Danh mục

Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Số trang: 54      Loại file: pdf      Dung lượng: 629.33 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hội chứng ruột kích thích (HCRKT=Irritable Bowel Syndrome=IBS) là một rối loạn tiêu hoá chức năng đặc trưng bởi triệu chứng đau bụng và thay đổi thói quen đi tiêu mà không tìm thấy tổn thương thực thể nào. Osler đặt ra tên gọi “viêm đại tràng nhầy” vào năm 1892 khi ông viết về một rối loạn bao gồm đau bụng và tiêu phân nhày xảy ra với một tỷ lệ cao ở những bệnh nhân có bệnh tâm lý đi kèm. Kể từ đó, hội chứng này đã được gọi bằng nhiều thuật ngữ khác nhau như đại...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hội chứng ruột kích thích (IBS) Hội chứng ruột kích thích (IBS)   Hội Chứng Ruột Kích Thích (IBS) H1- Hệ tiêu hoá: Thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng, trực tràng, gan, túi mật, tuyến tuỵ Hội chứng ruột kích thích (HCRKT=Irritable Bowel Syndrome=IBS) là một rối loạn tiêu hoá chức năng đặc trưng bởi triệu chứng đau bụng và thay đổi thói quen đi tiêu mà không tìm thấy tổn thương thực thể nào. Osler đặt ra tên gọi “viêm đại tràng nhầy” vào năm 1892 khi ông viết về một rối loạn bao gồm đau bụng và tiêu phân nhày xảy ra với một tỷ lệ cao ở những bệnh nhân có bệnh tâm lý đi kèm. Kể từ đó, hội chứng này đã được gọi bằng nhiều thuật ngữ khác nhau như đại tràng co thắt, đại tràng kích thích, đại tràng thần kinh v.v… Theo truyền thống, hội chứng ruột kích thích l à một chẩn đoán loại trừ. Không có biểu hiện cụ thể nào về rối loạn nhu động hoặc rối loạn cấu trúc, do đó hội chứng ruột kích thích vẫn là một bệnh lý chủ yếu được xác định bằng lâm sàng. Manning và các cộng sự đưa ra 6 tiêu chí để phân biệt hội chứng ruột kích thích với các bệnh đường ruột có thương tổn thực thể. Mặc dù quan trọng về mặt lịch sử, các tiêu chí này thường không nhạy (58%), không đặc hiệu (74%), và ít đáng tin cậy, nhất là ở nam giới. Các tiêu chí Manning để phân biệt hội chứng ruột kích thích với các bệnh thực thể gồm: • Các cơn đau khởi phát có liên quan với việc đi tiêu thường xuyên hơn • Các cơn đau khởi phát có liên quan với đi tiêu lỏng nhiều hơn • Giảm đau sau khi đi tiêu • Bụng đầy hơi nhận thấy được • Cảm giác chủ quan đi tiêu không sạch ruột ở 25% trường hợp • Tiêu phân nhày >25% trường hợp Gần đây, đã có đồng thuận cập nhật các tiêu chuẩn Rome để cung cấp một tiêu chuẩn chẩn đoán HCRKT giúp cho việc nghi ên cứu và thực hành lâm sàng. Các tiêu chuẩn Rome III (2006) để chẩn đoán hội chứng ruột kích thích y êu cầu bệnh nhân phải có đau bụng thường xuyên hay khó chịu ít nhất 3 ngày/tháng trong 3 tháng trước đó và kết hợp với 2 hoặc nhiều hơn các điểm sau đây: • Bớt đau sau khi đi tiêu • Khởi phát liên quan đến thay đổi về số lần đi tiêu • Khởi phát liên quan đến thay đổi về hình thức và hình dạng của phân Các triệu chứng hỗ trợ chẩn đoán bao gồm: • Thay đổi về số lần đi tiêu • Thay đổi về hình thức của phân • Thay đổi về kiểu cách đi tiêu (mót đi tiêu và/hoặc mót rặn) • Tiêu phân nhày • Trướng bụng hoặc đầy hơi chủ quan Có thể thấy bốn mô hình hội chứng ruột kích thích, bao gồm IBS-D (tiêu chảy chiếm ưu thế), IBS-C (táo bón chiếm ưu thế), IBS-M (hỗn hợp tiêu chảy và táo bón), và IBS-A (xen kẽ giữa tiêu chảy và táo bón). Tính hữu ích của các phân nhóm này đang được tranh luận. Điều đáng chú ý là trong vòng 1 năm, có 75% bệnh nhân thay đổi về phân nhóm, và 29% chuyển đổi giữa IBS-C và IBS-D. I- Sinh bệnh học • Lý thuyết kinh điển về sinh bệnh học có thể được hình dung như một phức hợp gồm 3 yếu tố: thay đổi nhu động ruột, tăng cảm giác đau của nội tạng, và yếu tố bệnh tâm lý. Một cơ chế thống nhất vẫn chưa được chứng minh. A-Biến đổi nhu động ruột bao gồm các sai biệt trong nhu động của ruột non và đại tràng. • Hoạt động điện cơ của đại tràng bao gồm những sóng chậm nền tảng kết hợp với các sóng nhọn chồng lên. Rối loạn nhu động đại tràng trong HCRKT biểu hiện bởi các biến đổi trong tần số sóng chậm và một sóng nhọn cuối đỉnh, phản ứng sau khi ăn. Bệnh nhân thể tiêu chảy (IBS-D) có sự chênh lệch này ở mức độ cao hơn so với bệnh nhân thể táo bón (IBS-C). • Rối loạn nhu động ruột non biểu hiện bằng sự di chuyển thức ăn chậm h ơn ở những bệnh nhân IBS-C và di chuyển thức ăn nhanh hơn ở những bệnh nhân IBS- D. • Lý thuyết hiện tại tích hợp các thay đổi lan toả về nhu động và đưa ra giả thuyết về tính tăng đáp ứng tổng thể của hệ cơ trơn. Các chuyên gia mô tả thêm các triệu chứng của hệ tiết niệu, bao gồm tiểu lắt nhắt, tiểu són, tiểu đêm và tính tăng đáp ứng với thử nghiệm methacholine. B- Tăng nhạy cảm nội tạng là yếu tố thứ hai của phức hợp 3 yếu tố kinh điển đặc trưng cho hội chứng ruột kích thích. • Tăng cường cảm nhận về nhu động ruột bình thường và cảm giác đau nội tạng là đặc trưng của hội chứng ruột kích thích. Cơn đau ở mức độ nhẹ gặp nhiều hơn ở nhóm bệnh nhân HCRKT so với nhóm đối chứng sau khi bơm căng đại tràng sigmoid và ruột non. Đáng chú ý là cảm giác đau này rõ rệt hơn khi bơm căng ruột đột ngột so với bơm căng từ từ. • Bệnh nhân mô tả đau lan rộng hơn so với những khoanh da (dermatomes) tương ứng. • Tăng nhạy cảm của các chùm thần kinh cảm giác ở đường ruột hướng tâm kết nối tại các synáp thần kinh trong sừng lưng của tủy sống theo một cơ chế thống nhất. C- Khía cạnh thứ ba: Yếu tố tâm lý. • Mối liên quan sinh bệnh học giữa rối loạn tâm thần và hội chứng ruột kích thích chưa được xác định rõ ràng. • Những bệnh nhân có rối loạn tâm lý thường bị HCRKT thường xuyên và ở mức độ nặng hơn so với nhóm dân số đối chứng. • Bệnh nhân HCRKT thường có tỷ ...

Tài liệu được xem nhiều: