Những đứa trẻ này thường không tập trung, không chịu ngồi yên một chỗ mà luôn chạy nhảy, làm bừa bộn mọi thứ khiến người chăm sóc và bản thân trẻ cũng mệt nhoài. Theo các chuyên gia tâm lý nhi, trẻ quá hiếu động khó phát triển nhân cáchbình thường và rất dễ trở nên hung bạo, nghiện ngập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hội Chứng hiếu động quá mức ở trẻ Chứng hiếu động quá mức ở trẻ Những đứa trẻ này thường không tập trung, không chịu ngồi yên một chỗ mà luôn chạy nhảy, làm bừa bộn mọi thứ khiến ngườichăm sóc và bản thân trẻ cũng mệt nhoài. Theo các chuyêngia tâm lý nhi, trẻ quá hiếu động khó phát triển nhân cáchbình thường và rất dễ trở nên hung bạo, nghiện ngập.Bác sĩ Thái Thanh Thủy, Trưởng khoa Tâm lý Bệnh viện NhiĐồng 2 TP HCM, cho biết, rất nhiều trẻ hiếu động quá mức chỉđược cha mẹ phát hiện và đưa đi khám khi bệnh đã nặng.Nguyên nhân của sự phát hiện chậm trễ này là cha mẹ ít quantâm đến con, giao con cho ông bà hoặc người giúp việc chămsóc; hoặc họ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về chứng này.Phần lớn phụ huynh không nghĩ đây là một bệnh về tâm lý nênkhông đưa trẻ đi khám sớm.Ở tuổi chưa biết đi, trẻ hiếu động thường khóc suốt ngày và ngọnguậy liên tục. Sự hiếu động bộc lộ rõ hơn khi chúng bắt đầu biếtđi (từ 1 tuổi trở lên). Lúc đó, trẻ có một số đặc điểm mà nếu chúý, cha mẹ sẽ dễ dàng nhận ra:- Mất khả năng tập trung: Trẻ định làm một việc rồi lại quên mất,luồng suy nghĩ của trẻ lướt qua sự kiện này đến sự kiện khácnhưng không cố định. Ví dụ: Trẻ định đi xuống sân chơi bỗngnhiên lại quẹo vào phòng khách hoặc đã xuống sân mà khôngnhớ ra ý định ban đầu của mình. Cũng có khi trẻ quá tập trungvào một việc ưa thích nhưng sự tập trung này lại thiếu mạch lạc,thiếu nhất quán; chỉ tập trung được một lúc rồi quên ngay.- Thiếu khả năng suy nghĩ trước khi hành động hoặc thiếu suynghĩ đến hậu quả của hành động: Chẳng hạn, trái banh lăn rangoài đường, trẻ lập tức phóng theo mà không cần quan sát xemcó xe cộ chạy hay vật cản gì không. Ở nhà cũng như trongtrường học, trẻ thường phá ngang, phá bĩnh. Vì lẽ đó, trẻ hiếuđộng dễ gặp tai nạn. Sự hiếu động này xảy ra liên tục và thái quáso với lứa tuổi. Thường trẻ 2-4 tuổi cũng rất nhanh nhạy nhưngđó là sự phát triển bình thường, còn ở trẻ hiếu động có tính chấtbệnh lý, các hành động thường không có mục đích, trẻ bồn chồnvà không lúc nào yên.Bác sĩ Lâm Xuân Điền, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần TP HCM,cho biết, do không chú ý học nên kết quả học tập của những trẻquá hiếu động ngày càng sa sút, ảnh hưởng đến thành tíchchung của lớp. Thầy cô luôn xem trẻ là học sinh cá biệt nhưngthật ra đó không phải là lỗi của trẻ. Do bị bạn bè xa lánh, trẻ cànghăng hơn, phá rối nhiều hơn và có thể rơi vào tình trạng nghiệnngập rất sớm do bị cô lập. Còn theo bác sĩ Thuỷ, trẻ quá hiếuđộng nếu được phát hiện sớm và can thiệp đúng mức sẽ pháttriển tốt. Nếu không, càng lớn trẻ càng trở nên hung hăng. Vớitính khí như vậy, trẻ sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và khóphát triển nhân cách bình thường trong đời sống xã hội.Bác sĩ Điền cũng cho hay, có nhiều nguyên nhân gây hiếuđộng quá mức ở trẻ: . Tình trạng gia đình thường xuyên cóxung đột sẽ tạo cho trẻ những ức chế về tâm lý. Ở những giađình này, trẻ ít được quan tâm về mặt tinh thần nên chúng luônmuốn được “bung ra”.Chứng hiếu động quá mức có thể được điều trị bằng thuốc hoặcliệu pháp tâm lý. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cho trẻ có thể gâynguy hiểm vì những loại thuốc này thường chứa chất ma túy, dễgây nghiện. Còn với liệu pháp tâm lý, kết quả sẽ tốt hơn. Có thểtổ chức các nhóm trẻ hiếu động quá mức để các em hiểu nhau,dễ thích nghi ứng xử hơn và làm cho phản ứng của những ngườixung quanh giảm đi.8 điều cần biết để chăm sóc trẻ hiếu động- Tính nết của trẻ hiếu động sẽ được cải thiện nhiều nếu có sựquan tâm, kiên nhẫn của cha mẹ.- Không nên đặt biệt hiệu cho con là “đứa con trời đánh”, “nghịchnhư quỷ sứ”... Cách đặt biệt hiệu này làm trẻ càng xa cách vớibạn bè và trở nên tự ti, hung hăng thêm.- Việc la mắng, đánh đập càng làm phát triển sự hung hăng củatrẻ hiếu động; thay vào đó, nên cư xử dịu dàng với trẻ.- Không nên so sánh con với những trẻ khác cùng tuổi với ý chêtrách, thất vọng. Do đã rơi vào tình trạng đặc biệt nên những gìmà trẻ trông chờ là sự thương yêu của cha mẹ. Đối với những trẻnày, tình yêu của cha mẹ chính là sự sống còn.- Nên nhìn vào mắt con khi nói chuyện. Bắt trẻ nhìn vào mắt bạnkhi nó yêu cầu một điều gì. Thực hiện hành động rõ ràng ngaytrước mắt trẻ.- Giúp trẻ tập hình dung được hậu quả trước khi hành động.- Dùng những lời động viên, khen ngợi để trẻ tự làm một cáchhứng thú những công việc nhỏ có ích.- Luôn giám sát trẻ. ...