Danh mục

HỌC VIỆN CÔNG DÂN - KHẾ ƯỚC XÃ HỘI TOÀN TẬP - 4 QUYỂN - 2

Số trang: 25      Loại file: pdf      Dung lượng: 523.87 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Và như thế, chẳng lẽ chúng ta bị cấm không được gọi bác sĩ khi bị bệnh hay sao? Khi một tên cướp chận tôi ở bìa rừng và chĩa súng bắt tôi phải đưa túi tiền cho hắn, rõ ràng khẩu súng tên cướp cầm trên tay tượng trưng cho sức mạnh đấy chứ, nhưng nếu mà tôi có thể dấu được túi tiền thì chắc chắn tôi cũng chẳng có bổn phận phải nộp cho nó. Chúng ta hãy đồng ý rằng lực không tạo nên quyền, và chúng ta chỉ phải tuân lệnh các quyền lực hợp...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HỌC VIỆN CÔNG DÂN - KHẾ ƯỚC XÃ HỘI TOÀN TẬP - 4 QUYỂN - 2 Jean-Jacques RousseauVà như thế, chẳng lẽ chúng ta bị cấm không được gọi bác sĩ khi bịbệnh hay sao? Khi một tên cướp chận tôi ở bìa rừng và chĩa súng bắttôi phải đưa túi tiền cho hắn, rõ ràng khẩu súng tên cướp cầm trên taytượng trưng cho sức mạnh đấy chứ, nhưng nếu mà tôi có thể dấu đượctúi tiền thì chắc chắn tôi cũng chẳng có bổn phận phải nộp cho nó. Chúng ta hãy đồng ý rằng lực không tạo nên quyền, và chúng tachỉ phải tuân lệnh các quyền lực hợp pháp. Như vậy, chúng ta lại phảitrở lại vấn nạn đầu tiên tôi đã đặt ra. 18 Khế ước xã hội4Chế độ nô lệ Bởi vì không người nào có một uy quyền tự nhiên trên người khác,và vì lực không tạo nên quyền, chúng ta phải kết luận rằng mọi quyềnlực hợp pháp đều được đặt trên các quy ước. Grotius nói rằng, nếumột cá nhân có thể từ bỏ tự do của mình và tự đặt mình làm nô lệ chokẻ khác, thì tại sao một dân tộc không thể làm thế và trở thành thầndân của một vị vua? Trong câu này có nhiều từ mơ hồ cần phải đượcgiải thích, nhưng ta chỉ nên hạn chế trong từ từ bỏ. Từ bỏ có nghĩalà cho hay bán – Một người không tự hiến mình khi làm nô lệ; anhta tự bán mình, ít ra là để sinh sống. Nhưng một dân tộc thì bán mìnhvì cái gì? Vua không nuôi dân mà ngược lại dân phải nuôi vua, vàtheo Rabelais [b], thì vua không sống giản dị. Chẳng lẽ thần dân hiếnmạng mình cho vua với điều kiện là của cải của họ cũng bị nhà vuatước hết? Nếu mà như vậy, tôi thấy là họ chẳng còn cái gì để mà giữlại nữa. Người ta sẽ nói rằng kẻ bạo chúa đem yên ổn xã hội lại chodân chúng. Cứ cho như vậy đi, nhưng dân hưởng được gì khi nhà vuavì lòng tham vô đáy gây ra chiến tranh, khi những nhũng nhiễu củanền cai trị còn làm khổ người dân hơn là các sự tranh chấp giữa họ vớinhau? Họ được lợi lộc gì khi chính sự yên ổn ấy lại là nguồn khổ củahọ? Trong tù ngục cũng có thanh bình, nhưng thanh bình kiểu đó cóđáng để sống không? Người Hy Lạp bị bọn Cyclops nhốt trong hang[b] François Rabelais (1484-1553): xuất thân là một tu sĩ dòng Francisco, sautrở thành nhà văn, nhà nghiên cứu thực vật và bác sỹ y khoa. Rabelais chuyênvề thể văn châm biếm và hài hước; tác phẩm Gargantua và Pantagruel đượcliệt vào hàng danh tác thế giới và ảnh hưởng tới các nhà văn lừng danh khácnhư Cervantes, tác giả của Don Qui-xote. Các tác phẩm văn chương châmbiếm của Rabelais đã từng bị Giáo hội La Mã cho vào Danh mục các sách bịcấm. 19 Jean-Jacques Rousseaucũng sống thanh bình trong khi chờ đợi đến lượt mình bị ăn thịt. Nóirằng một con người tự dâng hiến mình mà không đòi hỏi gì cả là mộtđiều ngu xuẩn không thể tưởng tượng nổi. Một hành động như thế là bất hợp pháp và vô giá trị vì người làmviệc đó không minh mẫn. Nói một dân tộc mà làm như vậy có nghĩacho họ là những kẻ điên, và sự điên khùng không tạo nên quyền. Ngaycả khi một kẻ có thể từ bỏ tự do của mình, hắn ta cũng không thể đemcho tự do của con cái của hắn. Chúng được sinh ra là những con ngườitự do. Tự do của chúng thuộc về chúng, không ai có quyền xâm phạmđến. Trước khi chúng đạt đến tuổi trưởng thành, người cha, nhân danhcon cái, có thể đặt ra luật lệ để bảo đảm sự sinh sống, phúc lợi củachúng, nhưng không thể hiến chúng một cách dứt khoát và vô điềukiện. Một sự dâng hiến như vậy là trái với thiên nhiên và vượt quáquyền làm cha. Vậy nên để hợp pháp hóa một chính quyền độc tài, thìmỗi thế hệ dân chúng phải có quyền chấp nhận hay từ chối chínhquyền đó; nhưng, khi có được sự kiện này thì chính quyền đâu còn làđộc tài nữa. Từ bỏ quyền tự do là từ bỏ làm người, từ bỏ các quyềncủa nhân loại, và cả những bổn phận của mình. Kẻ từ bỏ tất cả thì sẽkhông có một sự đền đáp nào. Sự từ bỏ như vậy không thích hợp vớibản chất của con người. Tước đoạt tự do khỏi ý chí con người là tước đoạt đạo đức ra khỏihành động của kẻ đó. Cuối cùng, thật là một quy ước trống rỗng vàmâu thuẫn khi ta đặt một bên là quyền uy tuyệt đối và bên kia là sựphục tùng vô giới hạn. Đối với một kẻ mà ta có quyền đòi hỏi tất cả,thì rõ ràng là ta không cần có một bổn phận nào đối với kẻ đó cả; vàchỉ sự kiện đó thôi, một hành động mà không có sự tương đương vàbổn phận tương ứng, thì hành động đó có giá trị gì hay không? Bởi vìkẻ nô lệ có quyền gì đối với tôi khi mà tất cả những gì hắn có đềuthuộc về tôi, và ngay cả quyền của nó cũng thuộc về tôi thì cái quyềncủa tôi chống lại chính tôi là một điều không có ý nghĩa gì hết.Grotius và những người khác tìm thấy trong chiến tranh một nguồngốc khác của chế độ nô lệ. Theo họ, vì kẻ chiến thắng có quyền giết kẻbại trận, cho nên kẻ bại trận chuộc lại sự sống bằng tự do của chí nh 20 Khế ước xã hộimình. Và quy ước này lại hợp pháp hơn nữa vì nó làm lợi cho cả đôibên. Nhưng rõ ràng rằng cái gọi là quyền giết kẻ chiến bại không phảilà kết quả của chiến tranh. Con người, khi sống tự do thời ban sơ,không có những mối giao tế đều đặn và thường xuyên để tạo nênchiến tranh hay hòa bình; họ không thể tự nhiên mà trở thành kẻ thù. Chiến tranh được gây ra bởi những tương quan giữa những sự vậtchứ không phải giữa người với người. Và bởi vì trạng thái chiến tranhkhông thể nẩy ra từ các liên hệ cá nhân đơn giản, mà từ những liên hệvật chất, cho nên, chiến tranh riêng tư hay giữa người này với ngườikia, không thể nào xảy ra trong trạng thái thiên nhiên, là nơi không cóquyền sở hữu liên tục, hoặc trong trạng thái xã hội nơi mà tất cả mọithứ đều được đặt dưới quyền uy của luật pháp. Các trận đánh tay đôi,tay ba, các cuộc đấu kiếm là những hành động không tạo thành mộttrạng thái chiến tranh; còn đối với các cuộc chiến giữa các lãnh chúa,được Vua Louis IX của Pháp cho phép và sau đó bị Phong trào HòaBình của Chúa cấm chỉ [c], chỉ là những lạm dụng của chế độ phongkiến, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: