc,thái độ tin tưởng hoặc bằng những hành động cụ thể của thầy giáo khi cùng học tròkhắc phục các khiếm khuyết...đã đem lại hiệu quả là vai trò của thầy giáo được sinhviên đánh giá dường như không có giáo sư trong lớp mà chỉ có một người chúng tôicó thể tin cậy được và coi như một người chia xẻ với chúng tôi. Nếu chúng ta coi trọng thứ bậc trong các mục tiêu dạy học (l. Thái độ, 2. Kĩnăng, 3. Kiến thức) thì xu hướng tiếp cận tương tác giữa thầy giáo và sinh viên theocách trên đây sẽ đem lại tác dụng lớn trong dạy học, hình thành thái độ - xúc cảm tíchcực cho người học, trong giao tiếp có thể coi đây là chìa khoá để mở ra cánh cửa củatâm hồn con người. Thái độ của thầy giáo với sinh viên thể hiện ở sự tôn trọng, quan tâm đến họnhưng không làm cho họ lệ thuộc vào mình. Sinh viên phải có được thái độ nhận ramình là quan trọng, được tin cậy, trưởng thành, có nhu cầu suy nghĩ độc lập, được thầygiáo tôn trọng các nhu cầu riêng của mình. Chính những điều trên thể hiện trong dạy 87học trên lớp và ngoài giờ lên lớp đã tạo môi trường thuận lợi, làm quan hệ giữa ngườidạy - người học gắn bó mật thiết hơn. Trong dạy học, để có được bầu không khí cảm thông, ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tài liệu giáo viên bồi dưỡng giáo viên tài liệu sư phạm đào tạo giáo viên giỏi tổ chức họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ Phần 9
5 trang 74 0 0 -
9 trang 56 0 0
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THỊ Phần 5
5 trang 37 0 0 -
5 trang 37 0 0
-
Bồi dưỡng giáo viên theo hình thức E-learning ở Việt Nam
10 trang 35 0 0 -
54 trang 30 0 0
-
Địa lý 9 - Thiết kế bài giảng tập 1
220 trang 29 0 0 -
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên (nội dung 2)
13 trang 28 0 0 -
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THỊ Phần 7
5 trang 28 0 0 -
Dạy học tiếng việt ở tiểu học - Phần 2
54 trang 27 0 0 -
Phương pháp dạy đạo đức cho học sinh tiểu học - Phần 2
79 trang 27 0 0 -
108 trang 26 0 0
-
Bài thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo dục - Trường THPT Đồng Hới - SV. H.H.Hậu
32 trang 25 0 0 -
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNH Phần 2
5 trang 25 0 0 -
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNH Phần 4
5 trang 25 0 0 -
Phương pháp dạy đạo đức lớp 1 - Phần 3
9 trang 25 0 0 -
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THỊ Phần 8
5 trang 25 0 0 -
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THỊ Phần 1
5 trang 25 0 0 -
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THỊ Phần 3
5 trang 25 0 0 -
Phương pháp dạy hoá học - Phần 5
26 trang 24 0 0