Danh mục

Học thực và vai trò của học thực trong quá trình chuẩn bị cho sinh viên trở thành công dân học tập: Khái niệm và tham chiếu thực tiễn

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 506.13 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Học thực và vai trò của học thực trong quá trình chuẩn bị cho sinh viên trở thành công dân học tập: Khái niệm và tham chiếu thực tiễn giới thiệu mô hình “học thực” (“authentic learning” hoặc “real-world learning”/RWL) như là khung tham chiếu đối với thực tiễn chuẩn bị cho sinh viên trở thành công dân học tập trong trường đại học ở Việt Nam. Bài viết trước hết trình bày tổng quan triết lý nền tảng, khung khái niệm, và các thành tố chính của mô hình RWL.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Học thực và vai trò của học thực trong quá trình chuẩn bị cho sinh viên trở thành công dân học tập: Khái niệm và tham chiếu thực tiễn86 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI HỌC THỰC VÀ VAI TRÒ CỦA HỌC THỰC TRONG QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ CHO SINH VIÊN TRỞ THÀNH CÔNG DÂN HỌC TẬP: KHÁI NIỆM VÀ THAM CHIẾU THỰC TIỄN Đào Vân Vy Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh Tóm tắt: Công dân học tập là thành tố hạt nhân của xã hội học tập, do đó, đóng góp cho sự phát triển bền vững của tư tưởng học suốt đời. Ở Việt Nam, đã có một số trao đổi về khái niệm công dân học tập và trên thế giới, một số mô hình năng lực cần đạt đối với công dân học tập đã được giới thiệu. Tuy nhiên, người học cần học như thế nào và nên được chuẩn bị như thế nào trong trường đại học để trở thành công dân học tập sở hữu các năng lực yêu cầu là câu hỏi đang để ngỏ. Bài viết này giới thiệu mô hình “học thực” (“authentic learning” hoặc “real-world learning”/RWL) như là khung tham chiếu đối với thực tiễn chuẩn bị cho sinh viên trở thành công dân học tập trong trường đại học ở Việt Nam. Bài viết trước hết trình bày tổng quan triết lý nền tảng, khung khái niệm, và các thành tố chính của mô hình RWL. Sau đó, tham luận phân tích vai trò của mô hình RWL đối với thực tiễn chuẩn bị cho sinh viên hành trang kiến thức để trở thành công dân học tập. Cuối cùng, bài viết trao đổi cơ sở khoa học và một số điều kiện áp dụng (về chương trình, phương pháp và các yếu tố chính sách liên quan) mô hình vào thực tiễn đào tạo ở trường đại học Việt Nam hướng tới chuẩn bị sinh viên trở thành công dân học tập đáp ứng yêu cầu của xã hội học tập và học suốt đời. Từ khóa: Công dân học tập, giáo dục đại học, học thực, xã hội học tập, học tập suốt đời. Nhận bài ngày 7.4.2022; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 22.5.2022 Liên hệ tác giả: Đào Vân Vy; Emai: daovanvy@hcmussh.edu.vn1. ĐẶT VẤN ĐỀ Công dân học tập là yếu tố cốt lõi của xã hội học tập, do đó, là thành tố chính góp phầntạo nên và hiện thực hóa tư tưởng học suốt đời của cộng đồng khoa học quốc tế và Việt Nam.Ở Việt Nam, đã có một số trao đổi về khái niệm công dân học tập và trên thế giới, một sốmô hình năng lực cần đạt đối với công dân học tập đã được giới thiệu. Tuy nhiên, người họccần học như thế nào và nên được chuẩn bị như thế nào trong trường đại học để trở thànhcông dân học tập sở hữu các năng lực yêu cầu là câu hỏi đang để ngỏ. Mục đích của thamluận này là nhằm đưa ra một số ý kiến trao đổi có tính chất phản hồi câu hỏi còn chưa có lờigiải này. Bài viết giới thiệu mô hình “học thực” (“authentic learning” hoặc “real-worldTẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 60/2022 87learning/ RWL”) như là khung tham chiếu đối với thực tiễn chuẩn bị cho sinh viên trở thànhcông dân học tập trong trường đại học ở Việt Nam. Bài viết trước hết trình bày tổng quantriết lý nền tảng, khung khái niệm, và các thành tố chính của mô hình RWL. Sau đó, thamluận phân tích vai trò của mô hình RWL đối với thực tiễn chuẩn bị cho sinh viên hành trangkiến thức để trở thành công dân học tập. Cuối cùng, bài viết trao đổi cơ sở khoa học và mộtsố điều kiện áp dụng (về chương trình, phương pháp và các yếu tố chính sách liên quan) môhình RWL vào thực tiễn đào tạo ở trường đại học Việt Nam hướng tới chuẩn bị sinh viên trởthành công dân học tập đáp ứng yêu cầu của xã hội học tập và học suốt đời.2. NỘI DUNG2.1. Xã hội học tập, học tập, và học thực Xã hội học tập là khái niệm ra đời khoảng những năm 1800 ở các nước phương Tây vàgần đây là những nước trong khu vực châu Á. Khái niệm này ra đời dựa trên giả định rằngnếu cộng đồng quốc tế nói chung và mỗi quốc gia nói riêng đặt trọng tâm vào phát triển khảnăng học tập (của cá nhân và cộng đồng) nhiều hơn đầu tư vào phát triển nền kinh tế thịtrường thì xã hội sẽ phát triển bền vững hơn (Stigliz & Greenwald, 2015). Xã hội dựa trênphát triển kinh tế thị trường có thúc đẩy học tập nhưng thường có tính ngắn hạn. Xã hội dựatrên phát triển khả năng học tập của nhóm và cá nhân thì thúc đẩy học tập có tính dài hạn vàtrường tồn – và đây được coi là nền tảng của phát triển bền vững. Hưởng ứng lời kêu gọi của UNESCO về 4 trụ cột của xã hội học tập, nhiều quốc gia vàcác tổ chức quốc tế đã phác thảo năng lực cần đạt (ở cấp quốc gia—dưới đây gọi là khungnăng lực quốc gia) đối với người học để họ trở thành công dân học tập trong xã hội học tập(Nguyễn Hữu Cương, 2020). Ví dụ, ở Nhật Bản, “niềm say mê cuộc sống” được cho là kimchỉ nam cho khung năng lực quốc gia đối với người học để trở thành công dân học tập trongxã hội học tập. Khung năng lực này gồm ba thành tố tập trung vào kỹ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: