Hoạt động tư vấn tâm lí cho học sinh của giáo viên trong nhà trường phổ thông
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 764.57 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết đề cập đến đối tượng, nội dung, hình thức thực hiện, quy trình của hoạt động tư vấn tâm lí cho học sinh của giáo viên trong nhà trường phổ thông; đồng thời đề xuất cấu trúc năng lực tư vấn tâm lí của người giáo viên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoạt động tư vấn tâm lí cho học sinh của giáo viên trong nhà trường phổ thôngHNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2020-0034Educational Sciences, 2020, Volume 65, Issue 4C, pp. 133-139This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÂM LÍ CHO HỌC SINH CỦA GIÁO VIÊN TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG Nguyễn Thu Trang Trung tâm Nghiên cứu Tâm lí học – Sinh lí lứa tuổi, Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bối cảnh xã hội biến động phức tạp như hiện nay đặt ra yêu cầu cấp thiết và cũng là thử thách cho ngành giáo dục trong việc đảm bảo sức khoẻ tâm lí tích cực, lành mạnh cho học sinh. Theo đó, vai trò của hoạt động tư vấn tâm lí cho học sinh cần được đề cao trong mỗi nhà trường. Bài viết đề cập đến đối tượng, nội dung, hình thức thực hiện, quy trình của hoạt động tư vấn tâm lí cho học sinh của giáo viên trong nhà trường phổ thông; đồng thời đề xuất cấu trúc năng lực tư vấn tâm lí của người giáo viên. Từ khoá: tư vấn tâm lí, hoạt động tư vấn tâm lí cho học sinh.1. Mở đầu Xã hội hiện đại đem lại nhiều cơ hội song cũng đặt ra nhiều thách thức đối với các lĩnh vựccủa cuộc sống, đặc biệt là giáo dục. Các học sinh đang trong giai đoạn hình thành và phát triểnnhân cách nên luôn nhạy cảm với những yếu tố tác động từ bên ngoài và rất dễ nảy sinh nhữngvấn đề tiêu cực về mặt tâm lí. Một số công trình nghiên cứu tại Việt Nam đã làm nổi bật lênthực trạng đáng báo động về sức khoẻ tâm lí của học sinh phổ thông. Nghiên cứu của Trần VănCông, Nguyễn Thị Hoài Phương, Trần Thành Nam (2019) kết luận lĩnh vực khó khăn tâm lí màhọc sinh THPT gặp phải nhiều nhất là cảm xúc, tiếp sau là khó khăn tâm lí trong học tập, địnhhướng nghề nghiệp, mối quan hệ với bạn bè, bố mẹ và thầy cô [1]. Kết quả nghiên cứu cũng chothấy trong những khó khăn về cảm xúc, có đến 56,8% số khách thể có các biểu hiện stress ởmức cần can thiệp; 45,2% có biểu hiện lo âu ở mức cần can thiệp và cuối cùng là trầm cảm cầncan thiệp chiếm 19,3% [1]. Theo nghiên cứu của bệnh viện tâm thần tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu(2012-2014) với đối tượng nghiên cứu là học sinh của các trường THCS trong tỉnh cho kết quả:13,2% học sinh có biểu hiện trầm cảm; 13% học sinh có biểu hiện rối loạn lo âu; 17,6% họcsinh có vấn đề về thích nghi xã hội; 15,1% học sinh có vấn đề về rối loạn cảm xúc; 10,3% họcsinh có rối loạn tăng động; 29,7% trẻ có rối loạn trong quan hệ với bạn cùng lứa; 11,7% họcsinh có rối loạn hành vi [2]. Nghiên cứu về thực trạng trầm cảm của học sinh THPT ở NinhBình và Hà Nội của Trần Thị Mỵ Lương và Phan Diệu Mai (2019) cho thấy 708 học sinh thuộcmẫu nghiên cứu có biểu hiện trầm cảm không phải ở mức cao, nhưng nhận thức về tương lai, vềbản thân của các em còn nhiều bất cập và hạn chế; các em hay có biểu hiện phán xét, lo lắng vềmình [3]. Kết quả khảo sát trên 786 học sinh lớp 12 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng của tác giảNguyễn Thị Hằng Phương và Đinh Xuân Lâm (2019) chỉ ra 23,9% học sinh rất căng thẳng;16,2% học sinh căng thẳng rõ rệt; 21% học sinh tương đối căng thẳng; 38,9% học sinh khôngcăng thẳng và căng thẳng rất ít [4]. Nghiên cứu này cũng cho thấy, tình trạng căng thẳng có thểdẫn đến những tác hại tiêu cực về nhận thức như hay quên, nhớ lẫn lộn, khó hồi tưởng; về cảmxúc như buồn bã, chán nản, mệt mỏi; về hành vi như chống đối, trêu chọc bạn [4].Ngày nhận bài: 1/2/2020. Ngày sửa bài: 17/3/2020. Ngày nhận đăng: 2/4/2020.Tác giả liên hệ: Nguyễn Thu Trang. Địa chỉ e-mail: nttrang1201@yahoo.com132 Hoạt động tư vấn tâm lí cho học sinh của giáo viên trong nhà trường phổ thông Bên cạnh thực trạng đáng báo động về sức khoẻ tâm lí là nhu cầu được tư vấn, tham vấntrong nhà trường của học sinh. Trong nghiên cứu của mình, Phạm Thanh Bình (2015) đã chỉ ranhu cầu tham vấn tâm lí học đường của học sinh THCS ở mức tương đối cao; nhu cầu này caonhất ở những học sinh đầu cấp và nhóm học sinh có học lực trung bình [5]. Kết quả nghiên cứucủa Phạm Văn Tư (2010) cho thấy các học sinh THPT tham gia nghiên cứu có nhu cầu đượctham vấn về học tập và lựa chọn nghề ở mức độ rất cao và thể hiện ở cả ba mặt: nhận thức, tháiđộ và ý định hành động [6]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Hồng (2015), nhu cầu tham vấntâm lí của học sinh THPT khá cao trong định hướng tương lai nghề nghiệp, trong học tập phấnđấu tu dưỡng ở nhà trường… [7]. Những kết quả nghiên cứu thực tiễn nêu trên đặt ra yêu cầu cấp thiết không những cần cómà phải chuyên nghiệp hoá hoạt động tư vấn tâm lí cho học sinh trong các nhà trường phổthông. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định tư vấn tâm lí cho học sinh là “sự hỗ trợ tâm lí, giúphọc sinh nâng cao hiểu biết về bản thân, hoàn cảnh gia đình, mối quan hệ xã hội, từ đó tăng cảmxúc tích cực, tự đưa ra quyết định ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoạt động tư vấn tâm lí cho học sinh của giáo viên trong nhà trường phổ thôngHNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2020-0034Educational Sciences, 2020, Volume 65, Issue 4C, pp. 133-139This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÂM LÍ CHO HỌC SINH CỦA GIÁO VIÊN TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG Nguyễn Thu Trang Trung tâm Nghiên cứu Tâm lí học – Sinh lí lứa tuổi, Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bối cảnh xã hội biến động phức tạp như hiện nay đặt ra yêu cầu cấp thiết và cũng là thử thách cho ngành giáo dục trong việc đảm bảo sức khoẻ tâm lí tích cực, lành mạnh cho học sinh. Theo đó, vai trò của hoạt động tư vấn tâm lí cho học sinh cần được đề cao trong mỗi nhà trường. Bài viết đề cập đến đối tượng, nội dung, hình thức thực hiện, quy trình của hoạt động tư vấn tâm lí cho học sinh của giáo viên trong nhà trường phổ thông; đồng thời đề xuất cấu trúc năng lực tư vấn tâm lí của người giáo viên. Từ khoá: tư vấn tâm lí, hoạt động tư vấn tâm lí cho học sinh.1. Mở đầu Xã hội hiện đại đem lại nhiều cơ hội song cũng đặt ra nhiều thách thức đối với các lĩnh vựccủa cuộc sống, đặc biệt là giáo dục. Các học sinh đang trong giai đoạn hình thành và phát triểnnhân cách nên luôn nhạy cảm với những yếu tố tác động từ bên ngoài và rất dễ nảy sinh nhữngvấn đề tiêu cực về mặt tâm lí. Một số công trình nghiên cứu tại Việt Nam đã làm nổi bật lênthực trạng đáng báo động về sức khoẻ tâm lí của học sinh phổ thông. Nghiên cứu của Trần VănCông, Nguyễn Thị Hoài Phương, Trần Thành Nam (2019) kết luận lĩnh vực khó khăn tâm lí màhọc sinh THPT gặp phải nhiều nhất là cảm xúc, tiếp sau là khó khăn tâm lí trong học tập, địnhhướng nghề nghiệp, mối quan hệ với bạn bè, bố mẹ và thầy cô [1]. Kết quả nghiên cứu cũng chothấy trong những khó khăn về cảm xúc, có đến 56,8% số khách thể có các biểu hiện stress ởmức cần can thiệp; 45,2% có biểu hiện lo âu ở mức cần can thiệp và cuối cùng là trầm cảm cầncan thiệp chiếm 19,3% [1]. Theo nghiên cứu của bệnh viện tâm thần tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu(2012-2014) với đối tượng nghiên cứu là học sinh của các trường THCS trong tỉnh cho kết quả:13,2% học sinh có biểu hiện trầm cảm; 13% học sinh có biểu hiện rối loạn lo âu; 17,6% họcsinh có vấn đề về thích nghi xã hội; 15,1% học sinh có vấn đề về rối loạn cảm xúc; 10,3% họcsinh có rối loạn tăng động; 29,7% trẻ có rối loạn trong quan hệ với bạn cùng lứa; 11,7% họcsinh có rối loạn hành vi [2]. Nghiên cứu về thực trạng trầm cảm của học sinh THPT ở NinhBình và Hà Nội của Trần Thị Mỵ Lương và Phan Diệu Mai (2019) cho thấy 708 học sinh thuộcmẫu nghiên cứu có biểu hiện trầm cảm không phải ở mức cao, nhưng nhận thức về tương lai, vềbản thân của các em còn nhiều bất cập và hạn chế; các em hay có biểu hiện phán xét, lo lắng vềmình [3]. Kết quả khảo sát trên 786 học sinh lớp 12 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng của tác giảNguyễn Thị Hằng Phương và Đinh Xuân Lâm (2019) chỉ ra 23,9% học sinh rất căng thẳng;16,2% học sinh căng thẳng rõ rệt; 21% học sinh tương đối căng thẳng; 38,9% học sinh khôngcăng thẳng và căng thẳng rất ít [4]. Nghiên cứu này cũng cho thấy, tình trạng căng thẳng có thểdẫn đến những tác hại tiêu cực về nhận thức như hay quên, nhớ lẫn lộn, khó hồi tưởng; về cảmxúc như buồn bã, chán nản, mệt mỏi; về hành vi như chống đối, trêu chọc bạn [4].Ngày nhận bài: 1/2/2020. Ngày sửa bài: 17/3/2020. Ngày nhận đăng: 2/4/2020.Tác giả liên hệ: Nguyễn Thu Trang. Địa chỉ e-mail: nttrang1201@yahoo.com132 Hoạt động tư vấn tâm lí cho học sinh của giáo viên trong nhà trường phổ thông Bên cạnh thực trạng đáng báo động về sức khoẻ tâm lí là nhu cầu được tư vấn, tham vấntrong nhà trường của học sinh. Trong nghiên cứu của mình, Phạm Thanh Bình (2015) đã chỉ ranhu cầu tham vấn tâm lí học đường của học sinh THCS ở mức tương đối cao; nhu cầu này caonhất ở những học sinh đầu cấp và nhóm học sinh có học lực trung bình [5]. Kết quả nghiên cứucủa Phạm Văn Tư (2010) cho thấy các học sinh THPT tham gia nghiên cứu có nhu cầu đượctham vấn về học tập và lựa chọn nghề ở mức độ rất cao và thể hiện ở cả ba mặt: nhận thức, tháiđộ và ý định hành động [6]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Hồng (2015), nhu cầu tham vấntâm lí của học sinh THPT khá cao trong định hướng tương lai nghề nghiệp, trong học tập phấnđấu tu dưỡng ở nhà trường… [7]. Những kết quả nghiên cứu thực tiễn nêu trên đặt ra yêu cầu cấp thiết không những cần cómà phải chuyên nghiệp hoá hoạt động tư vấn tâm lí cho học sinh trong các nhà trường phổthông. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định tư vấn tâm lí cho học sinh là “sự hỗ trợ tâm lí, giúphọc sinh nâng cao hiểu biết về bản thân, hoàn cảnh gia đình, mối quan hệ xã hội, từ đó tăng cảmxúc tích cực, tự đưa ra quyết định ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tư vấn tâm lí Hoạt động tư vấn tâm lí Trường phổ thông Giáo viên trường phổ thông Học sinh trường phổ thôngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Sử dụng văn bản đa phương thức trong dạy học đọc hiểu văn bản ở nhà trường phổ thông
3 trang 59 0 0 -
7 trang 29 0 0
-
Thực trạng năng lực tư vấn tâm lí của giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học cơ sở
4 trang 23 0 0 -
Thành lập trường phổ thông tư thục
9 trang 18 0 0 -
Nghiên cứu đọc hiểu văn bản và dạy học đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông
4 trang 16 0 0 -
Chương 10: Quản lý công tác văn thư hành chính ở trường phổ thông
46 trang 16 0 0 -
Quản lí quá trình dạy học ở trường phổ thông
8 trang 16 0 0 -
5 trang 16 0 0
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tư vấn tâm lí của giáo viên trung học cơ sở
9 trang 15 0 0 -
Phát triển năng lực tư vấn học sinh của giáo viên phổ thông
10 trang 15 0 0