Danh mục

Học thuyết doanh nghiệp - Chương 5: Thuyết ngẫu nhiên

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 404.29 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu trình bày các nội dung về thuyết ngẫu nhiên, khái quát bối cảnh ra đời và phát triển của học thuyết; nội dung chính của học thuyết, về các các khái niệm, quan điểm, các yếu tố ngẫu nhiên tác động tới hiệu suất của doanh nghiệp; mô hình lý thuyết tác động ngẫu nhiên đến doanh nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Học thuyết doanh nghiệp - Chương 5: Thuyết ngẫu nhiênHocThuyetDoanhNghiep.edu.vn Chương 5 THUYẾT NGẪU NHIÊN Thuyết ngẫu nhiên (Contingency Theory) đề cao vai trò và tầm ảnh hưởng của các yếutố tình huống tới hoạt động của các doanh nghiệp (Lawrence và Lorsch, 1967). Học thuyếtgiải thích các mối quan hệ giữa các yếu tố tác động và kết quả trên cơ sở phân tích hành vi,hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời lý giải những yếu tố tình huống cụ thể, như môitrường, công nghệ, kinh nghiệm và quy mô, có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ trên. Chương này giới thiệu và trình bày các nội dung về thuyết ngẫu nhiên. Phần 1 khái quátbối cảnh ra đời và phát triển của học thuyết. Phần 2 trình bày những nội dung chính của họcthuyết, về các các khái niệm, quan điểm, các yếu tố ngẫu nhiên tác động tới hiệu suất củadoanh nghiệp. Tiếp theo các mô hình lý thuyết tác động ngẫu nhiên đến doanh nghiệp sẽ đượctrình bày trong 3 phần cuối của chương.1. CÁC KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỌC THUYẾT Trong thập niên 50 thế kỉ XX, các nhà nghiên cứu lý thuyết tổ chức phân theo haitrường phái tiếp cận khác nhau. Trường phái thứ nhất cho rằng doanh nghiệp là một hệ thốngkhép kín; thành công và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc vào các mối quan hệnội bộ, như quan hệ giữa người lao động, giữa cấp trên và cấp dưới, giữa người giám sát vàngười thực hiện... (Szilagyi và Wallace, 1983). Theo trường phái thứ hai, doanh nghiệp là mộthệ thống mở, các học giả tập trung nghiên cứu các giải pháp tốt nhất, để một doanh nghiệphoạt động hiệu quả trong tất cả các tình huống (Simon, 1957; Burns và Stalker, 1961). Dựatrên những nghiên cứu này, Lawrence và Lorsch (1967) đề xuất “thuyết ngẫu nhiên” nhằmgiải thích sự phát triển và thành công của các doanh nghiệp. Phát triển thuyết ngẫu nhiên từ những cơ sở ban đầu của Lawrence và Lorsch (1967),các nhà nghiên cứu đều đồng thuận có mối quan hệ tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau giữadoanh nghiệp và môi trường của nó. Thành công của doanh nghiệp chịu tác động bởi các yếutố bên ngoài như môi trường, chiến lược, công nghệ, quy mô, văn hóa… của doanh nghiệp đó.Quá trình chọn lọc tự nhiên dẫn đến doanh nghiệp phải có cơ cấu thích ứng với đặc điểm môitrường; nói cách khác chỉ những doanh nghiệp có cấu trúc phù hợp với môi trường mới cókhả năng tồn tại. Một doanh nghiệp mạnh phải có một cơ cấu phù hợp với các điều điện côngnghệ, nhân lực, nguồn lực…, cho phép doanh nghiệp phát triển ổn định trong mọi hoàn cảnhcủa môi trường bên ngoài. 89Học thuyết doanh nghiệp 1.1. Những khái niệm cơ bản Có ba khái niệm cốt lõi xuyên suốt thuyết ngẫu nhiên, gồm: (i) môi trường(Enviroment), (ii) cơ cấu tổ chức (Organizational structure), và (iii) hiệu quả (Organizationalperformance). Khái niệm môi trường: Môi trường của doanh nghiệp là tập hợp tất cả các yếu tố tồn tạixung quanh phạm vi doanh nghiệp và có khả năng tác động đến một phần hoặc toàn bộ doanhnghiệp. Khái niệm này cho phép phân biệt giữa môi trường bên trong và môi trường bênngoài của doanh nghiệp. Các yếu tố môi trường bên ngoài bao gồm hệ thống chính sách, luậtpháp, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp nguyên liệu... Các yếu tố thuộc môi trường bên trongxuất phát từ nội tại của doanh nghiệp, bao gồm một số yếu tố như công nghệ, trình độ quản lý,năng lực sản xuất, văn hóa doanh nghiệp… Các yếu tố thuộc hai môi trường bên trong và bênngoài có mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau trong quá trình vận hành hoạt động của doanhnghiệp. Doanh nghiệp chỉ có thể hoạt động hiệu quả khi nắm bắt và kiểm soát được toàn bộcác tác động do môi trường bên trong và bên ngoài gây ra (Lawrence và Lorsch, 1967). Ngoài ra, dưới tác động của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế toàn cầu, xuất hiện thêm cácyếu tố từ môi trường quốc tế, cũng có ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp. Môi trườngquốc tế bao gồm các quy định, tiêu chuẩn chung của thế giới, các chính sách xuyên quốc giahoặc các đối thủ cạnh tranh quốc tế. Những yếu tố này tác động trực tiếp đến tiêu chuẩn sảnxuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhậpkhẩu và kinh doanh các mặt hàng xuất khẩu. Khái niệm cơ cấu tổ chức: cơ cấu tổ chức xác định các hoạt động như sắp xếp côngviệc, phối kết hợp và kiểm soát được điều hành như thế nào nhằm đạt được các mục tiêu củadoanh nghiệp (Pugh, 1990)54. Cơ cấu của một doanh nghiệp cần phải được xây dựng dựa trênsự phân biệt rõ ràng các nhiệm vụ và mục tiêu chính của doanh nghiệp. Trong đó nhữngnhiệm vụ nhỏ cần phải phù hợp với mục tiêu tổng thể (Pennings và Goodman, 1977). Khái niệm hiệu quả của tổ chức: Hiệu quả của doanh nghiệp đo lường bằng tỷ lệ giữakết quả công việc đạt được so với các nguồn lực đã bỏ ra. Nói cách khác, hiệu quả được xácđịnh trên cơ sở so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra trong quá trình thực hiện mộtnhiệm vụ, mục tiêu của doanh nghiệp. Hiệu quả càng cao khi tỷ lệ giữa kết quả đạt được trênchi phí bỏ ra càng lớn và ngược lại. Mối quan hệ giữa cơ cấu và hiệu suất của doanh nghiệp: Nhìn chung, đa phần các nhànghiên đồng nhất quan điểm rằng cấu trúc tổ chức và hiệu quả của doanh nghiệp có mối quan 54 An organizational structure defines how activities such as task allocation, coordination and supervisionare directed toward the achievement of organizational aims.90 Chương 5. Thuyết ngẫu nhiênhệ chặt chẽ với nhau. Bản chất của mối quan hệ nay chính là sự phụ thuộc của doanh nghiệpvào tác động của các yếu tố ngẫu nhiên từ môi trường bên ngoài (Pennings và Goodman,1977). Cơ cấu tổ chức và hiệu quả của doanh nghiệp có mối quan hệ nhân quả. Một doanhnghiệp có cơ cấu ổn định, phù hợp với môi trường, trong dài hạn, ...

Tài liệu được xem nhiều: