Hội chứng rối loạn tiêu hóa (Irritable Bowel Syndrome - IBS hoặc Spastic Colon)
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 118.96 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đây là một hội chứng gây ra bởi sự co thắt không đều của các cơ vòng trong hệ thống tiêu hóa (Spastic Colon), đưa đến đau bụng và thay đổi vấn đề đại tiện, chẳng hạn ngày bón ngày tiêu chảy. Đặc điểm của tình trạng này là, tất cả cơ quan trong hệ thống tiêu hóa đều “có vẻ” lành lặn, không bị viêm hoặc hư hỏng, “sứt mẻ” như trong trường hợp ung thư, nhiễm trùng, viêm đỏ v.v. Vì thế, đây không phải là một căn bệnh (not a disease) đưa đến tử vong mà...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hội chứng rối loạn tiêu hóa (Irritable Bowel Syndrome - IBS hoặc Spastic Colon) Hội chứng rối loạn tiêu hóa (Irritable Bowel Syndrome - IBS hoặc Spastic Colon) Đây là một hội chứng gây ra bởi sự co thắt không đều của các cơ vòng trong hệ thống tiêu hóa (Spastic Colon), đưa đến đau bụng và thay đổi vấn đề đại tiện, chẳng hạn ngày bón ngày tiêu chảy. Đặc điểm của tình trạng này là, tất cả cơ quan trong hệ thống tiêu hóa đều “có vẻ” lành lặn, không bị viêm hoặc hư hỏng, “sứt mẻ” như trong trường hợp ung thư, nhiễm trùng, viêm đỏ v.v. Vì thế, đây không phải là một căn bệnh (not a disease) đưa đến tử vong mà “chỉ” là một hội chứng (syndrome) tuy khó chịu, nhưng hoàn toàn không nguy hiểm đến tính mạng (Irritable Bowel Syndrome viết tắc là IBS). Ai có thể bị IBS? Đây là một hội chứng rất thông thường, mà gần như ai cũng có thể bị. Tuy nhiên, phụ nữ dễ bị hơn quý ông, và người da trắng dễ bị hơn người Á và Phi Châu. Theo một thống kê đăng tải vào cuối năm 1993, gần 20% công dân Hoa Kỳ mang những triệu chứng của IBS. Và như thế, trên nước Mỹ, người ta chi khoảng 8 triệu Mỹ kim hàng năm để định và trị “căn bệnh” khó chịu này. Vì IBS không gây ra bởi những hư hỏng thể xác của hệ thống tiêu hóa, người ta tin rằng một số bệnh nhân “yếu đuối” về mặt tinh thần dễ mắc bệnh này hơn. Người ta cũng nhận thấy những người bị hành hạ về thể xác cũng như những nạn nhân của xách nhiễu tình dục khi còn bè cũng dễ bị IBS hơn những người lớn lên trong một hoàn cảnh bình thường. Ngay cả những biến cố, tai họa xảy ra trong thời thơ ấu cũng có thể đưa đến chứng rối loạn tiêu hóa. Triệu chứng của IBS Hội chứng thường bắt đầu từ lứa tuổi dậy thì hoặc tuổi mới trưởng thành, kéo dài hơn 3 tháng và tái phát nhiều lần với những cơn đau bụng kèm theo sự thay đổi về vấn đề đại tiện. a) Thay đổi vấn đề đại tiện “Bệnh” phát triển chậm chạp nhưng mỗi ngày một trầm trọng hơn. với những thay đổi đại tiện rõ ràng hơn. Bệnh nhân không c òn đi cầu một cách đều hòa như xưa nữa. Thay vào đó họ bị hành hạ bởi những cơn đau bụng song song với những chu kỳ ngày-bón-ngày-tiêu-chảy. Tùy theo từng cá nhân, họ có thể có khuynh hướng bón nhiều hơn tiêu chảy hoặc ngược lại. Bệnh nhân IBS với khuynh hướng dễ bị bón có thể chỉ đi đại tiện một lần trong nhiều ngày đến nhiều tuần lễ, xen vào đó bởi những cơn tiêu chảy ngắn ngủi. Phân có thể được diễn tả như “cứng như gỗ” hoặc “nhỏ như cọng rau”, nên bệnh nhân phải uống thuốc sổ hoặc dùng thuốc bơm hậu môn một cách thường xuyên hơn. Những cơn đau bụng có thể mỗi ngày một nặng hơn, và bệnh nhân lúc nào cũng cảm thấy buồn cầu. Nhưng khi rặn thì không ra phân. Mặt khác, bệnh nhân IBS với khuynh hướng dễ bị tiêu chảy, thường đi đại tiện nhiều lần trong ngày, tuy nhiên mỗi lần chỉ một ít phân lỏng mà thôi. Ban đầu bệnh chỉ nhẹ nhàng nhưng lâu dần có thể biến thành những cơn đau bụng buồn cầu cực kỳ khó chịu và khẩn trương. Bệnh nhân như người bị “Tào Tháo đuổi”, hậu môn cứ đau quặn từng cơn, nhất là vào sáng sớm hoặc sau mỗi bữa ăn. Mỗi ngày họ có thể phải đi cầu từ 4 đến 5 lần. Phân đầu tiên còn thành khuông nhưng trở nên mềm, nhão rồi lỏng hơn sau mỗi lần đại tiện. Phân đôi lúc pha lẫn với hơi, nên có thể bị “bắn tung tóe” một cách rất khó chịu. Những cơn đau bụng có thể thuyên giảm đôi chút sau mỗi lần đại tiện, nhưng chẳng bao lâu bệnh lại tái phát với như cơn đau quặn từng hồi. Bệnh có thể nặng đến nỗi bệnh nhân không dám đi ra đường vì phải “ôm” cái nhà cầu “cho chắc ăn”. b) Đau bụng Những cơn đau bụng có thể thay đổi tùy theo cá nhân và được diễn tả như đau sơ sơ, nhè nhẹ, lâm râm, đau quặn từng cơn, nặng bụng, xình bụng, đau son sót, đau ran rát, đau như “dao cắt”, đau liên tục, đau nhè nhẹ suốt ngày với từng cơn co thắt thường xuyên. Bệnh nhân thường hay đau bụng dưới bên tay trái, nhưng họ cũng có thể bị đau ở nhiều chỗ khác nhau. Đau cùng một lúc, hoặc mỗi ngày đau một chỗ khác nhau. Họ cũng có thể bị đau toàn bụng chứ không nhất thiết đau ở một vị trí nào nhất định. Trong một vài trường hợp hiếm hoi, cơn đau có thể lang ra sau lưng. Một trong những đặc điểm đáng kể là trong một số bệnh nhân, những cơn đau ở bụng trên bên phải (right upper quadrant) xẩy ra thường xuyên hơn trong lúc họ đang đi đứng. Cơn đau giảm dần hoặc chuyển xuống bụng dưới khi họ đi nằm hoặc nằm “chổng mông”. Đây là trường hợp khi hơi bên trong ruột gìa di chuyển tùy theo tư thế của bệnh nhân. Khi đứng, chất gas “chạy” lên bụng trên bên trái. Khi nằm hơi sẽ đi xuống dưới hậu môn rồi ra ngoài. Hơi làm nở giãn thành ruột gìa gây ra đau đớn khó chịu. Vì thế, khi đi trung tiện (nôm na là đánh rắm) bệnh nhân có thể sẽ thoải mái hơn. Một số bệnh nhân có thể bị đau hậu môn, với những cơn co thắt cực kỳ khó chịu. Một điểm khác cực kỳ quan trọng là triệu chứng của IBS gần như không bao giờ đánh thức bệnh nhân trong khi họ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hội chứng rối loạn tiêu hóa (Irritable Bowel Syndrome - IBS hoặc Spastic Colon) Hội chứng rối loạn tiêu hóa (Irritable Bowel Syndrome - IBS hoặc Spastic Colon) Đây là một hội chứng gây ra bởi sự co thắt không đều của các cơ vòng trong hệ thống tiêu hóa (Spastic Colon), đưa đến đau bụng và thay đổi vấn đề đại tiện, chẳng hạn ngày bón ngày tiêu chảy. Đặc điểm của tình trạng này là, tất cả cơ quan trong hệ thống tiêu hóa đều “có vẻ” lành lặn, không bị viêm hoặc hư hỏng, “sứt mẻ” như trong trường hợp ung thư, nhiễm trùng, viêm đỏ v.v. Vì thế, đây không phải là một căn bệnh (not a disease) đưa đến tử vong mà “chỉ” là một hội chứng (syndrome) tuy khó chịu, nhưng hoàn toàn không nguy hiểm đến tính mạng (Irritable Bowel Syndrome viết tắc là IBS). Ai có thể bị IBS? Đây là một hội chứng rất thông thường, mà gần như ai cũng có thể bị. Tuy nhiên, phụ nữ dễ bị hơn quý ông, và người da trắng dễ bị hơn người Á và Phi Châu. Theo một thống kê đăng tải vào cuối năm 1993, gần 20% công dân Hoa Kỳ mang những triệu chứng của IBS. Và như thế, trên nước Mỹ, người ta chi khoảng 8 triệu Mỹ kim hàng năm để định và trị “căn bệnh” khó chịu này. Vì IBS không gây ra bởi những hư hỏng thể xác của hệ thống tiêu hóa, người ta tin rằng một số bệnh nhân “yếu đuối” về mặt tinh thần dễ mắc bệnh này hơn. Người ta cũng nhận thấy những người bị hành hạ về thể xác cũng như những nạn nhân của xách nhiễu tình dục khi còn bè cũng dễ bị IBS hơn những người lớn lên trong một hoàn cảnh bình thường. Ngay cả những biến cố, tai họa xảy ra trong thời thơ ấu cũng có thể đưa đến chứng rối loạn tiêu hóa. Triệu chứng của IBS Hội chứng thường bắt đầu từ lứa tuổi dậy thì hoặc tuổi mới trưởng thành, kéo dài hơn 3 tháng và tái phát nhiều lần với những cơn đau bụng kèm theo sự thay đổi về vấn đề đại tiện. a) Thay đổi vấn đề đại tiện “Bệnh” phát triển chậm chạp nhưng mỗi ngày một trầm trọng hơn. với những thay đổi đại tiện rõ ràng hơn. Bệnh nhân không c òn đi cầu một cách đều hòa như xưa nữa. Thay vào đó họ bị hành hạ bởi những cơn đau bụng song song với những chu kỳ ngày-bón-ngày-tiêu-chảy. Tùy theo từng cá nhân, họ có thể có khuynh hướng bón nhiều hơn tiêu chảy hoặc ngược lại. Bệnh nhân IBS với khuynh hướng dễ bị bón có thể chỉ đi đại tiện một lần trong nhiều ngày đến nhiều tuần lễ, xen vào đó bởi những cơn tiêu chảy ngắn ngủi. Phân có thể được diễn tả như “cứng như gỗ” hoặc “nhỏ như cọng rau”, nên bệnh nhân phải uống thuốc sổ hoặc dùng thuốc bơm hậu môn một cách thường xuyên hơn. Những cơn đau bụng có thể mỗi ngày một nặng hơn, và bệnh nhân lúc nào cũng cảm thấy buồn cầu. Nhưng khi rặn thì không ra phân. Mặt khác, bệnh nhân IBS với khuynh hướng dễ bị tiêu chảy, thường đi đại tiện nhiều lần trong ngày, tuy nhiên mỗi lần chỉ một ít phân lỏng mà thôi. Ban đầu bệnh chỉ nhẹ nhàng nhưng lâu dần có thể biến thành những cơn đau bụng buồn cầu cực kỳ khó chịu và khẩn trương. Bệnh nhân như người bị “Tào Tháo đuổi”, hậu môn cứ đau quặn từng cơn, nhất là vào sáng sớm hoặc sau mỗi bữa ăn. Mỗi ngày họ có thể phải đi cầu từ 4 đến 5 lần. Phân đầu tiên còn thành khuông nhưng trở nên mềm, nhão rồi lỏng hơn sau mỗi lần đại tiện. Phân đôi lúc pha lẫn với hơi, nên có thể bị “bắn tung tóe” một cách rất khó chịu. Những cơn đau bụng có thể thuyên giảm đôi chút sau mỗi lần đại tiện, nhưng chẳng bao lâu bệnh lại tái phát với như cơn đau quặn từng hồi. Bệnh có thể nặng đến nỗi bệnh nhân không dám đi ra đường vì phải “ôm” cái nhà cầu “cho chắc ăn”. b) Đau bụng Những cơn đau bụng có thể thay đổi tùy theo cá nhân và được diễn tả như đau sơ sơ, nhè nhẹ, lâm râm, đau quặn từng cơn, nặng bụng, xình bụng, đau son sót, đau ran rát, đau như “dao cắt”, đau liên tục, đau nhè nhẹ suốt ngày với từng cơn co thắt thường xuyên. Bệnh nhân thường hay đau bụng dưới bên tay trái, nhưng họ cũng có thể bị đau ở nhiều chỗ khác nhau. Đau cùng một lúc, hoặc mỗi ngày đau một chỗ khác nhau. Họ cũng có thể bị đau toàn bụng chứ không nhất thiết đau ở một vị trí nào nhất định. Trong một vài trường hợp hiếm hoi, cơn đau có thể lang ra sau lưng. Một trong những đặc điểm đáng kể là trong một số bệnh nhân, những cơn đau ở bụng trên bên phải (right upper quadrant) xẩy ra thường xuyên hơn trong lúc họ đang đi đứng. Cơn đau giảm dần hoặc chuyển xuống bụng dưới khi họ đi nằm hoặc nằm “chổng mông”. Đây là trường hợp khi hơi bên trong ruột gìa di chuyển tùy theo tư thế của bệnh nhân. Khi đứng, chất gas “chạy” lên bụng trên bên trái. Khi nằm hơi sẽ đi xuống dưới hậu môn rồi ra ngoài. Hơi làm nở giãn thành ruột gìa gây ra đau đớn khó chịu. Vì thế, khi đi trung tiện (nôm na là đánh rắm) bệnh nhân có thể sẽ thoải mái hơn. Một số bệnh nhân có thể bị đau hậu môn, với những cơn co thắt cực kỳ khó chịu. Một điểm khác cực kỳ quan trọng là triệu chứng của IBS gần như không bao giờ đánh thức bệnh nhân trong khi họ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tài liệu ngành y kiến thức y học lý thuyết y khoa bệnh thường gặp chuyên ngành y họcTài liệu liên quan:
-
Một số Bệnh Lý Thần Kinh Thường Gặp
7 trang 177 0 0 -
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 168 0 0 -
GIÁO TRÌNH phân loại THUỐC THỬ HỮU CƠ
290 trang 125 0 0 -
4 trang 111 0 0
-
Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học y học - PGS. TS Đỗ Hàm
92 trang 110 0 0 -
Đề tài: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÔI NGƯỜI
33 trang 95 0 0 -
SINH MẠCH TÁN (Nội ngoại thương biện hoặc luận)
2 trang 80 1 0 -
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 77 0 0 -
4 trang 68 0 0
-
2 trang 63 0 0