Học thuyết phát triển kinh tế bền vững: Phần 2
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Học thuyết phát triển kinh tế bền vững: Phần 2 MỘT SỐ VẤN ĐỂ VỂ PHÁT TRIỂN BỂN VỮNG CÁC VÙNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM ThS. Lê A nh Đức 1. Tổng quan về phát triển bền vững kỉnh tế vùng Trong giai đoạn vừa qua, phát triển bền vững đã trờ thành một xu thể phát triển được nhiều quốc gia trên thế giới hướng tới. Việt Nam đã và đang đứng trước bổi cảnh của những ngã rẽ, lựa chọn phát triển theo phương thức lấy tốc độ tăng trưởng nhanh bằng huy động mọi nguồn lực cho phát triển hay cân nhắc với phương thức phát triển bền vững tạo nền tảng cho quá trình phát triển lâu dài. Trước yêu cầu phát triển trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập toàn cầu với nhiều cơ hội và thách thức mới, mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều phải tìm ra con đường phát triển riêng phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh để thích ứng với môi trường quốc tế (cosmopolitan). Phát triển bền vững kinh tế vùng ở Việt Nam hầu như chưa được đề cập nhiều, chưa có quan niệm chính thống cũng như các kết quả nghiên cứu bài bản trong nước. Ngay cả trong các khung phát triển bền vững quốc gia, các thể chế thực hiện ở cấp vùng cũng chưa rõ nét, tính thực thi còn rất yếu. Thực tế phát triển ở các quốc gia đi trước, việc định hình khung phát triển bền vững ở cấp vùng là chìa khóa để thực hiện hiệu quả các bước đi phát triển bền vững ở mỗi * Phó Trưởng ban và các thành viên Ban Phát triển vùng, Viện Chiến lược phát triển. Một số vấn đề về phát triển bền vững các vùngỄ. 217 quốc gia, vùng lãnh thổ. Đây cũng là vấn đề còn khá mới mẻ trong quan niệm phát triển của các nước trên thế giới. Tuy quan niệm về phát triển bền vững kinh tế vùng chưa rõ ràng và thống nhất nhưng xu thế chủ đạo hướng tới là một vùng (cả trong quá khứ và hiện nay) cần hướng tới tính cân bằng, hài hòa trong phát triển trong một giai đoạn dài hạn, có cân nhắc đến lợi ích tổng thể của quốc gia. Trong phần trình bày này, nhóm tác giả tập trung vào một số vấn đề cỏ tính cốt yếu nhất cho phát triển bền vững kinh tế vùng, cũng là các đề xuất có tính chất gợi mở, không có tham vọng đi sâu vào lý giải toàn diện các nội dung của phát triển bền vững vùng. 1.1. Đặc điểm phát triển vùng kinh tế Việt Nam Việt Nam có chiều dài bờ biển hơn 3.200km tiếp giáp với Thái Bình Dương, được chia thành 63 tỉnh, thành phố thuộc 6 vùng kinh tế - xã hội. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, trong mỗi bổi cành có tính lịch sử nhất định, vấn đề về phân vùng và phát triển vùng luôn được quan tâm, nội dung này đã được đề cập trong các chủ trương và định hướng phát triển của đất nước. Sau nhiều giai đoạn khác nhau, tùy thuộc vào định hướng và chiến lược phát triển đất nước, vùng ở nước ta cũng có nhiều biến động về không gian. Từ năm 1976 đến năm 1983, khi đất nước được thống nhất, Việt Nam được xác định gồm 7 vùng với nội dung chính là các vùng sinh thái nông lâm nghiệpệ Từ những năm 1983-1987, Việt Nam được chia thành 4 vùng, với mục đính chính là lập tổng sơ đồ phát triển cho các vùng lớn. Giai đoạn 1990-1998, Việt Nam được chia thành 8 vùng kinh tế - xã hội. Từ năm 2001 đến nay, cả nước được chia thành 6 vùng kinh tế - xã hội: vùng Trung du miền núi phía Bắc; vùng Đồng bằng sông Hồng; vùng Bẳc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; vùng Tây Nguyên; vùng Đông Nam Bộ; vùng Đồng bằng sông Cửu Long và 4 vùng kinh tế trọng điểm. Trong mỗi giai đoạn, do sự chia tách của các địa phương nên số địa phương trong mồi vùng có sự thay đổi. Ngoài ra, từ năm 1986, 218 HƯỚNG TỚI MỘT NÉN KINH TẾ PHÁT TRIỂN.., 3 vùng kinh tế trọng điểm đã được xác định trên cơ sở các địa phương thuộc 3 vùng Bắc Bộ, miền Trung và miền Nam. Đến năm 2009, theo nhu cầu phát triển thành lập đã thêm vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long. Cơ sở để phân chia các vùng kinh tế ở Việt Nam chủ yếu dựa trên các đặc điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên và các thế mạnh đặc thù về sản xuất. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, bối cảnh tác động từ các yếu tố thị trường, chất lượng nguồn nhân lực, hạ tầng khung, môi trường chính sách... đã phần nào làm cho các đặc điểm phát triển vùng trở nên đa dạng và biến đổi hơn so với các yếu tổ đặc điểm ít thay đổi trước đây. Hiện nay, Việt Nam đã tham gia sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu, phát triển các vùng kinh tế ở Việt Nam cũng dần chuyển sang trạng thái 'mở' và 'động' hom rất nhiều, kinh tế vùng ở nước ta chịu nhiều tác động từ các yếu tố bên ngoài. Bằng chứng cho thấy kinh tế vùng trải qua các giai đoạn chịu tác động của các cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới như những khó khăn vùng Đồng bằng sông Cừu Long về xuất khẩu thủy sản; vùng Tây Nguyên về giá cao su, cà phê..ẳ Bên cạnh đó, kinh tế vùng cũng tiếp tục đón bắt nhiều cơ hội phát triển mới từ các làn sóng đầu tư dịch chuyển từ các quốc gia, vùng lãnh thổ đang mất dần các lợi thế về chi phí nhân công, đất đai. 1.2. Quan niệm về phải triển kinh tế vùng bền vững ở Việt Nam và một sổ nước Việt Nam tham gia Hội nghị Thượng đỉnh trái đất về Môi trường và Phát triển tại Rio de Janeiro, Brazin năm 1992; Hội nghị Thượng đinh thế giới về Phát triển bền vững ở Johannesburg, Nam Phi năm 2002; đã ký Tuyên bố Rio về Môi trường và Phát triển, Chương trình nghị sự 21 toàn cầu, đồng thời cam kết thực hiện phát triển bền vững. Trong 20 năm thực hiện phát triển bền vững đất nước, Việt Nam đã có được những thành tựu đáng kể trên các mặt kinh tế, Một số vấn để về phát triển bển vững các vùng.. 219 xã hội và môi trường. Năm 2004, Việt Nam đã xây dựng Định hướng phát triển bền vững (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam) và kể từ đó đến nay, quá trình phát triển bền vững đã được lồng ghép vào các kế hoạch phát triển của quốc gia, các địa phương trong cả nước. Phát triển bền vững kinh tế vùng ở Việt Nam tuy chưa được đề cập nhiều trong các chính sách nhưng một xu thế tất yếu đang diễn ra là các hoạt động kinh tế vùng được định hướng để ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển kinh tế bền vững Vùng kinh tế Việt Nam Phát triển các vùng kinh tế Việt Nam Phát triển kinh tế biển Việt Nam Hội nhập kinh tế quốc tế Tăng trưởng xanhTài liệu liên quan:
-
205 trang 433 0 0
-
8 trang 350 0 0
-
Những hạn chế trong xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam và giải pháp khắc phục hạn chế
18 trang 348 0 0 -
Tăng trưởng xanh ở Việt Nam qua các chỉ số đo lường định lượng
11 trang 246 0 0 -
6 trang 204 0 0
-
Đổi mới tư duy về phát triển bền vững: Nhìn từ hai cách tiếp cận phát triển bền vững
5 trang 177 0 0 -
6 trang 175 0 0
-
Cần đào tạo kiến thức kinh tế thị trường và phát triển bền vững cho cán bộ cấp cơ sở vùng Tây Bắc
7 trang 174 0 0 -
11 trang 173 4 0
-
3 trang 172 0 0
-
23 trang 167 0 0
-
19 trang 166 0 0
-
Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam hiện nay: Rào cản và giải pháp tháo gỡ
11 trang 165 0 0 -
Thúc đẩy tăng trưởng xanh để phát triển kinh tế bền vững
3 trang 164 0 0 -
Vai trò nhà nước trong phát triển kinh tế Thủ đô theo hướng bền vững
10 trang 153 0 0 -
Phát triển thể chế liên kết vùng: Triển vọng cho phát triển bền vững ở vùng Tây Bắc
6 trang 152 0 0 -
15 trang 142 0 0
-
Triển khai kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh tại Hải Phòng
6 trang 131 0 0 -
Một số đột phá trong đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
12 trang 130 0 0 -
Những giải pháp chủ yếu phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ
13 trang 119 0 0