Thông tin tài liệu:
Học để thành đạt
Sự khác biệt giữa thành công và thất bại
Người thất bại không có mục đích cụ thể cho cuộc sống, luôn tin rằng mọi thành công đều là kết quả của vận may và chỉ thật sự bắt tay vào việc khi có sự tác động từ bên ngoài.
Người thành công có khả năng ảnh hưởng đến những người xung quanh và hợp tác với họ trong
thái độ thân thiện.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Học để thành đạt
Học để thành đạt
Sự khác biệt giữa thành công và thất bại
Người thất bại không có mục đích cụ thể cho cuộc sống, luôn tin rằng mọi thành công đều
là kết quả của vận may và chỉ thật sự bắt tay vào việc khi có sự tác động từ bên ngoài.
Người thành công có khả năng ảnh hưởng đến những người xung quanh và hợp tác với họ trong
thái độ thân thiện.
Người thất bại tìm thấy khuyết điểm của mình ở người khác.
Người thành công chỉ bày tỏ ý kiến về những điều mình biết và họ hoàn toàn có thể thực hiện điều
đó một cách rất khôn ngoan.
Người thất bại phát biểu ý kiến về mọi vấn đề mà họ chỉ biết chút ít hoặc hoàn toàn không có một
chút kiến thức gì về chúng.
Người thành công dung hoà quan hệ với tất cả mọi người mà không quan tâm đến lợi ích đạt được.
Người thất bại chỉ nuôi dưỡng quan hệ với những ai mà từ đó họ sẽ có những thứ mà họ muốn.
Người thành công luôn trau dồi kiến thức và mở rộng lòng khoan dung. Họ sống hướng đến quyền
lợi chung của cộng đồng.
Người thất bại có trí tuệ hạn chế, sự vị kỷ chiến thắng lòng vị tha. Vì vậy họ tách khỏi
những cơ hội thuận lợi và mối quan hệ thân thiện với xã hội.
Người thành công theo kịp thời đại và xem đây là một trách nhiệm quan trọng để biết được điều gì
đang diễn ra.
Người thất bại chỉ quan tâm đến bản thân với những nhu cầu trước mắt và bất chấp mọi thứ để
thực hiện, không cần biết đó là điều tốt hay xấu.
Chìa khoá vàng dẫn đến thành công
Để có những cánh đồng lúa với những bông lúa vàng óng ả, nặng trĩu thì trước đó rất lâu người
nông dân đã phải cần cù nhổ cỏ, gieo hạt, bón phân. Để có những chiếc bát xinh đẹp chúng ta ăn
cơm hàng ngày thì những người thợ đã phải miệt mài biến những cục đất vô tri thành những vật
dụng không thể thiếu trong đời sống thường nhật.
Điều mà chúng ta học được từ những công việc tưởng chừng rất đơn giản này là: phải cần cù lao
động thì mới mong đạt được kết quả tốt.
Bí quyết thứ 1: Cần cù lao động
Câu chuyện thứ 1: Vào đầu thế kỷ trước, một người Mỹ đã đúc kết kinh nghiệm làm việc của cả
cuộc đời mình và viết nên cuốn sách: “Suy nghĩ để làm giàu” và “Quy tắc thành công”. Với hai bàn
tay trắng ông đã xây dựng nên sự nghiệp của mình. Xuất thân từ một gia đình nghèo, ông đã xin
vào làm công nhân của một mỏ khai thác than. Trong thời gian làm việc ở mỏ than, không những
ông rất chăm chỉ làm việc mà còn tạo cho mình một thói quen làm cho tôi trở nên giàu có. Đó là:
Luôn làm nhiều việc hơn so với yêu cầu thực tế. Thay vì làm 8 tiếng , hằng ngày ông làm việc từ
1
9-10 tiếng.
Hằng ngày, ông thường đến mỏ than rất sớm, chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ làm việc và kiểm tra
các thiết bị xem có đủ độ an toàn không, mặc dù công việc đấy không phải của ông. Rất nhanh
sau đó, ông được bầu làm tổ trưởng tổ khai thác than, sau nhiều năm cần mẫn làm việc ông được
bầu làm giám đốc. Sau khi rời bỏ công ty khai thác than, ông còn làm nhiều công việc khác nữa
như: tiếp thị, biên tập viên báo chí… Nhưng trong bất cứ công việc nào ông cũng đều nhận được
sự tín nhiệm, được tăng lương, thăng chức liên tục, trong đó có vài lần ông được đề bạt làm giám
đốc. Nhờ vậy, thay vì nhận lương 100 đô/1 tháng thì ông nhận được lương cao gấp 2-3 lần. Ông
đã khiến rất nhiều người phải thán phục.
Bí quyết thứ 2: Đóng góp nhiều trước khi đòi hỏi quyền lợi.
Câu chuyện thứ 2: Thời nay, một thanh niên xuất thân từ nông thôn, sau khi tốt nghiệp, đã trụ lại
thành phố để tìm việc. Mọi thứ mà anh có sau khi tốt nghiệp xoay quanh số 0: không tiền, không
nhà, không người quen. Sau 3 tháng tìm việc vất vả, anh cũng tìm được vị trí làm nhân viên của
một công ty buôn bán thuốc tây nhỏ. Cả công ty có 3 người: giám đốc, anh và một đồng nghiệp.
Vì công ty nhỏ nên việc gì anh cũng phải làm qua, từ nghe điện thoại, đánh máy, tiếp thị cho đến
bán hàng… có khi không thuê được người, anh còn đích thân chở hàng đến tận nhà cho khách dù
mức lương của anh không phải dành cho người làm nhiều việc đến như vậy. Dù phải ở lại làm
thêm không lương đến tối mịt anh cũng không nề hà gì. Về sau, công ty mở rộng quy mô, tuyển
nhiều nhân viên, anh đã được đề bạt làm phó giám đốc.
Người thanh niên ấy thành công nhờ một bí quyết rất bình thường: Đóng góp trước khi đòi hỏi
quyền lợi.
Bài học rút ra:
Tìm việc cũng vậy. Nếu bạn thực sự cầu thị và chăm chỉ, chắc chắn cơ hội sẽ đến với bạn.
Hiện nay, có rất nhiều người không tìm được việc làm như ý muốn nên ở nhà chờ cơ hội, đôi khi
kéo dài hàng tháng trời ròng rã. Nếu đó là bạn, bạn đã không nhận ra rằng mình đang lãng phí
thời gian quý báu một cách vô ích. Thay vì ngồi nhà chờ việc, bạn đã có thể tích cực tìm kiếm
những việc làm khác. Công việc đó, dù có thể không đúng hoàn toàn như bạn mong ước, rất có
khả năng mang đến cho bạn nhiều cơ hội thăng tiến. Quan trọng là bạn có chăm chỉ và có ý chí
tiến thủ hay không mà thôi.
Cũng vậy, rất nhiều sinh viên vừa mới tốt nghiệp ra ...